Vì sao não người biến thành thủy tinh sau thảm kịch núi lửa phun trào

Vì sao não người biến thành thủy tinh sau thảm kịch núi lửa phun trào

Cách đây gần 2.000 năm, vụ phun trào núi lửa Vesuvius đã "xóa sổ" 2 thị trấn La Mã Pompeii và Herculaneum. Theo đó, hơn 2.000 người thiệt mạng ngay lập tức. Não của nhiều nạn nhân biến thành thủy tinh sau thảm kịch này.

Vào năm 79 sau Công nguyên,  núi lửa Vesuvius phun trào dữ dội khiến hai thị trấn La Mã là Pompeii và Herculaneum bị "xóa sổ" hoàn toàn. Hơn 2.000 người thiệt mạng ngay lập tức. Những nạn nhân này bị chôn vùi trong lớp dung nham, tro bụi đất đá núi lửa khổng lồ.
Vào năm 79 sau Công nguyên, núi lửa Vesuvius phun trào dữ dội khiến hai thị trấn La Mã là Pompeii và Herculaneum bị "xóa sổ" hoàn toàn. Hơn 2.000 người thiệt mạng ngay lập tức. Những nạn nhân này bị chôn vùi trong lớp dung nham, tro bụi đất đá núi lửa khổng lồ.
Trong những thập kỷ gần đây, các chuyên gia đã khai quật được nhiều hài cốt của các nạn nhân tử vong trong vụ phun trào núi lửa Vesuvius gần 2.000 năm trước. Nhờ vậy, họ phát hiện não người biến thành thủy tinh sau khi xảy ra thảm kịch thiên nhiên kinh hoàng trên.
Trong những thập kỷ gần đây, các chuyên gia đã khai quật được nhiều hài cốt của các nạn nhân tử vong trong vụ phun trào núi lửa Vesuvius gần 2.000 năm trước. Nhờ vậy, họ phát hiện não người biến thành thủy tinh sau khi xảy ra thảm kịch thiên nhiên kinh hoàng trên.
Cụ thể, nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra dòng khí gas nóng tỏa ra khi núi lửa Vesuvius phun trào lên tới hơn 550 độ C. Nhiệt độ cao này đã gây ra cái chết ngay tức thì cho những cư dân sống ở gần núi lửa Vesuvius nhất.
Cụ thể, nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra dòng khí gas nóng tỏa ra khi núi lửa Vesuvius phun trào lên tới hơn 550 độ C. Nhiệt độ cao này đã gây ra cái chết ngay tức thì cho những cư dân sống ở gần núi lửa Vesuvius nhất.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích gỗ carbon hóa từ nhiều địa điểm ở Herculaneum - nơi nằm gần núi lửa Vesuvius hơn Pompeii, để dựng lại sự kiện biến động nhiệt diễn ra sau vụ phun trào năm 79 sau Công nguyên.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích gỗ carbon hóa từ nhiều địa điểm ở Herculaneum - nơi nằm gần núi lửa Vesuvius hơn Pompeii, để dựng lại sự kiện biến động nhiệt diễn ra sau vụ phun trào năm 79 sau Công nguyên.
Dựa trên dấu vết hóa thành than của mẫu vật, các chuyên gia có thể suy đoán ban đầu thị trấn Herculaneum bị bao trùm bởi luồng khí nóng gọi là dòng mật độ mạt vụn núi lửa loãng (PDC).
Dựa trên dấu vết hóa thành than của mẫu vật, các chuyên gia có thể suy đoán ban đầu thị trấn Herculaneum bị bao trùm bởi luồng khí nóng gọi là dòng mật độ mạt vụn núi lửa loãng (PDC).
Các nhà nghiên cứu lý giải PDC đầu tiên tràn qua Herculaneum với nhiệt độ hơn 550 độ C. Thông tin này có được sau khi họ kiểm tra mẫu vật thu thập trên đường phố chính Collegium Augustalium và Decumanus Maximus. Theo sau sự kiện ban đầu là dòng mạt vụn chôn vùi thị trấn dưới lớp tàn tro núi lửa dày 20m, có nhiệt độ thấp hơn.
Các nhà nghiên cứu lý giải PDC đầu tiên tràn qua Herculaneum với nhiệt độ hơn 550 độ C. Thông tin này có được sau khi họ kiểm tra mẫu vật thu thập trên đường phố chính Collegium Augustalium và Decumanus Maximus. Theo sau sự kiện ban đầu là dòng mạt vụn chôn vùi thị trấn dưới lớp tàn tro núi lửa dày 20m, có nhiệt độ thấp hơn.
Đặc biệt, các chuyên gia phát hiện một số bộ não nguyên vẹn bị thủy tinh hóa của cư dân ở Collegium Augustalium cung cấp bằng chứng quan trọng.
Đặc biệt, các chuyên gia phát hiện một số bộ não nguyên vẹn bị thủy tinh hóa của cư dân ở Collegium Augustalium cung cấp bằng chứng quan trọng.
Nhóm nghiên cứu phát hiện bộ não của con người chỉ có thể biến thành thủy tinh nếu sự kiện nhiệt ngắn ngủi đến mức mô mềm của họ không bốc hơi hoàn toàn. Việc bảo quản tiểu não tùy thuộc vào những dòng mạt vụn sau đó có đủ mát để tàn tro tích tụ hay không.
Nhóm nghiên cứu phát hiện bộ não của con người chỉ có thể biến thành thủy tinh nếu sự kiện nhiệt ngắn ngủi đến mức mô mềm của họ không bốc hơi hoàn toàn. Việc bảo quản tiểu não tùy thuộc vào những dòng mạt vụn sau đó có đủ mát để tàn tro tích tụ hay không.
Thêm nữa, các chuyên gia kiểm tra thi hài nạn nhân ở Pompeii và Herculaneum có sự khác biệt lớn. Trong đó, nhiều người dân ở Pompeii tử vong trong tư thế co gập, được gọi là pugilistic attitude.
Thêm nữa, các chuyên gia kiểm tra thi hài nạn nhân ở Pompeii và Herculaneum có sự khác biệt lớn. Trong đó, nhiều người dân ở Pompeii tử vong trong tư thế co gập, được gọi là pugilistic attitude.
Trong khi đó, cư nhân tại Herculaneum không qua đời trong tư thế như vậy do mô mềm của họ đã bị phá hủy bởi nhiệt lượng cực cao.
Trong khi đó, cư nhân tại Herculaneum không qua đời trong tư thế như vậy do mô mềm của họ đã bị phá hủy bởi nhiệt lượng cực cao.
Mời độc giả xem video: Núi lửa phun trào dữ dội tại Iceland. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT