Vì sao Mỹ rút quân khỏi Sinai giữa cuộc chiến chống IS?

(Kiến Thức) - Mới đây, Mỹ đã rút quân ra khỏi Bán đảo Sinai để trả đũa việc Ai Cập chuyển giao chủ quyền hai đảo Tiran và Sanafir cho Ả-rập Xê-út.

Các nguồn tin quân sự và tình báo của debkafile cho biết động thái rút quân khỏi Bán đảo Sinai diễn ra sau khi Washington phản đối Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi gạt Mỹ khỏi các cuộc tham vấn và phối hợp quân sự giữa Ai Cập, Ả-rập Xê-út và Israel liên quan đến các đảo nói trên.
Vi sao My rut quan khoi Sinai giua cuoc chien chong IS?
Mỹ đã rút khoảng 100 binh sĩ khỏi Bán đảo Sinai sau khi bị phiến quân tấn công ở căn cứ El Gorah bên cạnh thị trấn Sheikh Zuweid. Ảnh military.com 
Thông điệp của Mỹ khá rõ ràng. Do Riyadh, Cairo và Jerusalem không báo cáo cho Washington các hoạt động quân sự ở Bán đảo Sinai, Vịnh Aqaba và Biển Đỏ, Mỹ cảm thấy thấy không cần phải thông báo cho các nước nói trên về hoạt động quân sự ở bán đảo này.
Thông điệp rút quân khỏi Bán đảo Sinai được Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên Mỹ, Đại tướng Joseph F. Dunford, thông báo cho Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi trong một cuộc gặp ngày 23/4 tại thủ đô Cairo.
Các nguồn tin quân sự debkafile ngày 26/4 báo cáo rằng vài ngày trước đó, quân đội Mỹ đã bí mật rút khoảng 100 binh sĩ khỏi Lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia ở phía bắc Bán đảo Sinai. Các quan chức hữu quan ở Riyadh, Cairo và Jerusalem cho rằng đó là một biện pháp trả đũa.
Các lực lượng Mỹ đã rút khỏi căn cứ El Gorah bên cạnh thị trấn Sheikh Zuweid. Đại tướng Dunford nói với Tổng thống al-Sisi rằng chính quyền Obama không sẵn sàng duy trì lực lượng ở phía bắc Bán đảo Sinai sau vụ phiến quân IS pháo kích vào căn cứ này. Đây là cuộc tấn công đầu tiên của phiến quân IS vào quân đội Mỹ ở Bán đảo Sinai và là vụ thứ hai chống lực lượng Mỹ ở Trung Đông.
Vào ngày 19/3, phiến quân IS đã pháo kích Căn cứ hỏa lực Bell, một căn cứ của lính thủy đánh bộ Mỹ ở Makhmur, miền bắc Iraq, cách thành phố Mosul 77 km về phía đông nam. Một lính thủy đánh bộ Mỹ đã thiệt mạng trong vụ pháo kích này.
Không phải ngẫu nhiên mà ngay trước khi đến Cairo, Tướng Dunford đã có chuyến thăm kéo dài chưa đầy 90 phút đến để các căn cứ tiền phương căn cứ El Gorah để trao “|Huy chương màu tím” cho bốn lính thủy đánh bộ dũng cảm đối phó với cuộc pháo kích của phiến quân IS.
Nhưng trong khi Washington quyết tâm duy trì Căn cứ hỏa lực Bell, nơi quân đội Mỹ đã triển khai các bệ phóng đa nòng HIMARS có thể bắn tên lửa dẫn đường GPS đến thành phố Mosul, Lầu Năm Góc đã ngay lập tức rút binh sĩ Mỹ khỏi căn cứ tiền tiêu El Gorah sau cuộc tấn công đầu tiên của phiến quân IS.
Vi sao My rut quan khoi Sinai giua cuoc chien chong IS?-Hinh-2
Ai Cập, Ả-rập Xê-út, Jordan và Israel quyết định thành lập một cơ chế bảo vệ khu vực bao gồm kênh đào Suez, Vịnh Suez, Vịnh Aqaba và Biển Đỏ. Minh họa debkafile 
Đồng thời, phương tiện truyền thông Mỹ đã phát động một cuộc tấn công chưa từng có nhắm vào Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi về việc chuyển giao hai đảo Tiran và Sanafir cho Ả-rập Xê-út. Báo chí Mỹ viết: "Quyết định chuyển giao hai hòn đảo cho Ả-rập Xê-út có thể là chiếc đinh cuối cùng đóng lên quan tài của al-Sissi”. Truyền thông Mỹ cũng mô tả Ai Cập đang trên bờ vực của một cuộc cách mạng chống lại Tổng thống al-Sissi.
Nguồn tin quân sự và tình báo của debkafile báo cáo rằng một trong những lý do giải thích cơn thịnh nộ của Washington là việc Ai Cập, Ả-rập Xê-út, Jordan và Israel quyết định thành lập một cơ chế bảo vệ khu vực bao gồm kênh đào Suez, Vịnh Suez, Vịnh Aqaba và Biển Đỏ.
Chính quyền Obama đã bỏ qua thực tế là Mỹ đã rút quân của lực lượng hải quân và không quân khỏi những khu vực này trong ba năm qua. Điều này đã cho phép Hạm đội Iran bắt đầu hoạt động ở những vùng biển này.

Tổng thống Obama “bó tay” trước khủng hoảng Ai Cập?

(Kiến Thức) - Hủy bỏ tập trận quân sự với Ai Cập nhưng không cắt đứt viện trợ dành cho nước này, Mỹ tỏ ra rất thận trọng trước tình trạng bạo lực  ở Cairo.

Tổng thống Obama đang hứng nhiều búa rìu dư luận liên quan đến phản ứng của Mỹ về tình hình bạo lực ngày càng nghiêm trọng ở Ai Cập.
 Tổng thống Obama đang hứng nhiều búa rìu dư luận liên quan đến phản ứng của Mỹ về tình hình bạo lực ngày càng nghiêm trọng ở Ai Cập.
Với việc hủy bỏ tập trận chung với Ai Cập, ông chủ Nhà Trắng Barack Obama đã bày tỏ thái độ trước cuộc đàn áp bạo lực của quân đội Ai Cập đối với những người biểu tình ủng hộ cựu Tổng thống vừa bị lật đổ Mursi.

Ai là thủ phạm vụ máy bay Nga rơi ở Ai Cập?

(Kiến Thức) - Nhiều giả thuyết về thủ phạm vụ máy bay Nga rơi ở Ai Cập, làm toàn bộ 224 người trên khoang mất mạng giữa lúc nhà chức trách đang bắt tay điều tra.

Trong bối cảnh nhiều nguồn tin không chính thức nghi ngờ rằng máy bay Nga rơi ở Ai Cập bị đánh bom, nhiều chuyên gia lại nhớ tới vụ tai nạn máy bay TWA mang số hiệu chuyến bay là 800. Máy bay này phát nổ không lâu sau khi rời khỏi thành phố New York năm 1996. Vụ tai nạn đã làm dấy lên nhiều giả định rằng, có bàn tay của khủng bố trong vụ này. Tuy nhiên, một cuộc điều tra kéo dài kết luận rằng, nguyên nhân vụ nổ máy bay trên là do chập mạch điện qua đó làm lan tới một bình đựng nhiên liệu.
Tuy nhiên, nếu đúng máy bay Nga bị khủng bố đánh bom thật thì sẽ có nhiều giả thuyết tiềm năng quanh việc này.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.