Vì sao Mỹ dùng nhiều tàu tuần tra trong chiến tranh Việt Nam?

Vì sao Mỹ dùng nhiều tàu tuần tra trong chiến tranh Việt Nam?

(Kiến Thức) - Có tốc độ cao, hỏa lực mạnh và vỏ thép có thể chịu được hỏa lực bộ binh thông thường từ phía quân giải phóng, nên các loại tàu tuần tra vũ trang được Mỹ sử dụng rất nhiều ở chiến trường Việt Nam, đặc biệt là các vùng sông ngòi chằng chịt.

Loại tàu cao tốc vũ trang "tận răng" được Mỹ sử dụng rất nhiều trong  chiến tranh Việt Nam nhưng sau đó đã bị loại khỏi biên chế Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Youtube.
Loại tàu cao tốc vũ trang "tận răng" được Mỹ sử dụng rất nhiều trong chiến tranh Việt Nam nhưng sau đó đã bị loại khỏi biên chế Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Youtube.
Có tên gọi trên giấy tờ là "Patrol Boat" hay "Tàu tuần tra", loại tàu này từng được Quân đội Mỹ sử dụng rất nhiều trên khu vực đồng bằng Sông Cửu Long với hệ thống giao thông đường thủy chằng chịt sông ngòi. Nguồn ảnh: Pinterest.
Có tên gọi trên giấy tờ là "Patrol Boat" hay "Tàu tuần tra", loại tàu này từng được Quân đội Mỹ sử dụng rất nhiều trên khu vực đồng bằng Sông Cửu Long với hệ thống giao thông đường thủy chằng chịt sông ngòi. Nguồn ảnh: Pinterest.
Có tốc độ cao, hỏa lực mạnh và vỏ thép có thể chịu được hỏa lực bộ binh thông thường từ phía quân giải phóng. Ngoài ra, trên các tàu tuần tra này cũng được gắn đầy đủ điện đàm để có thể gọi tiếp viện đường không ngay khi cần. Nguồn ảnh: Tales.
Có tốc độ cao, hỏa lực mạnh và vỏ thép có thể chịu được hỏa lực bộ binh thông thường từ phía quân giải phóng. Ngoài ra, trên các tàu tuần tra này cũng được gắn đầy đủ điện đàm để có thể gọi tiếp viện đường không ngay khi cần. Nguồn ảnh: Tales.
Tốc độ trung bình của các loại tàu tuần tra Mỹ sử dụng trên chiến trường Việt Nam có thể lên tới 50-60km/h phụ thuộc vào thời tiết và dòng chảy, với mỗi tốp tàu cao tốc từ 3 chiếc đi chung với nhau sẽ cung cấp hỏa lực rất mạnh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tốc độ trung bình của các loại tàu tuần tra Mỹ sử dụng trên chiến trường Việt Nam có thể lên tới 50-60km/h phụ thuộc vào thời tiết và dòng chảy, với mỗi tốp tàu cao tốc từ 3 chiếc đi chung với nhau sẽ cung cấp hỏa lực rất mạnh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hỏa lực chủ yếu của các tàu cao tốc Mỹ thường là các súng máy cỡ nòng 12,7 ly hoặc từ súng phun lửa. Do có không gian lớn giúp đặt máy bơm tăng áp nên các khẩu súng phun lửa trên xuồng tuần tra có tầm bắn rất xa, có thể lên tới cả trăm mét nếu bắn thuận chiều gió. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hỏa lực chủ yếu của các tàu cao tốc Mỹ thường là các súng máy cỡ nòng 12,7 ly hoặc từ súng phun lửa. Do có không gian lớn giúp đặt máy bơm tăng áp nên các khẩu súng phun lửa trên xuồng tuần tra có tầm bắn rất xa, có thể lên tới cả trăm mét nếu bắn thuận chiều gió. Nguồn ảnh: Pinterest.
Súng phun lửa là một vũ khí rất được lính Mỹ ưa chuộng khi nó có thể phát quang cây cỏ hai bên bờ sông, tránh việc du kích của ta ẩn nấp phục kích các tàu tuần tra của Mỹ. Nguồn ảnh: Mthol.
Súng phun lửa là một vũ khí rất được lính Mỹ ưa chuộng khi nó có thể phát quang cây cỏ hai bên bờ sông, tránh việc du kích của ta ẩn nấp phục kích các tàu tuần tra của Mỹ. Nguồn ảnh: Mthol.
Bộ đội ta ở Đồng bằng sông Cửu Long với hỏa lực yếu, chủ yếu chỉ toàn vũ khí cá nhân hạng nhẹ thường tránh đối đầu trực diện với các loại phương tiện này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Bộ đội ta ở Đồng bằng sông Cửu Long với hỏa lực yếu, chủ yếu chỉ toàn vũ khí cá nhân hạng nhẹ thường tránh đối đầu trực diện với các loại phương tiện này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Một khẩu súng máy 12,7mm trên tàu tuần tra cao tốc của Mỹ. Thông thường các buổi đi tuần tra trên sông của Mỹ không đạt được nhiều kết quả vì lực lượng du kích của ta cũng không bao giờ xuất hiện ở khu vực này do quá thoáng đãng, ít cây cối, dễ bị máy bay địch tấn công. Nguồn ảnh: Pinterest.
Một khẩu súng máy 12,7mm trên tàu tuần tra cao tốc của Mỹ. Thông thường các buổi đi tuần tra trên sông của Mỹ không đạt được nhiều kết quả vì lực lượng du kích của ta cũng không bao giờ xuất hiện ở khu vực này do quá thoáng đãng, ít cây cối, dễ bị máy bay địch tấn công. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nhiệm vụ chủ yếu của những chiếc xuồng tuần tra cao tốc này thường là phát quang hai bên bờ sông, kiểm soát giao thông đường thủy và truy tìm các tàu, thuyền mang vũ khí của ta được ngụy trang thành phương tiện giao thông thông thường. Nguồn ảnh: Olive.
Nhiệm vụ chủ yếu của những chiếc xuồng tuần tra cao tốc này thường là phát quang hai bên bờ sông, kiểm soát giao thông đường thủy và truy tìm các tàu, thuyền mang vũ khí của ta được ngụy trang thành phương tiện giao thông thông thường. Nguồn ảnh: Olive.
Các loại phương tiện này đều thuộc quyền kiểm soát của Hải quân Mỹ và có sự hiệp đồng chặt chẽ với phía Không quân, thủy quân lục chiến và bộ binh Mỹ cũng như các lực lượng VNCH. Nguồn ảnh: Getty.
Các loại phương tiện này đều thuộc quyền kiểm soát của Hải quân Mỹ và có sự hiệp đồng chặt chẽ với phía Không quân, thủy quân lục chiến và bộ binh Mỹ cũng như các lực lượng VNCH. Nguồn ảnh: Getty.
Tới nay, các loại xuồng tuần tra cao tốc trong biên chế Hải quân Mỹ đã được thay thế bằng các loại ca-nô hạng nhẹ với tốc độ cao hơn nhiều lần và thường được sử dụng cho các lực lượng đặc biệt. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tới nay, các loại xuồng tuần tra cao tốc trong biên chế Hải quân Mỹ đã được thay thế bằng các loại ca-nô hạng nhẹ với tốc độ cao hơn nhiều lần và thường được sử dụng cho các lực lượng đặc biệt. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong khi đó, các xuồng tuần tra cao tốc chịu trách nhiệm tuần tra đường thủy thường được thấy sử dụng bởi lực lượng Vệ binh quốc gia Mỹ nhiều hơn. Nguồn ảnh: Special.
Trong khi đó, các xuồng tuần tra cao tốc chịu trách nhiệm tuần tra đường thủy thường được thấy sử dụng bởi lực lượng Vệ binh quốc gia Mỹ nhiều hơn. Nguồn ảnh: Special.
Video Chiến công huyền thoại của Đặc công Việt Nam - Nguồn: QPVN

GALLERY MỚI NHẤT