Vì sao máy bay chiến đấu Syria dễ bị phiến quân bắn rơi?

Ngày 5/4, một máy bay tiêm kích của không quân Syria đã bị bắn rơi khi đang tiến hành ném bom các mục tiêu mặt đất của IS.

Vì sao máy bay chiến đấu Syria dễ bị phiến quân bắn rơi?
Cường kích Su-22 Syria bị “Mặt trận al-Nusra” bắn hạ
Ngày 5/4, một video máy bay tiêm kích của không quân Syria bị bắn rơi đã rơi xuất hiện trên YouTube. Lời dẫn cho biết, các tay súng khủng bố đã bắn rơi một chiếc máy bay cường kích Su-22 của không quân Syria ở khu vực phía nam tỉnh Aleppo.
Một nguồn tin từ quân đội Syria xác nhận một máy bay chiến đấu của không quân nước này đã bị bắn rơi khi nó vừa hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu ở tỉnh Aleppo. Chiếc máy bay này thuộc phi đội máy bay chiến đấu đang được triển khai ở căn cứ không quân Shaayrat.
Bình luận về vấn đề này, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Nga - Thiếu tướng Igor Konashenkov lưu ý rằng, máy bay của Lực lượng Hàng không - Vũ trụ Nga không tiến hành các chuyến bay trong khu vực nội thành và vùng ngoại ô thành phố Aleppo.
Vi sao may bay chien dau Syria de bi phien quan ban roi?
Máy bay chiến đấu MiG-23 của không quân Syria. 
Theo quân đội Syria, chiếc chiến đấu cơ bị bắn rơi ở khu vực Aleppo là một chiếc Su-22, bị một hệ thống phòng không vác vai bắn hạ, khi nó đang tiến hành nhiệm vụ trinh sát. Viên phi công nhảy dù ra khỏi máy bay nhưng đã bị phiến quân bắt giữ và đưa về căn cứ của chúng.
Trong ngày, các tay súng của tổ chức “Mặt trận al-Nusra” (Al-Nusra Front hay còn được gọi là Jabhat al-Nusra) - một chi nhánh của tổ chức khủng bố Al-Qaeda ở Syria đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ bắn hạ máy bay Syria.
Sau khi xuất hiện video máy bay bị bắn rơi, một đoạn video khác tiếp tục được đăng tải trên các mạng xã hội cho thấy, phi công của chiếc cường kích Su-22 Syria đã bị phiến quân bắt giữ và đưa về một trong các căn cứ của chúng.
Theo Cơ quan giám sát nhân quyền Syria (SOHR - một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở London-Anh), chiếc máy bay đã bốc cháy trước khi rơi xuống khu vực Talat al-Iss thuộc Aleppo, nơi đang diễn ra cuộc giao tranh dữ dội giữa quân đội Syria với phiến quân al-Nusra.
Đây là thiệt hại máy bay thứ 2 trong khoảng thời gian chưa đầy 1 tháng của không quân Syria. Hôm 13-3, một biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi (UmiG) thuộc dòng MiG-21 của không quân nước này đã bị phiến quân bắn rơi ở khu vực gần căn cứ không quân ở tỉnh Hama.
Từ tháng 3, Chính phủ Syria đã nhất trí ngừng bắn với các nhóm vũ trang đối lập để tạo điều kiện cho các cuộc hòa đàm ở Geneva. Tuy nhiên, các tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” hay “Mặt trận Al Nusra” không được xếp vào danh sách lực lượng “đối lập ôn hòa”.
2 nhóm này đã bị Nga, Mỹ và Liên Hợp Quốc thống nhất liệt vào danh sách khủng bố, do đó không thuộc phạm vi chế ước của thỏa thuận ngừng bắn Geneva nên Quân đội Syria, với sự hỗ trợ của không quân Nga vẫn tiếp tục tấn công vào các mục tiêu của chúng.
Việc các máy bay chiến đấu của quân đội Syria thường xuyên bị bắn rơi, trong khi các máy bay của Nga thì ngoài sự cố bất khả kháng với chiếc Su-24, lại không hề suy suyển. Vậy nguyên nhân xuất phát từ đâu?
Máy bay chiến đấu Syria: Quá già nên dễ bị bắn rơi
Các chiến đấu cơ hiện đại của Nga như Su-30SM, Su-35, Su-35 có trần bay rất cao, ngoài tầm với của các hệ thống tên lửa đất đối không cá nhân hay pháo phòng không, lại được trang bị các hệ thống bảo vệ và vũ khí tấn công chính xác, còn máy bay của Syria thì lại không được như vậy.
Sau nhiều năm chiến tranh, nền công nghiệp quân sự Syria gần như đã kiệt quệ. Một trong những khó khăn đối với lực lượng không quân Syria hiện nay là thật sự thiếu bom đạn. Ngành công nghiệp quốc phòng nước này đã phải tìm cách tự chế bom đạn nội địa, dù chất lượng không cao lắm.
Ngoài một số máy bay tiêm kích khá hiện đại thế hệ MiG-29, hiện không quân Syria vẫn còn phải sử dụng khá nhiều chiến đấu cơ thế hệ cũ thuộc dòng MiG hay dòng Su, sản xuất từ những thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, dưới thời Liên Xô cũ như MiG-21, MiG-23, Su-22...
Máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-21 không được thiết kế để tấn công mặt đất mà chủ yếu là không chiến, nhưng do thiếu máy bay nên phi công Syria đang sử dụng MiG-21 như máy bay ném bom, thực hiện những vụ oanh kích tiêu diệt các mục tiêu IS trong thời gian qua.
Một phi công kỳ cựu của Syria, có hơn 2.500 giờ bay, hơn 100 ngày ngồi trong buồng lái cho biết, hiện trung bình một ngày Không quân nước này xuất kích binh quân 3 lần bằng các loại máy bay cũ kỹ này để đánh phá các mục tiêu IS.
Việc không quân Syria sử dụng các máy bay "già" để thực hiện nhiệm vụ ném bom, hỗ trợ cho lực lượng mặt đất tấn công các mục tiêu khủng bố và phiến quân, khiến chúng rất dễ bị bắn hạ, kể cả bằng các hệ thống phòng không không mấy hiện đại.
Việc máy bay chiến đấu của không quân Syria dễ bị bắn rơi xuất phát từ 4 nguyên nhân sau:
Nguyên nhân thứ nhất là do các máy bay của không quân Syria có trần bay thấp nên bất cứ hệ thống phòng không thô sơ nào như pháo phòng không hay tên lửa phòng không vác vai cũng có thể bắn tới.
Nguyên nhân thứ 2 là do không thiên về chức năng tấn công mặt đất, không có vũ khí tấn công có điều khiển nên máy bay Syria thường phải bổ nhào ở độ cao rất thấp để cắt bom, giúp tăng độ chính xác, do đó cũng làm tăng xác suất bị bắn rơi.
Nguyên nhân thứ 3 là do kiêm nhiệm chức năng tấn công mặt đất, mang theo lượng bom đạn lớn nên những chiếc máy bay này cũng mất đi tốc độ và sự linh hoạt của các tiêm kích đánh chặn như MiG-21, MiG-23.
Nguyên nhân thứ 4 là do sản xuất theo công nghệ lạc hậu nên các máy bay già lão của Syria không thể lắp đặt được các hệ thống tác chiến điện tử mạnh của Nga như Khibiny, nên nó không thể đối phó với các loại tên lửa phòng không vác vai của phiến quân.
Mời quý độc giả xem video:

Chiến dịch ĐBP trên không: B-52 rơi tại chỗ đặc biệt nhất

(Kiến Thức) - Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, trong số 16 B-52 bị bắn rơi tại chỗ, có 2 chiếc rơi tại Hà Nội được coi là đặc biệt nhất.

Chiến dịch ĐBP trên không: B-52 rơi tại chỗ đặc biệt nhất

Khoảnh khắc ấn tượng của “sát thủ chống tăng” AH-64 Mỹ

(Kiến Thức) -Trực thăng tấn công AH-64 Apache được mệnh danh là sát thủ chống tăng số 1 thế giới tạo nên danh tiếng và sức mạnh cho lực lượng viễn chinh Mỹ.

Khoảnh khắc ấn tượng của “sát thủ chống tăng” AH-64 Mỹ
Khoanh khac an tuong cua
 Trực thăng tấn công AH-64 Apache trong một sứ mệnh săn lùng các tay súng mang súng phóng lựu chống tăng RPG hay súng cối tại Baghdad, Iraq năm 2007.

Nhận diện máy bay đặc biệt nguy hiểm của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Không quân Trung Quốc tự tạo cho mình hàng loạt mẫu máy bay tác chiến đặc biệt chủ yếu làm nhiệm vụ trinh sát, do thám điện tử.

Nhận diện máy bay đặc biệt nguy hiểm của Trung Quốc
Nhan dien may bay dac biet nguy hiem cua Trung Quoc
 Gần đây, cư dân mạng đã chụp được cận cảnh một loại máy tình báo điện tử ở đầu máy bay trinh sát. Chiếc máy bay này vì ở hai bên mũi có thiết bị điện tử cực to nên cư dân mạng gọi là máy bay “gò má lớn”.
Nhan dien may bay dac biet nguy hiem cua Trung Quoc-Hinh-2
 Được biết đây là một máy bay trinh sát điện tử do Trung Quốc tự phát triển cho lực lượng không quân. Mới đây nó xuất hiện và đã bị các cư dân mạng chộp được ảnh tung lên mạng.
Nhan dien may bay dac biet nguy hiem cua Trung Quoc-Hinh-3
Không quân Trung Quốc đã lấy các máy bay vận tải Y-8, Y-9 làm nền tảng rồi cải tạo hệ thống điện tử để dùng cho các nhiệm vụ: trinh sát điện tử, tuần tra trên biển, chống ngầm, chỉ huy trên không, cảnh báo sớm... Các máy bay này được gọi là máy bay công nghệ cao, trước mắt đã có hơn 10 chiếc, đã trang bị cho Không quân và Hải quân Trung Quốc.
Nhan dien may bay dac biet nguy hiem cua Trung Quoc-Hinh-4
Dự án công nghệ cao số 1 là phát triển cho không quân Trung Quốc một máy bay hỗ trợ trinh sát điện tử, chủ yếu được tăng cường hệ thống trinh sát điện tử và radar hình ảnh, có thể chụp ảnh chính xác chiến trường để cung cấp và chỉ thị mục tiêu cho máy bay ném bom. 
Nhan dien may bay dac biet nguy hiem cua Trung Quoc-Hinh-5
Dự án công nghệ cao thứ hai là phát triển máy bay trinh sát điện tử cho Hải quân Trung Quốc. Thân máy bay được tăng cường số lượng ăng ten, dưới mũi máy bay bố trí thêm một hộp lớn có thể là chứa ăng ten chuyên dụng. Phía trước đuôi đứng có thêm một ăng ten liên lạc vệ tinh để máy bay có thể gửi trực tiếp thông tin qua vệ tinh cho Sở chỉ huy ở phía sau. 
Nhan dien may bay dac biet nguy hiem cua Trung Quoc-Hinh-6
 Dự án công nghệ cao số 3 là phát triển máy bay chỉ huy trên không cho không quân. Loại này giống chiếc EC-130 của Mỹ. Nó trang bị hệ thống chỉ huy và kiểm soát chiến trường, chủ yếu dùng liên lạc kiểm soát trên không hoặc liên lạc giữa trên không với mặt đất. Trong chiến đấu dùng để chỉ huy và phối hợp các đơn vị ở chiến trường.
Nhan dien may bay dac biet nguy hiem cua Trung Quoc-Hinh-7
 Dự án số 4 là phát triển máy bay trinh sát tình báo điện tử cho không quân. Máy bay này là có đặc điểm khác biệt là hai bên thân nó được tăng thêm các ăng ten rất to giúp nó có thể thu được những tín hiệu điện tử tương đối yếu. Đây là một máy bay trinh sát tình báo điện tử có năng lực khá mạnh mẽ.
Nhan dien may bay dac biet nguy hiem cua Trung Quoc-Hinh-8
 Dự án số 5 là phát triển máy bay cảnh báo sớm trên không cho không quân Trung Quốc mang tên Không Cảnh 200.
Nhan dien may bay dac biet nguy hiem cua Trung Quoc-Hinh-9
 Dự án số 6 là máy bay tuần tra chống ngầm tương tự chiếc P-3 Orion của Mỹ. Máy bay này có phi hành đoàn 10 người gồm phi công, người điều khiển radar, sonar và các loại vũ khí, phương tiện điện tử trên máy bay.
Nhan dien may bay dac biet nguy hiem cua Trung Quoc-Hinh-10
 Dự án số 7 là máy bay tâm lý chiến. Chủ yếu nó thực hiện nhiệm vụ thông qua các thiết bị điện tử phát sóng AM, FM, HF cũng như sóng truyền hình và thông tấn quân sự.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới