Vì sao Liên Xô quyết tâm phát triển tên lửa phòng không ?

Vì sao Liên Xô quyết tâm phát triển tên lửa phòng không ?

(Kiến Thức) - Không phải tự nhiên Liên Xô trở thành nước sở hữu hệ thống phòng không mạnh nhất thế giới, tất cả đều có nguyên nhân của nó.

Trong giai đoạn đầu của  Chiến tranh Lạnh, Liên Xô luôn trở thành mục tiêu chính của các đơn vị do thám trên không của Quân đội Mỹ, dĩ nhiên Moscow biết rõ điều này nhưng họ không thể làm gì được bởi hệ thống phòng không của họ không thể vươn tới trần bay của các máy bay trinh sát Mỹ. Nguồn ảnh: Air Power.
Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh, Liên Xô luôn trở thành mục tiêu chính của các đơn vị do thám trên không của Quân đội Mỹ, dĩ nhiên Moscow biết rõ điều này nhưng họ không thể làm gì được bởi hệ thống phòng không của họ không thể vươn tới trần bay của các máy bay trinh sát Mỹ. Nguồn ảnh: Air Power.
Trước áp lực trên, Moscow đã dốc hết sức cho ra đời các tổ hợp tên lửa phòng không đất đối không tiên tiến nhất nhằm dạy cho Washington một bài học, và họ đã thực sự thành công khi bắn hạ được các máy bay do thám của Mỹ. Vậy Mỹ đã sử dụng các dòng máy bay trinh sát nào để khiến Liên Xô có được động lực ghê gớm trên ? Nguồn ảnh: csef.ru.
Trước áp lực trên, Moscow đã dốc hết sức cho ra đời các tổ hợp tên lửa phòng không đất đối không tiên tiến nhất nhằm dạy cho Washington một bài học, và họ đã thực sự thành công khi bắn hạ được các máy bay do thám của Mỹ. Vậy Mỹ đã sử dụng các dòng máy bay trinh sát nào để khiến Liên Xô có được động lực ghê gớm trên ? Nguồn ảnh: csef.ru.
Một trong những cái tên khiến phòng không Liên Xô khó chịu nhất trong Chiến tranh Lạnh đó chính là mẫu máy bay trinh sát tầm cao SR-71 Blackbird (mật danh Chim đen), sở dĩ nói như vậy là bởi Liên Xô chưa bao giờ bắt được SR-71 bởi trần bay siêu cao của nó. Nguồn ảnh: National.
Một trong những cái tên khiến phòng không Liên Xô khó chịu nhất trong Chiến tranh Lạnh đó chính là mẫu máy bay trinh sát tầm cao SR-71 Blackbird (mật danh Chim đen), sở dĩ nói như vậy là bởi Liên Xô chưa bao giờ bắt được SR-71 bởi trần bay siêu cao của nó. Nguồn ảnh: National.
Được sản xuất từ năm 1966, SR-71 được xếp vào hạng máy bay do thám tầm xa chiến lược của Không quân Mỹ. Loại máy bay này có trần bay cao tới gần 26.000 mét, tốc độ bay tối đa Mach 3,3 tương đương với 3450 km/h. Nguồn ảnh: Task.
Được sản xuất từ năm 1966, SR-71 được xếp vào hạng máy bay do thám tầm xa chiến lược của Không quân Mỹ. Loại máy bay này có trần bay cao tới gần 26.000 mét, tốc độ bay tối đa Mach 3,3 tương đương với 3450 km/h. Nguồn ảnh: Task.
Sử dụng trần bay cực cao và tốc độ kinh hoàng của mình, SR-71 tự tin rằng nó là loại máy bay không thể bị bắn hạ bởi bất cứ loại tên lửa hay máy bay chiến đấu nào của Liên Xô. Nguồn ảnh: Youtube.
Sử dụng trần bay cực cao và tốc độ kinh hoàng của mình, SR-71 tự tin rằng nó là loại máy bay không thể bị bắn hạ bởi bất cứ loại tên lửa hay máy bay chiến đấu nào của Liên Xô. Nguồn ảnh: Youtube.
SR-71 có tổ bay 2 người trong đó có một phi công chính và một sĩ quan điều khiển thông tin, các thiết bị do thám nó mang theo nặng tới 1,6 tấn. Theo ghi nhận được trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ có khoảng 32 chiếc SR-71 nhưng lại mất tới 12 chiếc trong quá trình hoạt động hầu hết là gặp tai nạn do sự cố kỹ thuật. Nguồn ảnh: DM.
SR-71 có tổ bay 2 người trong đó có một phi công chính và một sĩ quan điều khiển thông tin, các thiết bị do thám nó mang theo nặng tới 1,6 tấn. Theo ghi nhận được trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ có khoảng 32 chiếc SR-71 nhưng lại mất tới 12 chiếc trong quá trình hoạt động hầu hết là gặp tai nạn do sự cố kỹ thuật. Nguồn ảnh: DM.
Loại máy bay do thám nổi tiếng thứ hai của Không quân Mỹ trên bầu trời Liên Xô chính là chiếc U-2. Được sản xuất từ năm 1957, đây là chiếc máy bay do thám chiến lược tầm cao đầu tiên mà Mỹ sử dụng ở Liên Xô. Nguồn ảnh: Combat.
Loại máy bay do thám nổi tiếng thứ hai của Không quân Mỹ trên bầu trời Liên Xô chính là chiếc U-2. Được sản xuất từ năm 1957, đây là chiếc máy bay do thám chiến lược tầm cao đầu tiên mà Mỹ sử dụng ở Liên Xô. Nguồn ảnh: Combat.
U-2 có phi hành đoàn chỉ một người, sải cánh rộng 31,4 mét, dài 4,88 mét và có trọng lượng cất cánh tối đa 18,1 tấn. Nguồn ảnh: Newyork.
U-2 có phi hành đoàn chỉ một người, sải cánh rộng 31,4 mét, dài 4,88 mét và có trọng lượng cất cánh tối đa 18,1 tấn. Nguồn ảnh: Newyork.
Chiếc máy bay này có tốc độ khá bình thường, chỉ vào khoảng 805 km/h. Tuy nhiên vào thời điểm nó ra đời, nó là loại máy bay bay cao nhất thế giới với trần bay lên tới 21.300 mét. Nguồn ảnh: GCM.
Chiếc máy bay này có tốc độ khá bình thường, chỉ vào khoảng 805 km/h. Tuy nhiên vào thời điểm nó ra đời, nó là loại máy bay bay cao nhất thế giới với trần bay lên tới 21.300 mét. Nguồn ảnh: GCM.
Các loại máy bay chiến đấu thời bấy giờ của Liên Xô hoặc thậm chí là cả radar phòng không của Liên xô cũng khó có thể với tới tầm cao này. Nguồn ảnh: Evg.
Các loại máy bay chiến đấu thời bấy giờ của Liên Xô hoặc thậm chí là cả radar phòng không của Liên xô cũng khó có thể với tới tầm cao này. Nguồn ảnh: Evg.
Mặc dù vậy, một chiếc U-2 đã bị tên lửa phòng không S-75 Liên Xô bắn hạ vào ngày 1/5/1960 đã khiến loại máy bay này gần như không còn dám "bén mảng" vào không phận Liên Xô thêm bất cứ một lần nào nữa sau đó. Nguồn ảnh: Military.
Mặc dù vậy, một chiếc U-2 đã bị tên lửa phòng không S-75 Liên Xô bắn hạ vào ngày 1/5/1960 đã khiến loại máy bay này gần như không còn dám "bén mảng" vào không phận Liên Xô thêm bất cứ một lần nào nữa sau đó. Nguồn ảnh: Military.
Một loại máy bay do thám khác được Mỹ triển khai trên bầu Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh là Boeing RC-135, dòng máy bay này vẫn được Không quân Mỹ sử dụng cho tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Military.
Một loại máy bay do thám khác được Mỹ triển khai trên bầu Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh là Boeing RC-135, dòng máy bay này vẫn được Không quân Mỹ sử dụng cho tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Military.
Trong đầu những năm 1960, Boeing RC-135 từng được xếp vào hàng máy bay trinh sát chiến lược của Không quân Mỹ. Loại máy bay này được đưa vào biên chế chính thức của Không quân Mỹ từ năm 1967 tuy nhiên có rất ít bằng chứng về việc nó đã từng được Mỹ sử dụng để do thám Liên Xô. Nguồn ảnh: Military.
Trong đầu những năm 1960, Boeing RC-135 từng được xếp vào hàng máy bay trinh sát chiến lược của Không quân Mỹ. Loại máy bay này được đưa vào biên chế chính thức của Không quân Mỹ từ năm 1967 tuy nhiên có rất ít bằng chứng về việc nó đã từng được Mỹ sử dụng để do thám Liên Xô. Nguồn ảnh: Military.
RC-135 thường được sử dụng vào các nhiệm vụ chỉ huy trên không trong các cuộc không kích quy mô lớn. Và nó cũng từng được sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam trong các phi vụ ném bom miền Bắc Việt Nam của Không quân Mỹ hoạt động như một sở chỉ huy tác chiến trên không. Nguồn ảnh: RC135.
RC-135 thường được sử dụng vào các nhiệm vụ chỉ huy trên không trong các cuộc không kích quy mô lớn. Và nó cũng từng được sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam trong các phi vụ ném bom miền Bắc Việt Nam của Không quân Mỹ hoạt động như một sở chỉ huy tác chiến trên không. Nguồn ảnh: RC135.
Máy bay do thám RC-135 có chiều dài 41,53 mét, sải cánh 39,88 mét, trọng lượng cất cánh tối đa 146.000 kg. Chiếc máy bay này có tốc độ bay tối đa chỉ khoảng 933 km/h với trần bay hơn 15.000. Nguồn ảnh: Pinterest.
Máy bay do thám RC-135 có chiều dài 41,53 mét, sải cánh 39,88 mét, trọng lượng cất cánh tối đa 146.000 kg. Chiếc máy bay này có tốc độ bay tối đa chỉ khoảng 933 km/h với trần bay hơn 15.000. Nguồn ảnh: Pinterest.
RC-135 được Mỹ sử dụng như một máy bay do thám vì nó có ngoại hình giống hệt với máy bay chở khách, đây chính là cách mà chiếc máy bay này ngụy trang khi nó bị phát hiện trên không phận đối phương. Nguồn ảnh: Aircombat.
RC-135 được Mỹ sử dụng như một máy bay do thám vì nó có ngoại hình giống hệt với máy bay chở khách, đây chính là cách mà chiếc máy bay này ngụy trang khi nó bị phát hiện trên không phận đối phương. Nguồn ảnh: Aircombat.

GALLERY MỚI NHẤT