Vì sao lãnh đạo Triều Tiên quyết thử tên lửa đạn đạo đến cùng?

Bất chấp Mỹ hăm dọa và cộng đồng quốc tế lên án gay gắt, lãnh đạo Triều Tiên vẫn quyết tâm phát triển và thử tên lửa đạn đạo.

Vì sao lãnh đạo Triều Tiên quyết thử tên lửa đạn đạo đến cùng?
Tháng 7/2017, Triều Tiên lần đầu tiên phóng thử thành công hai tên lửa đạn đạo liên lục địa, đánh dấu bước tiến mới trong công nghệ tên lửa đạn đạo của nước này.
Tháng 8, họ lại làm thế giới chấn động bằng việc táo bạo phóng một quả tên lửa đạn đạo tầm xa bay qua phía trên không phận Nhật Bản.
Vi sao lanh dao Trieu Tien quyet thu ten lua dan dao den cung?
 Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un quyết tâm phát triển và thử tên lửa đạn đạo. Ảnh ghép: Daily Star
Trong nhiều năm qua, Triều Tiên liên tục bị Mỹ hăm dọa, Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ trích, Liên Hợp Quốc lên án. Thế nhưng họ vẫn không hề suy chuyển trong quyết tâm phát triển công nghệ hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Ý đồ này của Triều Tiên thậm chí càng ngày càng công khai.
Các dấu hiệu từ trước tới nay và tuyên bố mới đây của Triều Tiên về “khúc dạo đầu” ở Thái Bình Dương cho thấy Triều Tiên sẽ tiếp tục kiên định phát triển công nghệ tên lửa, tiếp tục phóng thử tên lửa đạn đạo để sớm đạt tới trình độ công nghệ tên lửa tiên tiến bắn được xa và chính xác, cũng như công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để gắn lên tên lửa đạn đạo.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến ban lãnh đạo Triều Tiên quyết tâm như vậy?
Sinh tồn
Đây là nguyên nhân hàng đầu và rõ nhất. Quốc gia Triều Tiên hiện vẫn đối diện đồng thời nhiều nguy cơ từ bên ngoài.
Thường trực ở phía nam biên giới Triều Tiên là một quốc gia cũng thuộc tộc người Triều/Hàn nhưng thể chế chính trị khác, từng tham chiến khốc liệt với Triều Tiên và hiện nay về lý thuyết vẫn trong tình trạng chiến tranh với Triều Tiên..
Quan hệ quốc tế của Triều Tiên mang tính khép kín đáng kể. Họ gần như chỉ còn duy nhất một đồng minh là Trung Quốc. Đã vậy, quan hệ của Triều Tiên với Trung Quốc cũng không còn ở mức nồng ấm như trước nữa. Nga vẫn thân thiện với Triều Tiên nhưng Nga không phải là Liên Xô xưa – một trong chỗ dựa quan trọng cho quốc gia này trước đây về nhiều mặt.
Nhật Bản thì đương nhiên không thân thiện gì với Triều Tiên.
Trong khi đó, Mỹ thường xuyên đe dọa Triều Tiên bằng lời tuyên bố và các động thái đe dọa quân sự (điều quân, triển khai vũ khí, tập trận...).
Xét ở khía cạnh an ninh quốc gia, Triều Tiên đã có dư thừa các bài học nhãn tiền liên quan đến Mỹ và vấn đề từ bỏ vũ khí răn đe hạt nhân.
Năm 2003, Mỹ và đồng minh đã phát động cuộc chiến tranh ở Iraq, lật đổ Tổng thống Saddam Hussein. Ông Hussein sau đó đã bị treo cổ. Điều đáng nói là trước đó Tổng thống Hussein đã chấp nhận từ bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt (hạt nhân và hóa học). Nhưng Mỹ vẫn tiến đánh Iraq, với cái cớ ngụy tạo về vũ khí hủy diệt hàng loạt và bất chấp cả Liên Hợp Quốc. Sau khi ông Hussein bị hạ bệ, Mỹ thậm chí vẫn không chứng minh được (vì không tìm nổi bằng chứng) Iraq khi ấy vẫn sở hữu và phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nhưng không ai ở bên Mỹ bị xử lý cả và Chiến tranh Iraq 2003 trở thành “chuyện đã rồi”.
Thực tế Mỹ can thiệp vũ trang vào Iraq năm 2003 đã khiến ban lãnh đạo Triều Tiên rúng động. Triều Tiên đã phê chuẩn Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân vào năm 1985 nhưng đến tháng 4/2003, họ đã chính thức rút khỏi Hiệp ước này (Mỹ và đồng minh tấn công Iraq vào tháng 3/2003).
Đến năm 2011, đến lượt nhà lãnh đạo Gaddafi của Libya bị lật đổ và sát hại thảm khốc. Trước đó ông Gaddafi cũng “nghe” theo phương Tây và chấp nhận từ bỏ việc phát triển vũ khí hạt nhân.
Vũ khí hạt nhân là loại vũ khí “tinh”, số lượng ít nhưng có sức hủy diệt lớn hơn nhiều so với vũ khí thông thường. Do vậy nó là một công cụ răn đe hữu hiệu, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trước các thế lực bên ngoài. Triều Tiên đã và đang phát triển vũ khí hạt nhân theo hướng đó.
Để đưa vũ khí hạt nhân đến mục tiêu và đánh trúng mục tiêu, có ba phương tiện chính là (1) máy bay ném bom chiến lược, (2) tên lửa đạn đạo (phóng từ mặt đất hoặc tàu ngầm) và (3) tên lửa hành trình (thường là phóng từ máy bay). Trong các phương tiện này, tên lửa đạn đạo là lợi hại nhất, hiệu quả nhất về nhiều mặt (phóng xa, nhanh, và đối phương khó đánh chặn). Không phải ngẫu nhiên Triều Tiên đẩy mạnh phát triển loại thứ hai, với nhiều tầm bắn (ngắn, trung bình, xa, và liên lục địa). Tên lửa đạn đạo (loại tầm trung trở lên) chủ yếu phục vụ mục đích tấn công bằng vũ khí hạt nhân, để bảo đảm hiệu quả chi phí.
Thực tế nước khác
Trong chính trị quốc tế tồn tại khá nhiều tiêu chuẩn kép khiến Triều Tiên cảm thấy mình có quyền phát triển vũ khí hạt nhân và công nghệ tên lửa đạn đạo để phóng vũ khí hạt nhân đi xa.
Pháp đã nhiều lần thử vũ khí hạt nhân từ thập niên 1960 bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế. Đến tận năm 1995, Pháp vẫn cố tranh thủ tiến hành thêm một loạt vụ thử hạt nhân trước khi chính thức ký vào Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện vào năm 1996 và phê chuẩn vào năm 1998.
Mỹ và Trung Quốc – hai nước sở hữu vũ khí hạt nhân, đều ký vào Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện nhưng cả hai nước đều vẫn chưa hề phê chuẩn Hiệp ước đó.
Đã vậy cả Mỹ và Nga tuy không chế tạo thêm vũ khí hạt nhân nhưng vẫn duy trì kho vũ khí hạt nhân. Hai nước này chưa có lộ trình loại bỏ hoàn toàn số vũ khí hủy diệt này.
Củng cố chế độ
Về mặt đối nội, việc nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un liên tiếp đề cao sức mạnh quân đội và cho tiến hành các vụ thử hạt nhân và tên lửa có tác dụng khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, đồng thời tạo dựng uy thế quanh ông Kim như một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và tài năng.
Ông Kim Jong-un thuộc diện trẻ tuổi, tương lai phía trước còn dài.
Chưa kể, vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo có thể được xem là phương tiện hữu hiệu để thống nhất bán đảo Triều Tiên – điều mà nhiều người Triều Tiên khát khao trong bao thập kỷ.
Trước mắt, hạt nhân và tên lửa đạn đạo có thể là những quân bài nặng ký để “mặc cả” với các nước xung quanh và với cả Mỹ. Triều Tiên có lẽ cũng không muốn tự cô lập bản thân (dù tinh thần độc lập của họ rất mạnh). Họ cũng muốn thiết lập quan hệ với Mỹ để có thêm điều kiện phát triển kinh tế và củng cố an ninh. Chỉ có điều, Triều Tiên muốn bước vào đàm phán trên thế có lợi.
Xu thế phi hạt nhân hóa
Toàn bộ số vũ khí hạt nhân trên toàn cầu hiện nay nếu được sử dụng thì có năng lực hủy diệt không chỉ một mà nhiều lần Trái Đất. Và do vậy, mong muốn đương nhiên của nhân loại tiến bộ là phi hạt nhân hóa thế giới, trong đó có bán đảo Triều Tiên, vì hòa bình, ổn định và sự sinh tồn của loài người.
Bản thân hai cường quốc hàng đầu thế giới là Mỹ và Nga đều ý thức rõ điều này và họ đã có nhiều động thái thực tế để ngưng sản xuất vũ khí ở mỗi quốc gia tương ứng. Không những vậy, hai nước còn có những động thái để cắt giảm kho vũ khí chết người này. Những nỗ lực đó tuy còn nhiều hạn chế nhưng vẫn đáng khích lệ. Ngoài ra, họ còn cố gắng để không có thêm quốc gia mới sở hữu vũ khí hạt nhân cũng như ngăn chặn vũ khí hạt nhân rơi vào tay các thế lực khủng bố.
Để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, có lẽ Mỹ không thể ỷ vào sức mạnh quân sự được. Không thiếu các nhân vật bên trong chính nước Mỹ (như cựu chiến lược gia trưởng Steve Bannon của Nhà Trắng) phủ nhận tính khả thi của giải pháp này.
Quyết tâm của Triều Tiên là không lay chuyển, và hòa bình, ổn định trong khu vực cần được giữ vững. Nga đã có cái nhìn rất thực tế khi liên tục khẳng định: đối với mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, chỉ có thể theo đuổi giải pháp ngoại giao và chính trị.
Nếu Mỹ tấn công Triều Tiên thì chắc chắn các đồng minh của họ là Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ gánh chịu thiệt hại đủ đường (khi hai nước này nằm rất sát Triều Tiên, ở trong tầm bắn hiệu quả của nhiều loại tên lửa Triều Tiên).
Giải pháp nhờ Trung Quốc tác động cũng là một hướng nhưng mối quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên không còn mặn nồng như trước đây. Triều Tiên vốn có tư tưởng độc lập rất mạnh, ban lãnh đạo hiện nay của nước này càng như vậy. Hơn nữa, qua nhiều đợt “điều chỉnh nhân sự” vừa rồi (nhiều khi rất “quyết liệt”), đội ngũ cán bộ gần gũi Trung Quốc có vẻ không còn nhiều trong chính giới Triều Tiên nữa.
Giải pháp chính và bền vững ở đây là Mỹ nên thừa nhận thực tế về đất nước Triều Tiên - một thành viên của Liên Hợp Quốc trong nhiều năm. Mỹ nên xây dựng cơ chế bảo đảm an ninh của Triều Tiên không bị Mỹ đe dọa, có thể là bằng việc rút (hoàn toàn hoặc đáng kể) quân đồn trú Mỹ tại Hàn Quốc./.

Tham vọng hạt nhân của Triều Tiên qua ảnh

(Kiến Thức) - Hãng Reuters đăng tải loạt ảnh phần nào thể hiện tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.

Tham vọng hạt nhân của Triều Tiên qua ảnh
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un theo dõi một vụ phóng thử lên lửa đạn đạo của lực lượng chiến lược thuộc Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) tại một địa điểm bí mật. Bức ảnh do Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đăng tải ngày 11/3/2016.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un theo dõi một vụ phóng thử lên lửa đạn đạo của lực lượng chiến lược thuộc Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) tại một địa điểm bí mật. Bức ảnh do Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đăng tải ngày 11/3/2016. 
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un gặp các nhà khoa học và kỹ sư trong lĩnh vực nghiên cứu vũ khí hạt nhân. Bức ảnh do KCNA công bố ngày 9/3/2016.
 Nhà lãnh đạo Kim Jong-un gặp các nhà khoa học và kỹ sư trong lĩnh vực nghiên cứu vũ khí hạt nhân. Bức ảnh do KCNA công bố ngày 9/3/2016.
Ông Kim Jong-un nhìn vào một đầu đạn tên lửa mà nước này tuyên bố đã thử thành công trong phòng thí nghiệm đầu đạn hạt nhân quay trở lại khí quyển. Bức ảnh do KCNA công bố ngày 15/3/2016.
 Ông Kim Jong-un nhìn vào một đầu đạn tên lửa mà nước này tuyên bố đã thử thành công trong phòng thí nghiệm đầu đạn hạt nhân quay trở lại khí quyển. Bức ảnh do KCNA công bố ngày 15/3/2016.
Một nhà máy hạt nhân Triều Tiên ở Yongbyon ngày 27/6/2008.
 Một nhà máy hạt nhân Triều Tiên ở Yongbyon ngày 27/6/2008.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un theo dõi một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm. Bức ảnh được đăng tải ngày 9/5/2015.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un theo dõi một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm. Bức ảnh được đăng tải ngày 9/5/2015. 
Ảnh vệ tinh chụp lò phản ứng hạt nhân Yongbyon ở Triều Tiên ngày 11/9/2005.
Ảnh vệ tinh chụp lò phản ứng hạt nhân Yongbyon ở Triều Tiên ngày 11/9/2005. 
Công nhân xây dựng một lò phản ứng hạt nhân mới ở làng Kumho, Triều Tiên, ngày 7/8/2002.
Công nhân xây dựng một lò phản ứng hạt nhân mới ở làng Kumho, Triều Tiên, ngày 7/8/2002. 
Các xe quân sự chở rocket trong một cuộc diễu hành để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà sáng lập Triều Tiên Kim Il-sung ở Bình Nhưỡng ngày 15/4/2012.
Các xe quân sự chở rocket trong một cuộc diễu hành để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà sáng lập Triều Tiên Kim Il-sung ở Bình Nhưỡng ngày 15/4/2012. 
Các quan chức Triều Tiên tham dự một buổi mít tinh được cho là để kỷ niệm vụ thử hạt nhân lần thứ ba của Triều Tiên tại quảng trường Kim Il-sung ở Bình Nhưỡng ngày 14/2/2013.
Các quan chức Triều Tiên tham dự một buổi mít tinh được cho là để kỷ niệm vụ thử hạt nhân lần thứ ba của Triều Tiên tại quảng trường Kim Il-sung ở Bình Nhưỡng ngày 14/2/2013. 
Quân nhân Triều Tiên tại quảng trường Kim Il-sung ở Bình Nhưỡng ngày 14/2/2013.
Quân nhân Triều Tiên tại quảng trường Kim Il-sung ở Bình Nhưỡng ngày 14/2/2013. 
Bức ảnh chụp từ video của KCNA công bố ngày 12/12/2012 cho thấy vụ phóng tên lửa Unha-3 của Triều Tiên tại một bãi phóng ở Cholsan, Bắc Pyongan.
Bức ảnh chụp từ video của KCNA công bố ngày 12/12/2012 cho thấy vụ phóng tên lửa Unha-3 của Triều Tiên tại một bãi phóng ở Cholsan, Bắc Pyongan. 
Các quan chức, binh sĩ và người dân Triều Tiên tham dự buổi mít tinh kỉ niệm sự kiện mà Bình Nhưỡng nói là vụ thử hạt nhân lần thứ hai thành công của nước này ngày 26/5/2009.
Các quan chức, binh sĩ và người dân Triều Tiên tham dự buổi mít tinh kỉ niệm sự kiện mà Bình Nhưỡng nói là vụ thử hạt nhân lần thứ hai thành công của nước này ngày 26/5/2009. 

Chùm ảnh Chủ tịch Kim Il-sung và con cháu quyền lực

(Kiến Thức) - Hãng tin Reuters mới đây đăng tải loạt ảnh giới thiệu đôi nét về Chủ tịch Kim Il-sung và con cháu đầy quyền lực ở CHDCND Triều Tiên.

Chùm ảnh Chủ tịch Kim Il-sung và con cháu quyền lực
Chum anh Chu tich Kim Il-sung va con chau day quyen luc
Bộ ảnh giới thiệu đôi nét về Chủ tịch Kim Il-sung và con cháu đầy quyền lực ở Triều Tiên. Trong ảnh là cố Chủ tịch Kim Il-sung, nhà sáng lập đất nước Triều Tiên. Được biết, ông Kim Il-sung qua đời vào ngày 8/7/1994 ở tuổi 82. 
Chum anh Chu tich Kim Il-sung va con chau day quyen luc-Hinh-2
Bà Kim Jong-suk chính là người vợ đầu của cố Chủ tịch Kim Il-sung. 
Chum anh Chu tich Kim Il-sung va con chau day quyen luc-Hinh-3
Cố lãnh đạo Kim Jong-il là con trai của cố Chủ tịch Kim Il-sung và bà Kim Jong-suk. Ông tiếp quản quyền lãnh đạo Triều Tiên năm 1994 sau khi nhà sáng lập Kim Il-sung qua đời. Được biết, ông Kim Jong-il qua đời vì một cơn nhồi máu cơ tim nghiêm trọng vào năm 2011, hưởng thọ 69 tuổi. 
Chum anh Chu tich Kim Il-sung va con chau day quyen luc-Hinh-4
Jang Song-thaek là em rể của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il. Jang từng được coi là nhân vật quyền lực thứ hai ở Triều Tiên. Tuy nhiên, ông Jang đã bị xử tử hình ngay sau một phiên tòa quân sự đặc biệt hồi năm 2013. 
Chum anh Chu tich Kim Il-sung va con chau day quyen luc-Hinh-5
Kim Kyong-hui là vợ của ông Jang Song-thaek và cũng chính là cô của nhà lãnh đạo hiện tại của Triều Tiên, ông Kim Jong-un. 
Chum anh Chu tich Kim Il-sung va con chau day quyen luc-Hinh-6
Ông Kim Jong-nam là con trai cả của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il với bà Sung Hae-rim. Cảnh sát Malaysia ngày 14/2/2017 đã xác nhận người đàn ông Triều Tiên thiệt mạng ở Malaysia hôm 13/2 chính là ông Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. 
Chum anh Chu tich Kim Il-sung va con chau day quyen luc-Hinh-7
 Kim Jong-chol cũng là anh trai của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Nguồn tin cho biết, Jong-chol không đam mê chính trị và chỉ yêu thích âm nhạc. Trong ảnh, Kim Jong-chol (trung tâm) xuất hiện tại một buổi hòa nhạc ở Singapore ngày 15/12/2011.
Chum anh Chu tich Kim Il-sung va con chau day quyen luc-Hinh-8
 Ông Kim Jong-un, nhà lãnh đạo hiện tại của Triều Tiên, lên nắm quyền vào năm 2011 sau khi cha ông là Kim Jong-il qua đời.
Chum anh Chu tich Kim Il-sung va con chau day quyen luc-Hinh-9
Bà Ri Sol-ju (hàng đầu, bên trái) là vợ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Theo hãng Yonhap của Hàn Quốc, bà Ri từng là một ca sĩ. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Đáng kinh ngạc 10 điều ít biết về Triều Tiên

(Kiến Thức) - Dùng lịch riêng,  thuê cổ động viên, áp dụng quy định "hình phạt ba thế hệ"... là một số điều ít biết đáng kinh ngạc về đất nước Triều Tiên.

Đáng kinh ngạc 10 điều ít biết về Triều Tiên
Dang kinh ngac 10 dieu it biet ve Trieu Tien-Hinh-2
Theo Wonders List, năm 1978, Bình Nhưỡng bắt cóc đạo diễn Shin Sang-ok cùng vợ của ông (diễn viên Choi Eun-hee) từ Hàn Quốc và yêu cầu họ làm "hồi sinh" ngành công nghiệp điện ảnh  CHDCND Triều Tiên. Vợ chồng đạo diễn Shin Sang-ok đã làm tổng cộng 7 bộ phim, nhưng cuối cùng đã trốn khỏi Triều Tiên năm 1986. 
Dang kinh ngac 10 dieu it biet ve Trieu Tien-Hinh-3
Triều Tiên cũng tổ chức bầu cử 5 năm một lần, nhưng trên thực tế, việc chọn lựa lãnh đạo cao cấp nhất ở Triều Tiên lại dựa theo cơ chế "cha truyền, con nối". 
Dang kinh ngac 10 dieu it biet ve Trieu Tien-Hinh-4
Chưa đầy 3% những con đường ở  CHDCND Triều Tiên được rải nhựa. 
Dang kinh ngac 10 dieu it biet ve Trieu Tien-Hinh-5
 Trong kỳ World Cup diễn ra tại Nam Phi năm 2010, người ta thấy hàng nghìn người Triều Tiên xuất hiện trên khán đài để cổ vũ tinh thần cho đội nhà. Tuy nhiên, có tin nói, đám đông cổ động viên này được Bình Nhưỡng thuê để cổ vũ cho trận đấu của đội tuyển Triều Tiên.
Dang kinh ngac 10 dieu it biet ve Trieu Tien-Hinh-6
Tại khu vực phi quân sự nằm giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, người ta thấy có những công trình như nhà cửa, trường học, bệnh viện và cửa hàng,... Tuy nhiên, trên thực tế, không có người dân sinh sống ở khu vực này. 
Dang kinh ngac 10 dieu it biet ve Trieu Tien-Hinh-7
Nam giới ở Triều Tiên được khuyến khích cắt kiểu tóc giống với nhà lãnh đạo Kim Jong-un. 
Dang kinh ngac 10 dieu it biet ve Trieu Tien-Hinh-8
Các công dân Triều Tiên chỉ có thể truy cập vào khoảng 28 trang web. Dân số của Triều Tiên là gần 25 triệu nhưng có lẽ chỉ vài nghìn người được phép sử dụng internet tại gia. 
Dang kinh ngac 10 dieu it biet ve Trieu Tien-Hinh-9
Nhà sáng lập Triều Tiên Kim Il-sung mất vào ngày 8/7/1994 và cố Chủ tịch Kim Jong-il mất vào ngày 17/12/2011. Do vậy, nếu công dân Triều Tiên sinh vào hai ngày 8/7 hoặc 17/12 thì không được phép tổ chức mừng sinh nhật. 
Dang kinh ngac 10 dieu it biet ve Trieu Tien-Hinh-10
Triều Tiên sử dụng lịch riêng của họ bắt đầu từ năm 1997, lấy năm sinh của nhà sáng lập Kim Il-sung là năm đầu tiên (1912). 
Tại đất nước Triều Tiên, nếu một người nào phạm pháp bị phạt tù (chủ yếu là tù nhân chính trị) thì cha mẹ vợ con của người đó cũng có thể bị liên đới. Đây là “hình phạt ba thế hệ” do Chủ tịch sáng lập Triều Tiên Kim Il-sung đặt ra hồi những năm 1950. (Nguồn ảnh: Wonders List)
Tại đất nước Triều Tiên, nếu một người nào phạm pháp bị phạt tù (chủ yếu là tù nhân chính trị) thì cha mẹ vợ con của người đó cũng có thể bị liên đới. Đây là “hình phạt ba thế hệ” do Chủ tịch sáng lập Triều Tiên Kim Il-sung đặt ra hồi những năm 1950. (Nguồn ảnh: Wonders List)

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.