Vì sao lăng mộ Tần Thủy Hoàng mãi không được khai quật toàn bộ?

Vì sao lăng mộ Tần Thủy Hoàng mãi không được khai quật toàn bộ?

Kể từ khi phát hiện vào những năm 1970, các nhà khảo cổ Trung Quốc mới chỉ khai quật được một phần nhỏ lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Vì sao lại vậy?

Tháng 3/1974, người dân địa phương tình cờ phát hiện một vài tượng binh sĩ đất nung ở gần thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Sự kiện này mở đầu cho việc các chuyên gia tìm thấy lăng mộ của  Tần Thủy Hoàng.
Tháng 3/1974, người dân địa phương tình cờ phát hiện một vài tượng binh sĩ đất nung ở gần thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Sự kiện này mở đầu cho việc các chuyên gia tìm thấy lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.
Trong những năm tiếp theo, các chuyên gia khảo cổ tiến hành các cuộc khai quật tại nơi yên nghỉ ngàn thu của Tần Thủy Hoàng. Theo đó, họ phát hiện lăng mộ của ông nằm dưới một gò mộ cao 76 mét có hình dạng gần giống một kim tự tháp.
Trong những năm tiếp theo, các chuyên gia khảo cổ tiến hành các cuộc khai quật tại nơi yên nghỉ ngàn thu của Tần Thủy Hoàng. Theo đó, họ phát hiện lăng mộ của ông nằm dưới một gò mộ cao 76 mét có hình dạng gần giống một kim tự tháp.
Diện tích lăng mộ của Tần Thủy Hoàng gấp 70 lần Tử Cấm Thành. Nơi an nghỉ của vua Tần được mô phỏng theo kinh đô nhà Tần là Hàm Dương được chia thành các khu nội thành và ngoại thành. Chu vi của khu vực nội thành là 2,5 km và ngoại là 6,3 km.
Diện tích lăng mộ của Tần Thủy Hoàng gấp 70 lần Tử Cấm Thành. Nơi an nghỉ của vua Tần được mô phỏng theo kinh đô nhà Tần là Hàm Dương được chia thành các khu nội thành và ngoại thành. Chu vi của khu vực nội thành là 2,5 km và ngoại là 6,3 km.
Trong các cuộc khai quật, nhóm khảo cổ tìm thấy hơn 8.000 tượng binh sĩ đất nung cùng nhiều cổ vật ở cách xa trung tâm lăng mộ.
Trong các cuộc khai quật, nhóm khảo cổ tìm thấy hơn 8.000 tượng binh sĩ đất nung cùng nhiều cổ vật ở cách xa trung tâm lăng mộ.
Dù vậy, các chuyên gia đến nay vẫn chưa thể tiến vào buồng lăng mộ chính chứa quan tài và các đồ tùy táng giá trị bên trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.
Dù vậy, các chuyên gia đến nay vẫn chưa thể tiến vào buồng lăng mộ chính chứa quan tài và các đồ tùy táng giá trị bên trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.
Từ đây, công chúng đặt ra nghi vấn vì sao giới chuyên gia mãi chưa thể tiếp cận khu vực trung tâm để khai quật toàn bộ lăng mộ.
Từ đây, công chúng đặt ra nghi vấn vì sao giới chuyên gia mãi chưa thể tiếp cận khu vực trung tâm để khai quật toàn bộ lăng mộ.
Trước nghi vấn này, các nhà nghiên cứu đưa ra 3 lý do có thể giải thích cho việc trên. Trong số này, giới khảo cổ được cho là chưa có những công nghệ hiện đại để bảo vệ tốt các cổ vật khi đưa ra khỏi lăng mộ.
Trước nghi vấn này, các nhà nghiên cứu đưa ra 3 lý do có thể giải thích cho việc trên. Trong số này, giới khảo cổ được cho là chưa có những công nghệ hiện đại để bảo vệ tốt các cổ vật khi đưa ra khỏi lăng mộ.
Đội quân đất nung chính là minh chứng. Sau khi đưa ra khỏi lăng mộ, số tượng đất nung bị oxy hóa dẫn tới đổi màu. Chúng không còn màu sắc ban đầu như lúc ở trong lăng mộ.
Đội quân đất nung chính là minh chứng. Sau khi đưa ra khỏi lăng mộ, số tượng đất nung bị oxy hóa dẫn tới đổi màu. Chúng không còn màu sắc ban đầu như lúc ở trong lăng mộ.
Lý do tiếp theo là Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh cho những người thợ tạo ra một dòng sông thủy ngân khổng lồ trong lăng mộ. Dù trải qua hàng ngàn năm, độc tính của thủy ngân vẫn rất cao. Nếu các chuyên gia mạo hiểm tiến vào thì sẽ có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Lý do tiếp theo là Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh cho những người thợ tạo ra một dòng sông thủy ngân khổng lồ trong lăng mộ. Dù trải qua hàng ngàn năm, độc tính của thủy ngân vẫn rất cao. Nếu các chuyên gia mạo hiểm tiến vào thì sẽ có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân cuối cùng khiến các chuyên gia mãi không khai quật toàn bộ lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được cho là vì cấu trúc này vô cùng phức tạp. Nếu không tiến hành cẩn thận thì các cuộc khai quật của giới chuyên gia có thể khiến lăng mộ sụp đổ. Đây là điều không ai mong muốn. Do vậy, họ tỉ mỉ thực hiện từng cuộc khai quật nhằm bảo vệ sự nguyên vẹn của lăng mộ.
Nguyên nhân cuối cùng khiến các chuyên gia mãi không khai quật toàn bộ lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được cho là vì cấu trúc này vô cùng phức tạp. Nếu không tiến hành cẩn thận thì các cuộc khai quật của giới chuyên gia có thể khiến lăng mộ sụp đổ. Đây là điều không ai mong muốn. Do vậy, họ tỉ mỉ thực hiện từng cuộc khai quật nhằm bảo vệ sự nguyên vẹn của lăng mộ.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.

GALLERY MỚI NHẤT