Vì sao Kim Jong-un chỉ đạo cách chức dượng?

(Kiến Thức) - Dư luận quốc tế hoài nghi rằng, Chủ tịch Kim Jong-un là người đã chỉ đạo vụ cách chức ông Jang Song-thaek, một nhân vật quyền lực kiêm dượng của mình.

Động thái này được dư luận quốc tế nhận định là để củng cố quyền lực của ông Kim.
Trước đó, ngày 3/12, báo giới Hàn Quốc đưa tin về vụ dượng thân cận họ Jang đã bị cách chức Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên. Các chuyên gia phân tích nhìn nhận, quyết định trên không thể được thực hiện nếu ông Jong-un không “gật đầu” tán thành.
Ngoài ra, họ cũng xem xét ở một khía cạnh khác để giải thích về việc làm của nhà lãnh đạo trẻ tuổi là để cân bằng cán cân quyền lực thông qua việc “nâng đỡ” người phụ tá thân cận tên là Choe Ryong-hae.
Là một quan chức quân sự hàng đầu của Triều Tiên, ông Choe hiện là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội CHDCND Triều Tiên. Ngoài ra, ông còn được phong hàm Phó nguyên soái, một chức vụ quan trọng trong lực lượng quân đội hùng mạnh với khoảng 1,2 triệu binh sĩ.
Hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un (bên phải) và ông Jang Song-thaek trong buổi duyệt binh nhân dịp sinh nhật cố Chủ tịch Kim Jong-il hồi năm 2012.
Hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un (bên phải) và ông Jang Song-thaek trong buổi duyệt binh nhân dịp sinh nhật cố Chủ tịch Kim Jong-il hồi năm 2012.
Khác với suy đoán trên, chuyên gia hàng đầu là ông Koh Yu-hwan tới từ Đại học Dongguk ở Seoul bày tỏ quan điểm: “Ông Jang Song-thaek là một nhân vật mà lãnh đạo Kim Jong-un phải loại bỏ nhằm củng cố quyền lực của riêng ông. Tôi nghĩ rằng, ông Kim muốn lãnh đạo đất nước mà không cần có người giám hộ”.
Trong khi đó, hãng thông tấn chính thức KCNA của Triều Tiên vẫn chưa đưa ra bất cứ thông tin cụ thể nào về số phận của ông Jang.
Trong một cuộc họp báo, hai thành viên của Ủy ban Tình báo Quốc hội Hàn Quốc phát biểu rằng, Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) đã xác nhận thông tin hai người phụ tá thân thiết của ông Jang đã bị hành hình vì tội tham nhũng và hoạt động trái với lập trường của Đảng Lao động Triều Tiên cầm quyền.
Cùng với đó, dư luận cũng quan ngại về tình hình cải cách kinh tế ở Triều Tiên sau khi loại bỏ vai trò “nhiếp chính” của ông Jang.
“Trong ban lãnh đạo hiện thời ở Triều Tiên, ông Jang được nhìn nhận là người đại diện cho cuộc cải cách kinh tế ở quốc gia nghèo khó này. Vì thế, việc “ngã ngựa” của ông Song-thaek sẽ khiến kinh tế gặp nhiều vấn đề khó khăn," John Swenson, một thành viên cao cấp của tổ chức phi chính phủ ở London có nhiệm vụ phân tích các vấn đề chính trị quốc tế có tên là Chatham House, cho hay.

12 bí mật lộ sáng về Triều Tiên

(Kiến Thức) - Vương quốc khép kín Triều Tiên được hé mở thông qua cảm nhận của một du khách trải nghiệm 5 ngày ở đây.

1.Những vị chủ tịch tôn kính: Nhắc tới Triều Tiên, chúng ta không thể không nhắc tới Chủ tịch Kim Il Sung (1912-1994), Kim Jong-il (1941-2011) và Chủ tịch đương thời Kim Jong-un.
1.Những vị chủ tịch tôn kính: Nhắc tới Triều Tiên, chúng ta không thể không nhắc tới Chủ tịch Kim Il Sung (1912-1994), Kim Jong-il (1941-2011) và Chủ tịch đương thời Kim Jong-un.
Về cố chủ tịch Kim Il Sung, hầu như mọi người dân đều bày tỏ lòng tôn kính với ông. Ngày sinh nhật của ông cũng là ngày lễ lớn nhất nước. Những sinh viên dành phần lớn những đề tài nghiên cứu của họ để tưởng nhớ bài phát biểu cũng như thành tựu của ông. Ước tính có khoảng 34.000 bức tượng của vị cố chủ tịch này trên toàn đất nước.
Về cố chủ tịch Kim Il Sung, hầu như mọi người dân đều bày tỏ lòng tôn kính với ông. Ngày sinh nhật của ông cũng là ngày lễ lớn nhất nước. Những sinh viên dành phần lớn những đề tài nghiên cứu của họ để tưởng nhớ bài phát biểu cũng như thành tựu của ông. Ước tính có khoảng 34.000 bức tượng của vị cố chủ tịch này trên toàn đất nước.   
2.Người dân Triều Tiên lúc nào cũng giữ bí mật mọi điều: Thế giới bên ngoài dường như chỉ biết về đất nước này thông qua những phát biểu “có cánh” của chính phủ, các cơ quan thông tấn báo chí và thẩm chí, cả những hướng dẫn viên du lịch; còn thực tế cuộc sống của người dân hay chính quyền nước này vẫn còn là điều mà thế giới mù tịt.

2.Người dân Triều Tiên lúc nào cũng giữ bí mật mọi điều: Thế giới bên ngoài dường như chỉ biết về đất nước này thông qua những phát biểu “có cánh” của chính phủ, các cơ quan thông tấn báo chí và thẩm chí, cả những hướng dẫn viên du lịch; còn thực tế cuộc sống của người dân hay chính quyền nước này vẫn còn là điều mà thế giới mù tịt.  
3.Hầu hết khách du lịch đều buộc phải ở trong cùng một khách sạn ở Bình Nhưỡng: Có lẽ nhiều du khách nước ngoài thường ví khách sạn này như một hòn đảo giữa trung tâm thủ đô. Luôn có người giám sát chặt chẽ 24/24h, không được đi ra ngoài vào ban đêm là quy định cấm với bất cứ khách du lịch nào tới thăm Triều Tiên. Ngoài ra, du khách chỉ được phép chụp ảnh ở địa điểm được cho phép.
3.Hầu hết khách du lịch đều buộc phải ở trong cùng một khách sạn ở Bình Nhưỡng: Có lẽ nhiều du khách nước ngoài thường ví khách sạn này như một hòn đảo giữa trung tâm thủ đô. Luôn có người giám sát chặt chẽ 24/24h, không được đi ra ngoài vào ban đêm là quy định cấm với bất cứ khách du lịch nào tới thăm Triều Tiên. Ngoài ra, du khách chỉ được phép chụp ảnh ở địa điểm được cho phép.
4.Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh ở khắp mọi nơi: Tấm bảng cỡ lớn được dựng khắp nơi, tờ rơi, bưu thiếp hay chương trình phát sóng trên truyền hình đều là các phương tiện hữu hiệu để tuyên truyền ý thức cho người dân. Thậm chí, còn có hẳn ban nhạc truyền thống Moranbong Band với các thành viên do chính Chủ tịch Kim Jong-un tuyển chọn chuyên phục vụ công tác tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho người dân.
4.Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh ở khắp mọi nơi: Tấm bảng cỡ lớn được dựng khắp nơi, tờ rơi, bưu thiếp hay chương trình phát sóng trên truyền hình đều là các phương tiện hữu hiệu để tuyên truyền ý thức cho người dân. Thậm chí, còn có hẳn ban nhạc truyền thống Moranbong Band với các thành viên do chính Chủ tịch Kim Jong-un tuyển chọn chuyên phục vụ công tác tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho người dân.  
5.Hướng dẫn viên luôn gọi Mỹ bằng cái tên “Đế quốc Mỹ”: Một mặt, người dân nước này luôn đề cao ca ngợi cố Chủ tịch Kim Il Sung (Kim Nhật Thành) là một “vị lãnh tụ vĩ đại”. Mặt khác, họ cũng luôn coi Mỹ là “kẻ thù không đội trời chung”.

5.Hướng dẫn viên luôn gọi Mỹ bằng cái tên “Đế quốc Mỹ”: Một mặt, người dân nước này luôn đề cao ca ngợi cố Chủ tịch Kim Il Sung (Kim Nhật Thành) là một “vị lãnh tụ vĩ đại”. Mặt khác, họ cũng luôn coi Mỹ là “kẻ thù không đội trời chung”.  
6. Người dân sẽ kỳ thị khi bị gọi nước họ bằng cái tên “Bắc Triều Tiên”: Du khách tới đây nên gọi "Hàn Quốc” dù trên thực tế, bán đảo này đã được chia thành hai nước: Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên. Trong quan niệm, họ vẫn luôn tự hào mình sinh ra và lớn lên ở Hàn Quốc, còn miền Nam chỉ tạm thời bị đế quốc Mỹ chiếm đóng.
 
6. Người dân sẽ kỳ thị khi bị gọi nước họ bằng cái tên “Bắc Triều Tiên”: Du khách tới đây nên gọi "Hàn Quốc” dù trên thực tế, bán đảo này đã được chia thành hai nước: Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên. Trong quan niệm, họ vẫn luôn tự hào mình sinh ra và lớn lên ở Hàn Quốc, còn miền Nam chỉ tạm thời bị đế quốc Mỹ chiếm đóng.
7.Không nên hỏi về năm sinh của Chủ tịch Kim Jong-un: Điều đó sẽ khiến dân nơi đây không hài lòng.
7.Không nên hỏi về năm sinh của Chủ tịch Kim Jong-un: Điều đó sẽ khiến dân nơi đây không hài lòng.
8. Người dân luôn nhắc tới cuộc chiến tranh liên Triều: Ở Nam Triều Tiên (tức Hàn Quốc), người dân thường không hay nói tới cuộc chiến tranh kết thúc từ 60 năm về trước bởi họ chú trọng tập trung vào phát triển kinh tế. Trong khi đó, trong cuộc sống hàng ngày, người Bắc Triều Tiên vẫn luôn đưa chủ đề chiến tranh để bàn luận.
8. Người dân luôn nhắc tới cuộc chiến tranh liên Triều: Ở Nam Triều Tiên (tức Hàn Quốc), người dân thường không hay nói tới cuộc chiến tranh kết thúc từ 60 năm về trước bởi họ chú trọng tập trung vào phát triển kinh tế. Trong khi đó, trong cuộc sống hàng ngày, người Bắc Triều Tiên vẫn luôn đưa chủ đề chiến tranh để bàn luận.  
9.Tất cả trẻ em đều mặc bộ đồng phục giống nhau: Ngay cả khi chúng không ở trường, đều mặc đồng phục, nhưng dường như đó không phải là tất cả, mà chỉ là những học sinh xuất thân từ các gia đình khá giả.
9.Tất cả trẻ em đều mặc bộ đồng phục giống nhau: Ngay cả khi chúng không ở trường, đều mặc đồng phục, nhưng dường như đó không phải là tất cả, mà chỉ là những học sinh xuất thân từ các gia đình khá giả.
10.Các tòa nhà chọc trời nơi đây đều chưa được hoàn thiện: Câu chuyện về khách sạn Ryugyong, tuy đã xây từ năm 1987, nhưng tới nay tầng thứ 105 vẫn chưa được hoàn thành. Nguyên nhân do nền kinh tế trì trệ trong nhiều năm nên chính phủ không có kinh phí để giải ngân cho những công trình này.
10.Các tòa nhà chọc trời nơi đây đều chưa được hoàn thiện: Câu chuyện về khách sạn Ryugyong, tuy đã xây từ năm 1987, nhưng tới nay tầng thứ 105 vẫn chưa được hoàn thành. Nguyên nhân do nền kinh tế trì trệ trong nhiều năm nên chính phủ không có kinh phí để giải ngân cho những công trình này. 
11.Không người dân thường nào được phép tiếp cận với Internet: Nguyên nhân là lo người dân có thể bị lung lay ý chí chiến đấu.
11.Không người dân thường nào được phép tiếp cận với Internet: Nguyên nhân là lo người dân có thể bị lung lay ý chí chiến đấu.  
12.Không nên tin tưởng vẻ bên ngoài của những công trình sang trọng: Bạn sẽ không tưởng tượng được rằng, một viện bảo tàng tuyệt đẹp được trang trí bởi sàn đá cẩm thạch sáng bóng và chùm đèn lớn lại không hề có nước ở phòng tắm. Một nhà hàng sang trọng với thiết kế nội thất cao cấp lại không hề có hệ thống điều hòa...
12.Không nên tin tưởng vẻ bên ngoài của những công trình sang trọng: Bạn sẽ không tưởng tượng được rằng, một viện bảo tàng tuyệt đẹp được trang trí bởi sàn đá cẩm thạch sáng bóng và chùm đèn lớn lại không hề có nước ở phòng tắm. Một nhà hàng sang trọng với thiết kế nội thất cao cấp lại không hề có hệ thống điều hòa...

Ngộ nghĩnh tòa nhà có kiến trúc giống “của quý“

(Kiến Thức) - Tháp nước Ypsilanti, sân vận động phục vụ cho sự kiện World Cup 2022 diễn ra ở Qatar... là những tòa nhà có kiến trúc rất giống "của quý".

1. Tháp nước Ypsilanti tọa lạc ở thị trấn nhỏ vùng Michigan, được tạp chí Cabinet phong là “tòa nhà có hình giống dương vật nhất”.
 1. Tháp nước Ypsilanti tọa lạc ở thị trấn nhỏ vùng Michigan, được tạp chí Cabinet phong là “tòa nhà có hình giống dương vật nhất”.
2. Sau khi bản thiết kế về sân vận động phục vụ cho sự kiện World Cup 2022 diễn ra ở Qatar được công bố, nó đã gây xôn xao dư luận bởi hình dáng giống cơ quan sinh dục nữ. “Thực lòng, nếu một nam kiến trúc sư hoàn thành bản thiết kế dự án này, dư luận sẽ không chỉ trích nhiều đến vậy”, Tổng thư ký Ủy ban tổ chức World Cup 2022 của Qatar là Hassan al-Thawadi cho biết.
 2. Sau khi bản thiết kế về sân vận động phục vụ cho sự kiện World Cup 2022 diễn ra ở Qatar được công bố, nó đã gây xôn xao dư luận bởi hình dáng giống cơ quan sinh dục nữ. “Thực lòng, nếu một nam kiến trúc sư hoàn thành bản thiết kế dự án này, dư luận sẽ không chỉ trích nhiều đến vậy”, Tổng thư ký Ủy ban tổ chức World Cup 2022 của Qatar là Hassan al-Thawadi cho biết. 

3. Là nơi cố Tổng thống Ronald Reagan lớn lên, Illinois còn gây sự chú ý của mọi người bởi hình dáng cong "độc và lạ" của nhà thờ Dixon Christian Science Church.
3. Là nơi cố Tổng thống Ronald Reagan lớn lên, Illinois còn gây sự chú ý của mọi người bởi hình dáng cong "độc và lạ" của nhà thờ Dixon Christian Science Church.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.