Vì sao không khí Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ ô nhiễm kéo dài?

Ngoài lượng khí thải từ các phương tiện giao thông và thời tiết, việc các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ tái diễn tình trạng đốt rơm rạ nhiều cũng gây ô nhiễm không khí.

Vì sao không khí Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ ô nhiễm kéo dài?
Hôm nay 23/9, không khí Hà Nội tiếp tục quay trở lại ngưỡng kém, sau vài ngày được cải thiện. Chỉ số chất lượng không khí đo được vào lúc 16h tại các khu vực AQI là 100 - 140, cụ thể: Bắc Từ Liêm (140), Phạm Văn Đồng (124), Hàng đậu (120), Thành Công (114) và Trung Hòa - Cầu Giấy (109).
Theo các chuyên gia, tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, không khí ô nhiễm thường bắt nguồn từ chất thải các phương tiện tham gia giao thông như xe máy, xe bus và ô tô và các loại máy móc chạy bằng dầu ở các khu công nghiệp, công trình xây dựng.
Sáng sớm, lẫn trong không khí là bụi tự nhiên, khí thải, bụi hữu cơ và bụi siêu mịn (PM10, PM2.5), khiến bầu trời luôn âm u, mù mịt như có sương mù.
Vi sao khong khi Ha Noi va cac tinh dong bang Bac Bo o nhiem keo dai?
 Không khí Hà Nội nhiều khu vực có màu Cam (KÉM). (Ảnh: Cổng Thông tin Quan trắc Môi trường Hà Nội)
Không chỉ có Hà Nội, những ngày qua tại các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, chỉ số AQI đo được cũng tăng khá cao, luôn ở mức 150 trở lên. Trong đó ngày 20/9, chất lượng không khí tại một số huyện của tỉnh Thái Bình ở mức cao, như Thái Thụy (173), Đông Hưng (165), TP. Thái Bình (167). Tại Hải Phòng, một số nơi như Kiến An, Hải An chỉ số AQI lần lượt 168;155, Bắc Ninh (155), Nam Định (123)…
Theo GS.TS Hoàng Xuân Cơ - làm việc tại khoa Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, mặc dù các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ lưu lượng phương tiện tham gia giao thông ít hơn Hà Nội, nhưng do đặc thù thời tiết và nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thực trạng ô nhiễm chung.
Vị giáo sư này phân tích, nếu thời tiết thuận lợi thì lượng khí thải cũng dễ được phát tán và bay đi nhanh hơn, trả lại bầu không khí bình thường. Ngược lại, nếu thời tiết xấu, khí thải lơ lửng không thoát đi được dẫn đến chỉ số AQI luôn ở mức cao.
Vi sao khong khi Ha Noi va cac tinh dong bang Bac Bo o nhiem keo dai?-Hinh-2
Đốt quá nhiều rơm rạ cùng lúc cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. (Ảnh minh họa: Đại Nghĩa/TTXVN) 
Một nguyên nhân khác, theo giáo sư Cơ, miền Bắc đang vào mùa lá khô,khắp nơi rơm rạ, rác thải đều gom và đốt cùng nhau khiến lượng khí thải ra môi trường lớn hơn bình thường. Đây cũng là nguyên nhân lý giải tại sao chỉ số chất lượng không khí AQI đo được ở các khu vực trên cao đột biến.
Theo báo cáo môi trường quốc gia về môi trường không khí, việc đốt rơm rạ ngoài trời là quá trình đốt không kiểm soát, trong đó sản phẩm chủ yếu là các chất khí bụi, CO2, CO, NOx. Khi rơm rạ cháy không hết có thể tạo ra Aldehyde và bụi mịn là những chất gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Đặc biệt, tại nước ta, đốt rơm rạ theo mùa còn gây ra hiện tượng sương mù quang hóa. Đây là dạng ô nhiễm đặc biệt do sự tương tác giữa các bức xạ cực tím của mặt trời và khí thải ô tô, xe máy, khói bụi… Điều này trực tiếp làm tăng nguy cơ hiệu ứng nhà kính, khiến Trái đất nóng lên, gây biến đổi khí hậu.
Không khí ngày càng ô nhiễm, người dân, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, những người có tiền sử bị bệnh hô hấp mạn tính đều đứng trước nỗi lo về sức khỏe. Nguy hiểm hơn khi nhiều ngày qua chỉ số AQI luôn ở mức KÉM (màu cam: 120 - 200 AQI). Ở mức này, người nhạy cảm hạn chế ra ngoài.
Làm gì để phòng tránh tác hại của ô nhiễm không khí?
Theo BS CKII Nguyễn Ngọc Hồng, Trưởng khoa Bệnh Phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương, với tình trạng không khí ô nhiễm như hiện nay, người dân, nhất là người già, trẻ nhỏ hoặc những người có tiền sử mắc bệnh về hô hấp mãn tính hay tim mạch, có xu hướng cần hít thở nhiều trong những ngày này nên hạn chế ra đường.
Nếu bất đắc dĩ có việc phải ra ngoài, người dân cần thực hiện những lưu ý sau:
- Đeo khẩu trang hoạt tính: Những loại khẩu trang này sẽ làm giảm số lượng các chất ô nhiễm hít phải, ngăn ngừa các vấn đề về hô hấp như: ngứa cổ họng, khó thở, thở khò khè, ho…
- Đeo kính để bảo vệ mắt, giảm tác hại của không khí ô nhiễm. Nhỏ dung dịch làm sạch và khử trùng mắt sau khi về nhà.
- Tránh lui tới những nơi có đông phương tiện qua lại, khu vực đông đúc, khu công nghiệp, gần đường cao tốc hoặc đường lớn.
- Nếu nhà ngay mặt đường, tránh mở cửa sổ phía ngoài đường. Nếu đó là cửa sổ duy nhất trong nhà, hãy mở khi thời tiết mát mẻ, trời tối, ít phương tiện qua lại.
- Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch bằng việc thường xuyên tập thể dục cũng như thay đổi chế độ ăn tốt cho sức khỏe. Tránh tập thể dục, hoạt động thể chất vào giờ cao điểm để hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm.
- Chú ý chế độ ăn uống với các loại thực phẩm giàu vitamin để giúp cơ thể tăng sức đề kháng, miễn dịch, hỗ trợ cơ thể dẻo dai có khả năng loại bỏ độc tố, chống lại bệnh tật.

Những thực phẩm tốt không ngờ giúp lá phổi khỏe mạnh

Việc phổi liên tục hít phải không khí bị ô nhiễm. Để tăng cường sức khỏe cho cặp lá phổi bạn nên bổ sung 12 loại thực phẩm dưới đây.

Những thực phẩm tốt không ngờ giúp lá phổi khỏe mạnh
Nhung thuc pham tot khong ngo giup la phoi khoe manh

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có 235 triệu người đang phải gánh chịu hen suyễn liên quan đến bệnh phổi. Con số thống kê mới cho thấy, lao phổi là một trong những bệnh đã cướp đi sinh mạng của hơn 3 triệu người trên thế giới mỗi năm. Ngày nay, với sự gia tăng dân số cùng với ô nhiễm môi trường, không khí dẫn đến các bệnh hô hấp đang ở mức cao.Vì vậy, để tăng cường sức khỏe cho cặp lá phổi bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày 12 loại thực phẩm dưới đây.

Nhung thuc pham tot khong ngo giup la phoi khoe manh-Hinh-2
1. Táo: Nghiên cứu cho thấy những người uống một ly nước ép táo mỗi ngày có nguy cơ thấp mắc bệnh khò khè liên quan đến bệnh phổi. Những thai phụ ăn táo hàng ngày trong thai kỳ, khi sinh ra con của họ có nguy cơ rất thấp mắc bệnh hen suyễn. Vì táo có chứa các hợp chất phenolic và flavonoid có tác dụng giảm viêm đường dẫn khí liên quan đến bệnh phổi.
Nhung thuc pham tot khong ngo giup la phoi khoe manh-Hinh-3
2. Cá hồi chứa nhiều axít béo omega 3 giúp làm giảm viêm phổi đáng kể và cơ thể người ăn cá hồi thường xuyên có khả năng khuẩn cao và có thể sống chung với người mắc bệnh phổi. Ngoài cá hồi, các loại cá thu, cá mòi và cá trích đều rất tốt cho bạn lá phổi khỏe mạnh.
Nhung thuc pham tot khong ngo giup la phoi khoe manh-Hinh-4
3. Dầu ô liu tự nhiên chứa 70 % axít béo không bão hòa đơn. Chất phenol có trong dầu ô liu có đặc tính kháng viêm cao giúp cơ thể kháng khuẩn hiệu quả. Dầu ô liu giúp làm giảm sự tích tụ cholesterol LDL- cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol HDL - cholesterol tốt trong máu, giúp chống lại các nguy cơ liên quan đến ô nhiễm không khí, làm giảm đáng kể một số bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch và phổi.
Nhung thuc pham tot khong ngo giup la phoi khoe manh-Hinh-5
4. Trà xanh có chứa các chất chống ôxy hóa giúp làm dịu cơ thể, giảm viêm và tăng khả năng chữa lành vết thương ở mức nhẹ. Chất Quercetin có tác dụng chống ôxy hóa được coi như thuốc kháng histamin tự nhiên gây ức chế giải phóng histamin vốn gây các triệu chứng dị ứng đường hô hấp.
Nhung thuc pham tot khong ngo giup la phoi khoe manh-Hinh-6
5. Cà phê: Chỉ cần uống một tách cà phê mỗi ngày có thể giúp giảm bớt các triệu chứng hen suyễn, thật đáng ngạc nhiên? Vì chất caffein có tác dụng như một loại thuốc giãn phế quản, mở đường khí quản hợp lý hỗ trợ hen suyễn và làm giảm mỏi cơ hô hấp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống một tách cà phê vào buổi sáng sẽ cải thiện sức thở và tăng cường hỗ trợ chức năng phổi.    
Nhung thuc pham tot khong ngo giup la phoi khoe manh-Hinh-7
6. Các loại hạt là một trong những siêu thực phẩm hỗ trợ chức năng phổi tuyệt vời nhất. Các loại hạt như hạt bí ngô, hạt lanh và hạt hướng dương cung cấp cho cơ thể bạn nhiều magiê - khoáng chất thiết yếu cho những người mắc bệnh hen suyễn. Magiê có trong hạt giúp hỗ trợ và thư giãn các cơ hô hấp làm giảm viêm, cải thiện sức khỏe đường hô hấp.
Nhung thuc pham tot khong ngo giup la phoi khoe manh-Hinh-8
7. Các loại quả màu vàng và rau xanh như đu đủ, bí ngô và cam đều chứa nhiều các chất chống ôxy hóa, vitamin C mang lại nhiều lợi ích cho lá phổi, tăng khả năng chống nhiễm trùng và giảm viêm.
Nhung thuc pham tot khong ngo giup la phoi khoe manh-Hinh-9
8. Ngũ cốc nguyên hạt: Kết hợp các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lức, hạt diệm mạch và lúa mì nguyên cám trong chế độ ăn hàng ngày đây là một bữa ăn giàu dinh dưỡng rất tốt để duy trì lá phổi khỏe. Ngược laị, bạn nên tránh những thực phẩm giàu carbohydrat như bánh nướng xốp, mì ống, gạo, bánh mì trắng vì chúng làm tăng sản sinh carbon dioxid dễ gây căng thẳng và mệt mỏi hơn cho sức khỏe phổi.
Nhung thuc pham tot khong ngo giup la phoi khoe manh-Hinh-10
9. Tỏi chứa chất flavonoid kích thích sản sinh ra glutathion, có khả năng loại bỏ độc tố và các chất gây ung thư giúp phổi hoạt động tốt hơn. Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người ăn thường xuyên 3 tép tỏi sống 2 lần/tuần ít có khả năng tiến triển ung thư phổi hơn 44% so với những người bình thường.
Nhung thuc pham tot khong ngo giup la phoi khoe manh-Hinh-11
10. Gừng có đặc tính kháng viêm cao có thể làm giảm viêm nhẹ trong cơ thể mà không cần dùng thuốc. Gừng cũng giúp giải độc cơ thể và loại bỏ các chất ô nhiễm từ không khí cho phổi như bụi và khói thuốc. Gia vị này cũng làm giảm tắc nghẽn, thông khí và cải thiện lưu thông máu tốt hơn đến phổi giúp tăng cường sức khỏe phổi.
Nhung thuc pham tot khong ngo giup la phoi khoe manh-Hinh-12

11. Ớt chứa nhiều capsaicin giúp kích thích bài tiết và bảo vệ lớp niêm mạc ở đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Vì vậy, nên thêm chút ớt cay vào chế biến bữa ăn hàng ngày và uống trà có hương vị caylà cách tốt nhất để loại bỏ các triệu chứng hen suyễn, duy trì một lá phổi xanh một cách tự nhiên.

Nhung thuc pham tot khong ngo giup la phoi khoe manh-Hinh-13
12. Bông cải xanh chứa nhiều các vitamin C, folate, carotenoid và hóa chất thực vật giúp đẩy lùi nguy cơ gây hại cho phổi. Bông cải xanh chứa hợp chất L-sulforaphane có đặc tính chống ung thư và kháng khuẩn cao giúp duy trì lượng đường huyết và ngăn ngừa ung thư. Hợp chất này cũng giúp các tế bào chuyển sang gen chống viêm giúp ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp. Nghiên cứu cho thấy bông cải xanh cũng giàu vitamin K, nếu ăn thường xuyên từ nhỏ sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch cũng như giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp sau này.

Những thực phẩm giúp bạn tràn đầy năng lượng

6 cách tự nhiên "rửa" sạch phổi, giảm tác hại của ô nhiễm không khí

(Kiến Thức) - Số liệu thống kê của WHO  cho thấy, tình trạng tiếp xúc với không khí ô nhiễm dẫn đến 4,2 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm. Vì vậy, việc duy trì sức khỏe của phổi là điều cần thiết để giúp cơ thể khỏe mạnh. 

6 cách tự nhiên "rửa" sạch phổi, giảm tác hại của ô nhiễm không khí
6 cach tu nhien
 Hơi nước có thể làm tăng thêm hơi ấm và độ ẩm cho không khí giúp cải thiện đường thở và làm lỏng chất nhầy bên trong đường thở, phổi. Ảnh: giadinh.
6 cach tu nhien
 Vì vậy, xông bằng hơi nước là cách đơn giản giúp làm sạch phổi của bạn, đồng thời có thể giúp giảm đau ngay lập tức và giúp thở dễ dàng hơn. Ảnh: thanhnien.
6 cach tu nhien
 Ho là cách tự nhiên của cơ thể để thải độc tố có trong chất nhầy. Do đó, kiểm soát cơn ho có thể giúp giảm chất nhầy dư thừa trong phổi và đẩy qua đường thở, từ đó làm sạch phổi. Ảnh: nld.
6 cach tu nhien
 Một cách khác bạn có thể thực hiện để làm sạch phổi đó chính là dẫn lưu tư thế. Đây là cách làm sạch phổi giúp bạn cải thiện hơi thở và ngăn ngừa nhiễm trùng phổi. Ảnh: phuchoichucnang.
6 cach tu nhien
 Dẫn lưu tư thế được thực hiện bằng cách nằm ở các vị trí khác nhau để sử dụng trọng lực loại bỏ chất nhầy ra khỏi phổi. Ảnh: slidesharecdn.
6 cach tu nhien
 Bên cạnh đó, tập thể dục đều đặn cũng là một cách làm sạch phổi. Ảnh: laodong.
6 cach tu nhien
 Muốn làm sạch phổi, bạn nên uống trà xanh bởi trong trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm trong phổi. Ảnh: dkn.
6 cach tu nhien
 Thậm chí những chất chống oxy hóa này còn có thể bảo vệ mô phổi khỏi tác hại của tình trạng hít phải khói thuốc. Ảnh: giadinh.
6 cach tu nhien
 Ngoài trà xanh, bạn có thể tiêu thụ những thực phẩm chống viêm để làm sạch phổi. Ảnh: happytrade.
6 cach tu nhien
 Các thực phẩm giúp chống viêm bao gồm: Nghệ, đậu lăng, quả ô liu, quả óc chó, quả anh đào, quả việt quất, rau lá có màu xanh. Ảnh: pixabay.

Dấu hiệu căn bệnh ung thư 'sát thủ', nhiều người Việt mắc nhất

Trong 10 loại ung thư phổ biến thường gặp tại Việt Nam, ung thư phổi xếp thứ nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Điều đáng báo động là quá nhiều người bệnh chỉ phát hiện ung thư phổi khi đã ở giai đoạn muộn.

Dấu hiệu căn bệnh ung thư 'sát thủ', nhiều người Việt mắc nhất
Nguyên nhân gây ung thư phổi

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.