Vì sao hoàng quý phi luôn tìm mọi cách để thành hoàng hậu?

Trong hậu cung, hoàng hậu và hoàng quý phi dù chỉ cách nhau một bậc nhưng giữa 2 người lại có khác biệt rất xa.

Vì sao hoàng quý phi luôn tìm mọi cách để thành hoàng hậu?

Trong hậu cung thì người có quyền lực cao nhất chính là hoàng hậu. Hoàng hậuđược xem là mẫu nghi thiên hạ. Hoàng đế bình thường bận bịu việc chính sự nên hoàng hậu sẽ phụ trách quản lý toàn bộ phi tử và kẻ hầu người hạ trong hậu cung, bất cứ ai không tuân theo quy tắc đều sẽ bị trừng phạt. Sở dĩ hoàng hậu nắm toàn quyền trong tay là do thứ bậc trong hậu cung quyết định.

Các phi tần trong hậu cung phân thứ bậc nghiêm ngặt, dưới hoàng hậu có một hoàng quý phi, hai quý phi, bốn phi và sáu tần, quý nhân và dưới quý nhân thì không giới hạn số lượng. Hoàng hậu chính là đỉnh của kim tự tháp, quyền lực cũng là lớn nhất. Cho dù hoàng quý phi và hoàng hậu chỉ hơn nhau một bậc nhưng sự đối đãi lại một trời một vực.

Vi sao hoang quy phi luon tim moi cach de thanh hoang hau?

Hoàng hậu và hoàng quý phi tuy cách nhau 1 bậc nhưng sự đối đãi hoàn toàn khác nhau. (Ảnh: Baidu)

Hoàng hậu và hoàng quý phi mặc dù đều là người trợ giúp hoàng đế nhưng địa vị và đãi ngộ của họ lại khác xa nhau. Hoàng hậu là người có thể ngồi ngang hàng với hoàng đế theo đúng nghĩa. Mặc dù bà cũng phải cúi đầu trước hoàng đế nhưng lại là người có thể ngồi cạnh ngài. Những phi tần còn lại chỉ có thể quỳ và ngước lên nhìn hoàng đế nhưng hoàng hậu có thể nhìn trực diện.

Khi tổ chức hôn lễ, hoàng đế chỉ tổ chức hôn lễ một lần trong đời với hoàng hậu. Những phi tần khác bao gồm cả hoàng quý phi nếu xét theo địa vị trong một gia đình bình thường thì họ cũng chỉ coi là tiểu thiếp, mặc dù có thân phận hoàng gia nhưng cũng không thể che giấu được sự thật này. Hơn nữa, chỉ có con của hoàng hậu sinh ra mới được coi là con trưởng, còn lại đều sẽ là con thứ. Và con trưởng trong tương lai sẽ có cơ hội kế thừa ngai vàng lớn nhất.

Về cách ăn mặc cũng có sự khác biệt rõ ràng giữa hoàng hậu và hoàng quý phi. Mặc dù hoàng hậu và hoàng quý phi đều có thể mặc y phục màu vàng, nhưng có rất nhiều điểm trên trang phục của họ không giống nhau. Sự khác biệt lớn nhất là trên chiếc mũ phượng, mũ phượng của hoàng hậu mùa đông làm bằng lông chồn, mùa hè làm bằng nhung xanh, phía trên khảm 320 viên ngọc trai. Còn trên mũ của hoàng quý phi chỉ có 192 viên.

Hoàng quý phi và các phi tần khác đều phải hành lễ khi nhìn thấy hoàng hậu. Khi hoàng cung có sự kiện trọng đại thì hoàng quý phi và các phi tần cũng phải tham gia, họ phải hành lễ quân thần với hoàng hậu như với hoàng đế.

Vi sao hoang quy phi luon tim moi cach de thanh hoang hau?-Hinh-2

Các phi tần bao gồm hoàng quý phi cũng chỉ được coi như tiểu thiếp của hoàng đế. (Ảnh: Baidu)

Xét từ góc độ bổng lộc để so sánh, tiền chi tiêu hàng năm của hoàng hậu là 1000 lượng bạc, còn hoàng quý phi ít hơn hoàng hậu 200 lượng, quý phi lại ít hơn hoàng quý phi 200 lượng, cứ như vậy để tính cho những cấp bậc bên dưới.

Một lượng bạc nếu đổi ra tiền hiện tại là tương đương với 300 NDT (khoảng hơn 1 triệu VND), hoàng hậu bổng lộc một năm là 300.000 NDT (hơn 1 tỷ VND), còn hoàng quý phi chỉ có 240.000 NDT (hơn 800 triệu VND), đây là sự chênh lệch không hề nhỏ. Có lẽ vì vậy, trong nhiều triều đại phong kiến đã có nhiều trường hợp các vị hoàng quý phi vì muốn trở thành hoàng hậu mà đã bỏ ra không ít tâm sức. Sự khác biệt lớn như vậy dù chỉ kém 1 bậc thì quả thực, ai trong lòng cũng sẽ cảm thấy rất không công bằng.

Các phi tần bị đẩy vào lãnh cung, các thái giám vẫn hầu hạ?

Tuy nhiên, khi các phi tần bị đẩy vào lãnh cung thì các thái giám vẫn lao vào hầu hạ, tại sao lại như vậy?

Các phi tần bị đẩy vào lãnh cung, các thái giám vẫn hầu hạ?

Đầu tiên, vì tiền

Sự thật “thần dược” giúp phi tần dưỡng nhan, giỏi chuyện "chăn gối"

Để dưỡng nhan và tăng cường "chuyện yêu" khi hầu hạ hoàng đế, các phi tần sử dụng Tức cơ hoàn. "Thần dược" này giúp nhiều mỹ nhân đắc sủng.

Sự thật “thần dược” giúp phi tần dưỡng nhan, giỏi chuyện "chăn gối"
Su that “than duoc” giup phi tan duong nhan, gioi chuyen “chan goi“
Trong các "cuộc chiến" tranh sủng dưới thời phong kiến ở Trung Quốc, nhiều phi tần tìm đủ mọi cách để luôn trẻ trung, xinh đẹp và có khả năng phòng the hơn người. Họ làm như vậy vì muốn luôn được hoàng đế yêu thương, chiều chuộng và có địa vị cao trong hậu cung. 

Con gái 3 tuổi nói câu gì khiến Chu Nguyên Chương thay đổi thánh chỉ?

Hoàng đế Chu Nguyên Chương đã ra lệnh bồi táng các phi tần, nhưng chỉ vì lời nói của con gái 3 tuổi mà thay đổi thánh chỉ. Vì sao?

Con gái 3 tuổi nói câu gì khiến Chu Nguyên Chương thay đổi thánh chỉ?

Nhắc đến thời phong kiến cổ đại, chúng ta thường sẽ nghĩ ngay đến thời đại mà các vị hoàng đế chuyên quyền. Họ đứng đầu một nước có quyền quyết định tất cả mọi việc, bảo sống thì người đó được sống, còn phán chết thì quân thần phải chấp nhận cái chết.

Hoàng đế đưa ra các quy tắc, quy định dù có vô lý, khắt khe thì các quân thần đều phải nghe theo. Một trong những quy định được coi là man rợ nhất của các vị hoàng đế đó là bắt các phi tần phải tuẫn táng theo mình. Vào thời nhà Minh, Chu Nguyên Chương đã ra lệnh bồi táng các phi tần, nhưng chỉ vì lời nói của con gái 3 tuổi mà thay đổi thánh chỉ, vì sao?

Đọc nhiều nhất

Tin mới