Dưới thời phong kiến ở Trung Quốc, Hòa Thân (1750 - 1799) là quan đại thần được vua Càn Long sủng ái, tin tưởng và trọng dụng. Nhờ vậy, ông nắm giữ các chức vụ quan trọng trong triều đình và dùng quyền lực của mình để vơ vét của cải, làm giàu cho bản thân bằng các thủ đoạn như tham ô, nhận hối lộ... |
Là vị quan có cả quyền lực và tài lực, Hòa Thân có cuộc sống xa hoa. Theo đó, tham quan khét tiếng này muốn sống thọ để tận hưởng vinh hoa phú quý. |
Vì vậy, tham quan Hòa Thân cho người bài trí 9.999 con dơi trong phủ để cầu phúc. Sở dĩ tham quan này làm như vậy được cho là vì tổ tiên của tham quan này từng được cho gặp phải tình huống nguy hiểm. |
Trong tình huống đó, một đàn dơi đã cứu mạng của họ. Vì vậy, Hòa Thân coi dơi như một linh vật mang đến may mắn cho gia tộc. |
Một lý do khác đó là chữ dơi trong tiếng Hán gần âm với chữ "phúc", tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng và trường thọ. Thêm nữa, dân gian quan niệm dơi là hiện thân của trường thọ, con cháu xum vầy, tiền đồ cát khánh. Chính vì điều này, nhiều gia đình xây nhà có trang trí hình dơi nhằm cầm mong sẽ gặp may mắn, bình an và trường thọ. |
Những lý do trên được cho là khiến Hòa Thân cho người trạm trổ hình ảnh loài dơi ở khắp phủ đệ. |
Thay vì bài trí 10.000 con dơi, Hòa Thân chỉ trang trí 9.999 con dơi trong phủ vì biết rõ bản thân phạm nhiều tội nên khó có thể cầu được "vạn phúc". |
Do vậy, Hòa Thân muốn quyền lực và sự giàu sang được duy trì lâu dài. Tuy nhiên, mọi chuyện không diễn ra theo ý muốn của tham quan này. |
Bởi lẽ, dù bày trí 9.999 con dơi trong phủ thì Hòa Thân không thể sống trường thọ để hưởng phúc. Sau khi vua Càn Long băng hà, hoàng đế Gia Khánh xử tội Hòa Thân. |
Cuối cùng, Hòa Thân bị vua Gia Khánh ban cho cái chết toàn thân và tịch thu tài sản. Theo đó, tham quan khét tiếng của nhà Thanh tự sát và qua đời ở tuổi 49. |
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.