Vì sao hàng loạt đại lý xăng dầu 'cửa đóng then cài'?

Nhiều cây xăng ở Long An và An Giang tạm dừng hoạt động, treo bảng hết xăng.

Ông Huỳnh Ngọc Hồ, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh An Giang cho biết, tính đến chiều tối ngày 8-2 các đội QLTT đồng loạt ra quân kiểm tra 153/489 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn.

Kết quả cho thấy có nhiều cửa hàng xăng dầu trong tình trạng treo bảng hết xăng; xin nghỉ bán vì không có lãi; cửa hàng đang hoạt động nhưng hết xăng chờ giao hàng, DN xin tạm ngừng kinh doanh…. Tùy từng trường hợp Cục QLTT sẽ giám sát để xử lý, hoặc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ.

Cụ thể, DNTN Ngọc Anh - Công ty TNHH MTV dầu khí TP.HCM và Công ty TNHH TM DV Mỹ Hòa, Chi nhánh DNTN Lê Thị Phụng - Công ty TNHH MTV dầu khí TP.HCM đều treo bảng hết xăng.

Cửa hàng bán lẻ xăng dầu- Công ty TNHH xăng dầu Trung Thắng nghỉ bán do từ ngày 25-1 đến nay chỉ được cung cấp 1.500 lít xăng, 500 lít diesel. Công ty có báo với cơ quan chức năng khi bắt đầu tạm ngưng hoạt động.

7 cửa hàng còn hoạt động nhưng hết xăng chỉ còn bán dầu DO gồm cửa hàng xăng dầu Lê Nam, cửa hàng Nguyễn Sơn Phi Hổ, Công ty TNHH xăng dầu Hưng Thạnh, Công ty TNHH xăng dầu Hưng Thạnh Võ Phạm Ngọc Hiền.

4 cửa hàng xăng dầu ngừng bán xăng do nơi cung cấp không có hàng, có thông báo với địa phương gồm CHXD Trần Thanh Cường, CHXD Thanh Liêm 2, CHXD Thạnh Lợi, CHXD Nguyễn Nguyễn.

3 cửa hàng ngừng bán  có thông báo với phòng Kinh tế Hạ tầng huyện An Phú và QLTT sẽ tiếp tục phối hợp kiểm tra giám sát trong ngày 9-2 gồm DNTN Hồng Lợi II, DNTN Võ Kim Lợi, DNTN Hai Khanh.

9 cửa hàng đang hoạt động nhưng hết xăng 95, còn bán xăng E5; dầu DO và nhà cung ứng đang giao hàng.

Vi sao hang loat dai ly xang dau 'cua dong then cai'?

Cửa hàng đang hoạt động nhưng treo bảng hết xăng. ẢNH: N.HỒ

Theo ông Hồ, Cục QLTT tỉnh An Giang tiếp tục kiểm tra giám sát, xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm các trường hợp có dấu hiệu đầu cơ găm hàng trong hoạt động kinh doanh xăng dầu như công văn gửi các Đội ngày 8-2 theo đúng tinh thần chỉ đạo tại công điện 517 của Bộ Công Thương.

Trong đó, xác minh làm rõ từng trường hợp đóng cửa, không hoạt động; trường hợp cần thiết QLTT chủ động phối hợp lực lượng chức năng kiểm tra thực tế hàng hóa tại cửa hàng…

Rà soát, xác minh lại thông tin các cửa hàng đóng cửa, tạm ngưng hoạt động trong thời gian qua. Nếu có vi phạm trong quá trình tạm ngưng cần phối hợp kiểm tra ngay và xử lý theo quy định.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An cho biết, nhằm chủ động có phương án bảo đảm nguồn cung xăng dầu, giám sát việc bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống phân phối…, Sở phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố và Cục QLTT kiểm tra, giám sát việc bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ thì hầu hết đều hoạt động, phục vụ đảm bảo nhu cầu của người dân, chấp hành quy định bán hàng.

Tuy nhiên, có 25/478 cửa hàng bán lẻ xăng dầu tạm ngừng hoạt động. Nguyên nhân do nhân viên bán hàng nghỉ Tết, nhân viên nhiễm COVID-19, do đã hết xăng dầu nhưng đơn vị đầu mối, phân phối không cung cấp hoặc chưa thể nhập xăng dầu để bán vì chiết khấu đại lý rất thấp (0 đồng).

Lực lượng chức năng chưa phát hiện hành vi tích trữ, đầu cơ tăng giá trái phép.

Vi sao hang loat dai ly xang dau 'cua dong then cai'?-Hinh-2

Cửa hàng xăng dầu tỉnh An Giang đang hoạt động và treo bảng hết xăng. ẢNH: N.HỒ

Trước tình hình trên, ngày 7-2 Sở và Cục QLTT tỉnh Long An họp cùng bốn DN đầu mối để nắm tình hình cung ứng xăng dầu, hoạt động của cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh

Theo đó 123 cửa hàng thuộc bốn DN đầu mối trên rải khắp các huyện, thị xã, thành phố vẫn đảm bảo nguồn xăng dầu cho người dân.

Theo báo cáo các DN đầu mối và phân phối hiện nguồn cung cho hệ thống đại lý bán lẻ vẫn đảm bảo nhưng mức chiết khấu cho đại lý rất thấp từ 0 đồng đến 330 đồng…các DN, đại lý bán lẻ càng bán càng lỗ; nguồn cung xăng dầu trong nước và nhập khẩu giảm.

Dự báo những ngày tới sẽ có tình trạng một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu tạm dừng hoạt động.

Song song đó, đến ngày 7-2 đã có 23/25 cửa hàng bán lẻ xăng dầu tạm ngừng trước đây đã hoạt động trở lại bình thường (2 cửa hàng hết xăng dầu); không phát hiện hành vi găm hàng chờ tăng giá nên không có xử phạt vi phạm hành chính.

Sở tiếp tục phối hợp Cục QLTT và địa phương theo dõi tình hình thị trường. Đồng thời kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính xem xét việc điều chỉnh giá bán trong nước, sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu khi cần thiết để đảm bảo giá bán bù được chi phí và có nguồn cung xăng dầu ổn định.

Kinh tế châu Á năm Nhâm Dần: Nước mở cửa trước có lợi thế

Nhiều chuyên gia đều cho rằng trong năm Nhâm Dần, muốn làm kinh tế phải mở cửa và nước nào mở cửa trước nước đó có lợi thế.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên toàn châu Á - Thái Bình Dương sẽ ổn định trong năm con Hổ 2022 này, theo đánh giá của Tập đoàn nghiên cứu tài chính Moody’s (Mỹ).

Muốn làm kinh tế phải mở cửa

Theo trợ lý phó chủ tịch của Moody’s - nhà phân tích Nishad Majmudar, sự phục hồi dần dần về mức sản lượng trước đại dịch ở châu Á - Thái Bình Dương sẽ phản ánh sự mở cửa trở lại của các nền kinh tế. Điều này đạt được nhờ tổng hòa các yếu tố: Tỉ lệ tiêm chủng tăng, việc duy trì hỗ trợ về tiền tệ hoặc tài khóa, nhu cầu chi tiêu mạnh từ các hộ gia đình, dự trữ hàng tồn kho, tăng chi tiêu vốn toàn cầu.

Theo đánh giá của Moody’s, chênh lệch tăng trưởng trong khu vực và giữa các lĩnh vực sẽ vẫn còn rõ rệt với sự khác biệt trong quản lý đại dịch, tỉ lệ tiêm chủng và xu hướng dài hạn của mỗi quốc gia.

Mức tăng trưởng và các điều kiện tín dụng sẽ phụ thuộc vào năng lực của các quốc gia trong việc kiểm soát các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 và thích ứng khi COVID-19 trở thành bệnh dịch đặc hữu. Những điều này cũng phụ thuộc vào khả năng của các nhà hoạch định chính sách trong việc duy trì hỗ trợ tiền tệ hoặc tài khóa giữa áp lực lạm phát và vào mức độ phục hồi du lịch quốc tế.

Hàng ngàn người 'chôn chân' ở Bến xe Miền Đông cũ từ sáng mùng 7 Tết

Mờ sáng 7/2 (mùng 7 Tết Nguyên đán), Bến xe Miền Đông cũ tấp nập xe khách ra vào, chủ yếu là xe liên tỉnh vào trả khách. Ghi nhận tại các cổng của bến xe, rất nhiều người tay xách nách mang đồ đạc lỉnh kỉnh đứng chờ người thân hoặc xe ôm, taxi đón.

Từ TP Phan Rang (tỉnh Ninh Thuận) vào TP HCM bằng xe khách, chị Mai Hồng Ngọc (sinh viên) có mặt tại Bến xe Miền Đông cũ lúc 3 giờ. Vừa bước xuống xe, chị Ngọc liền tranh đặt xe ôm công nghệ để về nhà trọ tại khu vực Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (cơ sở trên đường Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, TP HCM).

Hang ngan nguoi 'chon chan' o Ben xe Mien Dong cu tu sang mung 7 Tet

Nhiều người "chôn chân" ở các cổng ra vào của Bến xe Miền Đông cũ.

App đặt xe thông báo cước phí xe máy là 45.000 đồng, kèm thông tin "Cước phí tăng do nhu cầu đi lại cao". Thấy mức giá dù cao nhưng nằm trong khả năng chi trả, chị Ngọc quyết định đặt xe. 30 phút sau, cuốc xe của chị vẫn không được tài xế nào nhận.

Mệt mỏi sau hơn 6 giờ ngồi xe từ quê vào TP HCM, chị Ngọc dần mất kiên nhẫn. Chị bắt đầu kỳ kèo với một tài xế xe ôm truyền thống. Trước đó, người này ra giá 100.000 đồng cho chuyến xe của chị Ngọc. Thấy giá quá cao, chị đã từ chối để đặt xe qua app. Vì kỳ kèo cũng không được, chị đã đồng ý mức giá 100.000 đồng của tài xế này với hy vọng sớm được về phòng trọ nghỉ ngơi.

May mắn hơn chị Ngọc, sau gần 30 phút chờ đợi, anh Đinh Đạt (ngụ TP Thủ Đức) đã đặt được cuốc xe từ Bến xe Miền Đông cũ đến khu vực Ngã tư Thủ Đức qua app với giá cước 109.000 đồng.

Theo anh Đạt, cùng quãng đường này, ngày thường anh đặt app chỉ mất hơn 50.000 đồng. Đáng nói, dù phải trả chi phí cao hơn ngày thường nhưng anh Đạt không được đón tại nơi đang đứng là cổng số 2 (đường Đinh Bộ Lĩnh). Thay vào đó, tài xế đề nghị anh di chuyển đến cổng số 5 (Quốc lộ 13), nếu không sẽ chủ động huỷ chuyến với lý do "chỗ anh Đạt đứng không thuận đường về TP Thủ Đức và xe ôm công nghệ đón khách ở đó sẽ bị xe ôm truyền thống đánh" (?!).

Lo lắng bị "chôn chân" như nhiều người đang vất vả tìm xe tại đây, anh Đạt đồng ý di chuyển đến cổng số 5 theo yêu cầu của tài xế. Sau 10 phút luồn lách trong dòng người đông đúc từ trong bến ra đến cổng, anh Đạt mới tìm được tài xế.

Nghe khách hàng càu nhàu về chất lượng dịch vụ không tương xứng với số tiền bỏ ra, tài xế cho hay trong thời gian cao điểm Tết, nhiều tài xế xe ôm công nghệ không ngại huỷ chuyến. Với kinh nghiệm chạy xe ôm cả mùa Tết này, anh khẳng định bên thiệt là khách hàng. Bởi lẽ, mỗi lần huỷ chuyến, app sẽ tự động tăng giá với lý do thời gian cao điểm, khó kiếm tài xế.

Cũng theo tài xế này, bởi nhu cầu đi lại tăng cao như hiện nay, nhiều tài xế sẵn sàng tắt app để nhận khách theo giá thương lượng. Mức giá này sẽ cao hơn so với chạy thông qua app.

Cụ thể, với cuốc xe của anh Đạt, tài xế chỉ nhận khoảng 76.000 đồng, sau khi hoàn thành chuyến xe còn bị trừ 2.000 – 5.000 đồng phí phát sinh khác cho hãng. Trong khi đó, tài xế này cho hay vừa rồi có 2 mẹ con liên tục nài nỉ anh nhận chở về ngã tư Bình Thái (TP Thủ Đức), quãng đường ngắn hơn, giá 200.000 đồng. Giống như nhiều người, 2 mẹ con này cũng không thể đặt được xe qua app. 

Theo một tài xế xe ôm công nghệ khác đang đứng đợi khách trước bến xe, cũng chính nguyên nhân nhiều tài xế xe ôm công nghệ chủ động huỷ chuyến hoặc tắt app để chạy "chay" đã khiến nhiều phải "chôn chân" tại bến xe, nhà ga, sân bay. Thậm chí đã xảy ra trường hợp khách hàng đánh nhau để giành... tài xế.

Nhiều người vì chờ đợi mệt mỏi nên sẵn sàng bỏ ra số tiền gấp nhiều lần để trả cho xe ôm, taxi với mức giá 2 bên tự thoả thuận.

"Đây là cơ hội để nhiều tài xế "làm giá" khách nhưng khi không còn cách nào khác, nhiều người phải chấp nhận bị "chặt chém" để được về chỗ ở nghỉ ngơi sau chặng đường dài từ quê vào lại TP HCM, cũng như chuẩn bị để quay trở lại làm việc" - anh Đăng nhận xét.

Tin mới