Vì sao giường ngủ của hoàng đế Trung Quốc chỉ rộng 1m?

Điều kỳ lạ là giường hoàng đế chỉ rộng khoảng 1m, lẽ nào đằng sau việc này còn có dụng ý sâu xa nào khác.

Vì sao giường ngủ của hoàng đế Trung Quốc chỉ rộng 1m?

Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, hoàng đế được người dân coi là thiên tử, nắm trong tay cả thiên hạ. Vì thế, hoàng đế cũng là người có cuộc sống xa hoa, sống trong một cung điện nguy nga tráng lệ bậc nhất. Ngày nay, hậu thế có thể hình dung rõ ràng về cuộc sống của các vị hoàng đế khi ghé thăm Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung, Bắc Kinh, Trung Quốc.

Cố Cung là một cung điện có quy mô lớn với diện tích lên tới 720.000 m2. Có thông tin rằng, Cố Cung có tới 9.999 căn phòng. Tuy nhiên, nhiều du khách từng ghé thăm nơi này và có cơ hội tận mắt chứng kiến tẩm cung của hoàng đế đều vô cùng ngạc nhiên với chiếc giường ngủ của nhà vua. Bởi trong suy nghĩ của nhiều người, giường của người đứng đầu thiên hạ không thể có kích thước kỳ lạ như vậy.

Trên thực tế, mọi chiếc giường trong Tử Cấm Thành đều có chiều dài khoảng 2m, chiều rộng chỉ khoảng 1m. Với hậu thế ngày nay, kích thước này là khá chật hẹp nhưng không chỉ có hoàng đế, hoàng hậu hay phi tần đều sử dụng cùng 1 kiểu giường như vậy. Bởi việc quy định kích thước của giường trong cung được dựa trên những nguyên nhân sau:

Bắt nguồn từ quan niệm của người Trung Quốc

Người xưa đều rất coi trọng sự trường thọ, nhiều vị hoàng thượng vì để kéo dài tuổi thọ đã không ngại đi đến chân trời góc bể để tìm thuốc trường sinh, thậm chí, họ mù quáng tin vào phương sĩ có thể điều chế tiên dược mà mất mạng.

Vi sao giuong ngu cua hoang de Trung Quoc chi rong 1m?

Giường của hoàng đế thời phong kiến có kích thước khá chật hẹp. (Ảnh: Baidu)

Ngoài việc dùng thuốc, người xưa còn thông qua các hình thức lễ nghi, hành động để gửi gắm mong muốn được trường thọ. Ví dụ như khi gặp hoàng thượng, các quan đại thần thường hô to "hoàng thượng vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế" đều mang ý nghĩa chúc hoàng thượng sống lâu vạn tuổi. Hiển nhiên rằng, việc thiết kế một chiếc giường nhỏ hẹp cũng mang dụng ý như vậy.

Trong tiếng Trung cách phát âm của từ "giường" (床) gần giống với từ "trường" (长), từ "sấu" (瘦) với nghĩa chật hẹp đồng âm với từ "thọ" (寿). Do đó, từ "giường hẹp" khi phát âm nghe gần giống với từ "trường thọ". Từ ý nghĩa tốt đẹp này, không chỉ riêng trong hoàng cung mà ngay cả bách tính cũng sử dụng những kiểu giường có kích thước hẹp như vậy.

Điểm này rất khác so với ngày nay, con người hiện đại cho rằng việc nghỉ ngơi là rất quan trọng với sức khỏe mỗi người. Vì thế để tạo nên sự thoải mái, dù chiếc giường được thiết kế theo kiểu dáng nào thì chúng đều cần đáp ứng một nhu cầu cơ bản là kích thước rộng rãi.

Thiết kế tương thích với phòng ốc trong cung

Ngoài ra, nguyên nhân thứ 2 khiến cho những chiếc giường trong hoàng cung có kích thước chật hẹp là do diện tích của các căn phòng. Vào thời phong kiến, người xưa coi việc xây dựng phòng ốc là chuyện đại sự, có rất nhiều những điều cấm kỵ khi xây và bố trí nội thất.

Vì phòng dùng để cho người ở nên kiến trúc và kết cấu phòng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến vận khí của người đó. Cổ nhân có câu "ốc đại nhân thiếu thiết mạc trụ" có nghĩa là phòng ốc xây dựng quá lớn mà thưa người thì đừng ở. Họ cho rằng phòng quá lớn sẽ dễ khiến dương khí lọt ra ngoài, tai họa theo đó mà kéo đến.

Vi sao giuong ngu cua hoang de Trung Quoc chi rong 1m?-Hinh-2

Vì diện tích phòng ngủ trong hoàng cung bé nên giường cũng được thiết kế với kích thước nhỏ. (Ảnh: Baidu)

Do đó, trong hoàng cung, các căn phòng đa phần đều được thiết kế thấp và hẹp nhất. Họ quan niệm rằng phòng càng nhỏ sẽ tích tụ càng nhiều khí, người ở trong đó sẽ rất an toàn. Đặc biệt là phòng ngủ sẽ có diện tích không quá 10 mét vuông. Như vậy giường sẽ được chọn loại có kích thước nhỏ để phù hợp với không gian căn phòng.

Một điều nữa là các phòng trong cung điện thường dùng gỗ để dựng lên. Sức chịu nặng của gỗ có hạn, xà ngang càng nhỏ căn phòng sẽ càng chắc chắn, giường cũng sẽ được thiết kế với kích thước tương xứng để tiện bố trí.

Dựa vào số lượng phi tử trong cung

Trong cung, hoàng đế có tới hàng nghìn cung tần mỹ nữ, như vậy số phi tần và quý nhân có thể nói xếp hàng dài cũng không hết. Đa số họ đều có tẩm cung riêng, số phòng mà triều đình cấp cho họ cũng là một con số không hề nhỏ. Thế nhưng hoàng thượng chỉ có một, đâu thể hàng ngày ghé thăm tất cả các phi tần.

Vi sao giuong ngu cua hoang de Trung Quoc chi rong 1m?-Hinh-3

Không chỉ giường của hoàng đế, tất cả giường trong cung đều có kích thước nhỏ như vậy. (Ảnh: Baidu)

Hơn nữa, đa phần khi được hoàng đế chọn thị tẩm các phi tần sẽ được đưa đến tẩm điện của ngài. Nếu hoàng thượng đến tẩm cung của phi tần thì theo quy định của triều đình, ngài sẽ nghỉ ngơi ở đó trong hai tiếng rồi quay trở về cung của mình. Do vậy, triều đình đã quyết định tiết kiệm ngân sách bằng cách xây phòng của các phi tần với diện tích nhỏ.

Qua đây, có thể thấy, người xưa ngoài việc thiết kế giường của hoàng đế với kích thước nhỏ mang ngụ ý chúc trường thọ, còn thể hiện rằng, mỗi quyết định của ngài đều trải qua tính toán kỹ lưỡng nhằm mang lại lợi ích thực tế.

Giật mình quy tắc phòng the khắt khe ngút trời của hoàng đế Trung Quốc

Hoàng đế Trung Quốc phải tuân theo nhiều quy tắc phòng the khi ở bên các phi tần khiến các mỹ nhân không được tùy ý trên long sàng.

Giật mình quy tắc phòng the khắt khe ngút trời của hoàng đế Trung Quốc
Giat minh quy tac phong the khat khe ngut troi cua hoang de Trung Quoc
Hoàng đế Trung Quốc dưới thời phong kiến có hậu cung gồm hàng trăm, hàng ngàn phi tần và cung nữ. Những mỹ nhân tuyệt sắc này chăm lo đời sống tình ái của nhà vua. 

Con gái 3 tuổi nói câu gì khiến Chu Nguyên Chương thay đổi thánh chỉ?

Hoàng đế Chu Nguyên Chương đã ra lệnh bồi táng các phi tần, nhưng chỉ vì lời nói của con gái 3 tuổi mà thay đổi thánh chỉ. Vì sao?

Con gái 3 tuổi nói câu gì khiến Chu Nguyên Chương thay đổi thánh chỉ?

Nhắc đến thời phong kiến cổ đại, chúng ta thường sẽ nghĩ ngay đến thời đại mà các vị hoàng đế chuyên quyền. Họ đứng đầu một nước có quyền quyết định tất cả mọi việc, bảo sống thì người đó được sống, còn phán chết thì quân thần phải chấp nhận cái chết.

Hoàng đế đưa ra các quy tắc, quy định dù có vô lý, khắt khe thì các quân thần đều phải nghe theo. Một trong những quy định được coi là man rợ nhất của các vị hoàng đế đó là bắt các phi tần phải tuẫn táng theo mình. Vào thời nhà Minh, Chu Nguyên Chương đã ra lệnh bồi táng các phi tần, nhưng chỉ vì lời nói của con gái 3 tuổi mà thay đổi thánh chỉ, vì sao?

Khi nhà Thanh sụp đổ, vì sao hầu hết cung nữ không dám lấy chồng?

Theo vua Phổ Nghi, cung nữ nhà Thanh đa phần đều sống cuộc đời bi kịch sau khi rời cung điện Tử Cấm Thành.

Khi nhà Thanh sụp đổ, vì sao hầu hết cung nữ không dám lấy chồng?

Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, tồn tại được 267 năm. Ngày 12/2/1912, Hoàng đế Phổ Nghi đã chính thức thoái vị, kết thúc hàng ngàn lịch sử theo chế độ quân chủ của Trung Hoa.

Sau khi thoái vị, Phổ Nghi cùng hậu cung của mình vẫn được lưu lại Tử Cấm Thành một thời gian nhưng cũng không lâu là phải rời đi. Điều đó có nghĩa là hàng ngàn người bao gồm thái giám, cung nữ, thị vệ,... đều bị đuổi khỏi cung, chỉ trừ một vài số rất ít người được chủ nhân giữ lại hầu hạ. Vậy số phận của những người hầu này sau khi rời khỏi cung điện tường cao rộng lớn, vốn rất tách biệt với thế giới bên ngoài như thế nào?

Đọc nhiều nhất

Tin mới