Vì sao Giáng sinh được gọi là Noel, Xmas?

Nhiều người gọi Giáng sinh là Noel, Xmas. Vậy Noel, Xmas có nghĩa là gì, tại sao Giáng sinh lại có những tên gọi này?

Vì sao Giáng sinh được gọi là Noel?

Có nhiều lý giải khác nhau về nguồn gốc của từ Noel. Giả thuyết đầu tiên là cái tên Noel xuất phát từ danh hiệu Emmanuel. Theo tiếng Do Thái cổ, từ này có nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta". Điều này được chép trong sách Phúc âm Matthew.

Có ý kiến khác cho rằng từ Noël (dạng cổ hơn là Naël) có gốc từ từ "nātālis" trong tiếng Latinh. Từ này có nghĩa là ngày sinh, dùng để chỉ ngày Thiên Chúa giáng sinh.

Cũng có ý kiến lại cho rằng Noël có nguồn gốc từ "nouvelles". Trong tiếng Pháp, từ ngày có nghĩa là tin tức mới.

Vi sao Giang sinh duoc goi la Noel, Xmas?

Từ Noel trong tiếng Anh bắt nguồn từ từ "nowel", có nghĩa "thanh âm của niềm vui". Nó đại diện cho tin mừng Chúa Jesus đến thế gian để tha thứ, cứu rỗi nhân loại.

Bắt đầu từ thời Trung cổ ở châu Âu, từ Noel được sử dụng phổ biến. Các bài hát Giáng sinh viết bằng tiếng Pháp và tiếng Anh thường sử dụng để nói đến việc ra đời của Chúa Kitô.

Vì sao Giáng sinh được gọi là Xmas?

Như bạn đã biết, ngày lễ Giáng sinh trong tiếng Anh gọi là Christmas. Từ này được ghép từ chữ Christ và mas. Trong đó "Christ" là tước hiệu của Chúa Jesus. Chữ này bắt nguồn từ "Χριστός" (đọc là Khristós) trong tiếng Hy Lạp, trong tiếng Việt được dịch là "Kitô" hoặc "Cơ-đốc". Nó có nghĩa là đấng được xức dầu. Chữ "mas" có nghĩa là thánh lễ. Vì vậy, nghĩa gốc của từ Christmas là ngày thánh lễ của Đức Kitô.

Bạn có thể thấy, người ta dùng còn dùng từ Xmas để chỉ Giáng sinh. Thực chất đây là một từ viết tắt của Christmas. Chữ Christ được thay bằng chỉ X do Christmas có nguồn gốc từ từ "Χριστός" trong tiếng Hy Lạp.

Vi sao Giang sinh duoc goi la Noel, Xmas?-Hinh-2

Các học giả vẫn chưa thể khẳng định từ Xmas được áp dụng chính thức vào thời điểm nào. Một số tài liệu cho thấy cụm từ Xmas bắt đầu phổ biến từ các thế kỷ đầu Công nguyên. Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng từ này xuất hiện từ thế kỷ 13.

Tới thế kỷ 15, từ Xmas được sử dụng rộng rãi để thay cho từ Christmas.

Sau thời điểm máy in ra đời vào năm 1436, nhà thờ Công giáp dùng từ Xmas trong các bản in tài liệu, sách thần học với mục đích tiết kiệm. Ở thời thời điểm đó chi phí in ấn rất đắt, viết gọn các cụm từ giúp cắt giảm chi phí.

Những nơi có không khí Giáng sinh quanh năm

Từ các cửa hàng chứa đầy đồ trang trí đến những thị trấn ngập ánh đèn, sau đây là một số địa điểm mang đến du khách cảm giác đang đón Giáng sinh vào bất cứ thời điểm nào trong năm.

Nhung noi co khong khi Giang sinh quanh nam

Kathe Wohlfahrt, Rothenburg ob der Tauber, Đức: Công ty chuyên bán đồ trang trí Giáng sinh Kathe Wohlfahrt hiện có các cửa hàng trên khắp thế giới. Tuy nhiên, cơ sở đầu tiên với những mặt hàng tốt nhất đó là cửa hàng ở Rothenburg ob der Tauber, một thị trấn thuộc Bavaria, Đức. Được mô tả như "ngôi làng Giáng sinh" chứ không chỉ là cửa hàng, nơi đây tràn ngập những cây thông Noel, nhà phủ tuyết, đồ trang trí và đồ chơi bằng gỗ...

Nhung noi co khong khi Giang sinh quanh nam-Hinh-2

Drobak, Na Uy: Không khí Giáng sinh luôn có ở Drobak, thị trấn tự xưng là "quê hương thực sự của ông già Noel". Đường phố ở đây có các biển báo hài hước rằng ông già Noel đang đi ngang qua, tạo sự thích thú cho du khách. Đặc biệt, cửa hàng Tregaarden's Julehuset ở ngay trung tâm thị trấn là "viên ngọc quý" của Drobak. Ngôi nhà chật kín đồ trang trí theo mùa, từ đèn lồng Giáng sinh, tượng ông già Noel đến những tấm bưu thiếp xinh xắn với cảnh lễ hội. Du khách cũng sẽ tìm thấy bưu điện của ông già Noel (Julenissen's Post Office). Nơi này nhận hàng nghìn bức thư gửi đến ông già Noel mỗi năm và có tem bưu điện Giáng sinh chính thức riêng.

Kỳ diệu “phép màu” Giáng sinh xuất hiện trên chiến trường Thế chiến 1

Hơn 100 năm trước, một "phép màu" xảy ra dịp Giáng sinh. Khi ấy, binh sĩ ở 2 chiến chuyến cùng buông súng, cất lên tiếng hát và tặng quà cho nhau.

Ky dieu “phep mau” Giang sinh xuat hien tren chien truong The chien 1
 Vào sáng sớm ngày 25/12/1914, hàng nghìn binh sĩ Anh, Bỉ, Pháp, Đức cùng buông súng và bước ra khỏi chiến hào. Những người lính từng là "kẻ thù không đội trời chung" tạm gác lại cuộc chiến để cùng nhau đón Giáng sinh tại mặt trận phía Tây. Đây là "phép màu" nổi tiếng thế giới xảy ra trong dịp lễ lớn này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới