Vì sao Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn bị khởi tố?

Bộ Công an làm rõ 2 gói thầu mua sắm thiết bị, vật tư tại Bệnh viện Tim Hà Nội gây thất thoát trên 40 tỷ đồng. Trong đó, ông Tuấn đã ký một số văn bản có liên quan.

Chiều 21/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, cho tại ngoại đối với ông Nguyễn Quang Tuấn (54 tuổi, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai) về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, theo Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015.

Cùng tội này, Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Đức Đảng (45 tuổi, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thiết bị y tế Hoàng Nga).

Hoạt động tố tụng trên diễn ra trong quá trình điều tra mở rộng vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội và các đơn vị liên quan.

Cùng ngày, Ban cán sự đảng Bộ Y tế họp, thống nhất và Bộ trưởng Y tế đã có quyết định đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Quang Tuấn cho đến khi có kết luận của cơ quan điều tra. 

Kết quả điều tra bước đầu xác định trước khi giữ chức vụ Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, ông Tuấn là Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng mua sắm của Bệnh viện Tim Hà Nội.

Vi sao Giam doc Benh vien Bach Mai Nguyen Quang Tuan bi khoi to?
 Cơ quan tố tụng làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai sau khi ông Tuấn bị khởi tố. Ảnh: Hải Nam.

Sau khi nhận được tin báo tố giác, đầu tháng 4, Bộ Công tiến hành xác minh về một số hành vi có dấu hiệu tội phạm trong việc thực hiện đấu thầu mua sắm vật tư, hóa chất, thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Tim Hà Nội.

Quá trình điều tra, cơ quan chức năng thu thập tài liệu liên quan các gói thầu và đề án xã hội hóa tại bệnh viện công; đồng thời yêu cầu bệnh viện cung cấp tài liệu liên quan quy chế thu chi tài chính, tài liệu về đề án xã hội hóa, liên danh liên kết về trang thiết bị y tế tại cơ sở này từ năm 2015 đến nay. 

Cơ quan điều tra cáo buộc nhiều cựu lãnh đạo, cán bộ Bệnh viện Tim Hà Nội là ủy viên Hội đồng mua sắm, thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, tổ thẩm định đấu thầu đã cùng doanh nghiệp có các hành vi vi phạm hoạt động đấu thầu.

"Bộ Công an làm rõ 2 gói thầu mua sắm thiết bị, vật tư tại cơ sở y tế này gây thất thoát trên 40 tỷ đồng", nguồn tin của Zing cho hay. Trong số các bị can, nhà chức trách cáo buộc ông Nguyễn Quang Tuấn đã ký một số văn bản có liên quan.

Ngoài ông Tuấn, cơ quan điều tra đã khởi tố 9 bị can. Trong đó, 4 cựu lãnh đạo Bệnh viện Tim Hà Nội gồm Hoàng Thị Ngọc Hưởng (Phó giám đốc), Nguyễn Thị Dung Hạnh (Kế toán trưởng), Đoàn Trọng Bình (Phó trưởng Phòng phụ trách Phòng Vật tư) và Nghiêm Tuấn Linh (Phó phòng Vật tư).

Những đơn thuốc tư vấn tiền triệu của Bệnh viện Bạch Mai

Nhiều bệnh nhân sau khi thăm khám tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, được các bác sĩ kê cho Đơn tư vấn và yêu cầu tìm mua các loại đã kê trong đơn. 

Nhung don thuoc tu van tien trieu cua Benh vien Bach Mai
Hai mẹ con quê ở Khoái Châu, Hưng Yên và đơn tư vấn trị giá gần 7 triệu đồng. 
Trên thực tế, rất ít người trong số họ được giải thích thế nào là Đơn tư vấn. Tâm lý người mang bệnh, họ đơn giản là nghe lời. Mua bằng đủ, bằng được, đắt mấy cũng mua.
Nhan nhản “đơn thuốc con”
Theo tìm hiểu, một quy trình khám chữa tại Bệnh viện Bạch Mai thường diễn ra thực tế như sau:
Bệnh nhân đến trước cửa phòng khám, trình sổ khám bệnh và chờ đến lượt. Khám xong, bác sĩ sẽ trực tiếp (hoặc đọc cho y tá) ghi/đánh máy các loại thuốc ra giấy. Sau đó bác sĩ sẽ ký tên rồi yêu cầu bệnh nhân đi mua về sử dụng theo liều lượng ghi sẵn trong đơn. Với trường hợp bệnh nhân không đủ sức khỏe để tự đi mua, y tá sẽ là người mang đơn thuốc ra đưa cho người nhà. Và trong cả 2 trường hợp, hiếm khi bác sĩ, y tá giải thích gì thêm.
Nhóm phóng viên Báo Lao Động dành ra hơn 2 tháng để thu thập nhiều nhất có thể các “đơn thuốc” được kê bởi đội ngũ này, rồi tìm cách cách gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với người bệnh.
Song song với đó, quá trình khảo sát hệ thống 9 nhà thuốc của Bệnh viện Bạch Mai cũng mang đến cái nhìn tổng quát về sự phổ biến của các loại đơn/phiếu tư vấn. Tại đây, chúng xuất hiện nhan nhản trên tay người bệnh, được đính kèm khéo léo dưới mỗi đơn thuốc. Vấn đề ở chỗ, không nhiều bệnh phân biệt được sự khác biệt giữa 2 loại đơn. Họ đều gọi chung là “đơn thuốc”, là “thuốc”.
Nhung don thuoc tu van tien trieu cua Benh vien Bach Mai-Hinh-2
Các bệnh nhân đang chờ lấy thuốc tại một Nhà thuốc thuộc Bệnh viện Bạch Mai. 
Vậy đơn tư vấn là gì? Liệu có phải một dạng “đơn thuốc con”? Dưới đây là một số cuộc trao đổi đã được chúng tôi thực hiện trong tháng 12/2019:
Ngày 9/12/2019, hai mẹ con quê Khoái Châu, Hưng Yên đi ra từ Nhà thuốc số 3 Bệnh viện Bạch Mai. Người mẹ ngoài 40 tuổi cho biết cần phải bắt xe ôm về gấp nhà một người họ hàng ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) để mượn thêm tiền mua thuốc cho cậu con trai là cháu Lê Văn B. (9 tuổi) bị dị ứng. Chị cho biết: “Lúc tính tiền được báo là hơn 10 triệu đồng. Tôi không cầm đủ nên đành gửi lại để đi xoay sở”.
Chúng tôi đề nghị được xem tận mắt thì thấy, ngoài tờ giấy ghi đơn thuốc kê 8 loại thuốc thì tờ giấy ghi đơn tư vấn cũng kê 4 sản phẩm. Cả 2 đều có chữ ký người khám là một bác sĩ thuộc biên chế Trung tâm dị ứng – Bệnh viện Bạch Mai. Đáng chú ý, trong khi cả 8 loại thuốc được kê trong đơn thuốc chỉ có giá 3,4 triệu đồng thì 4 sản phẩm trong đơn tư vấn có giá gấp đôi, gần 7 triệu đồng.
Nhung don thuoc tu van tien trieu cua Benh vien Bach Mai-Hinh-3
 Nhan nhản các đơn tư vấn trong Bệnh viện Bạch Mai.
Khi được hỏi có biết thế nào là đơn tư vấn không, người phụ nữ cho hay: “Sau khi khám bác sĩ chỉ đưa cho 2 tờ giấy này (tay chìa “đơn thuốc”) bảo là đi lấy thuốc về uống chứ không tư vấn gì”.
Chứng kiến toàn bộ cuộc trò chuyện, một vị khách đứng gần đó động lòng giải thích: Đơn tư vấn chủ yếu là thực phẩm chức năng (TPCN), có tiền mua uống thêm thì tốt, không mua cũng không sao. Còn thuốc mới bắt buộc phải mua.
Chị nghe xong, ngẩn người: “Làm gì biết đâu là thuốc, đâu là TPCN đâu. Cứ nghĩ bác sĩ đưa cho và nói thế thì đều là thuốc cả chứ. Đợt trước đã hơn 6 triệu rồi, đợt này lại hơn 10 triệu nữa thì đào đâu ra tiền”.
Một tiền gà, ba tiền thóc
Ngày 16/12 tại Nhà thuốc số 9 Bệnh viện Bạch Mai, đơn thuốc của chị Hoàng Thị Kh. (43 tuổi, Việt Yên, Bắc Giang) bao gồm 5 loại lần lượt là: Sporacid 100mg (12 viên), Chimitol 500mg (6 viên), Jetry 1% (1 tube), Inti feme (1 lọ) và Gynoflor vaginal viên đặt B/6 (12 viên). Trong khi đó với đơn tư vấn, chị Kh. được kê 1 sản phẩm TPCN có tên Emmats Pregnenolone 12,5mg, Isofalavone 10mg; Cao Đương Q (số lượng 180 viên).
Khi được hỏi về việc bác sĩ có tư vấn cụ thể với đơn tư vấn không, và có biết đơn tư vấn gồm những gì không, chị Hoàng Thị Kh. khẳng định: “Tôi không biết. Bác sĩ khám xong chỉ dặn mang 2 tờ đơn này xuống nhà thuốc của bệnh viện để mua”.
Điều đáng nói, trong tổng hóa đơn hơn 2,5 triệu đồng thì giá thành hộp TPCN có tên Emmats đã gần 1,5 triệu đồng. Cầm trên tay “đơn thuốc” cùng các sản phẩm do bác sĩ kê, chị Kh. tỏ ra ngỡ ngàng và liên tục khẳng định bản thân không được bác sĩ dặn dò về điều này.
Nhung don thuoc tu van tien trieu cua Benh vien Bach Mai-Hinh-4
Một nhân viên Nhà thuốc chuẩn bị giao TPCN cho bệnh nhân.  
Tương tự, ngày 25/12, tại Nhà thuốc số 2 Bệnh viện Bạch Mai, trường hợp của chị Trần Thị H. (46 tuổi, Văn Giang, Hưng Yên) được bác sĩ ở bệnh viện Bạch Mai chẩn đoán mắc viêm cổ tử cung/ TMK – Không thai – Nang vú. Sau khi đi khám, ngoài đơn thuốc gồm 2 loại Inti feme (1 lọ) và Silnozigyn (10 viên), bác sĩ còn kê đơn tư vấn gồm Prevenka (Trinh nữ hoàng cung, 360 viên) và Omega-3 Melkhoff (90 viên), vốn đều là TPCN. Chị H. thanh toán 2 đơn hết 3.509.000 đồng, trong đó tiền thuốc chỉ 628.500 đồng.
Và chị H cũng không có bất cứ ý niệm nào về đơn tư vấn hay đơn thuốc. “Lúc kê đơn không thấy bác sĩ nói gì, chỉ dặn mình xuống mua theo đơn. Mong khỏi bệnh, nên mình cũng “bấm bụng” mua thuốc. Nhưng nếu biết đó là TPCN và có giá đắt như vậy có lẽ mình sẽ không mua”, chị H. than thở.
Đã thế, sự mập mờ ngay trong các đơn tư vấn cũng dễ khiến bệnh nhân hiểu nhầm TPCN là thuốc.
Nhung don thuoc tu van tien trieu cua Benh vien Bach Mai-Hinh-5
Đơn tư vấn dễ gây nhầm lẫn của bệnh nhân B.
  
Ví dụ trong đơn tư vấn được cấp ngày 9/12/2020 bởi TS.BS Nguyễn Hoàng Phương, Giám đốc Trung tâm dị ứng MDLS – Bệnh viện Bạch Mai có ghi rõ 4 loại sản phẩm là Glutabest, Livaform, Latopic và Gokiny.

Bệnh nhân Covid-19 thứ 178 khai báo vòng vo khiến 20 người phải cách ly

(Vietnamdaily) - Sau khi có triệu chứng chóng mặt, đau đầu bệnh nhân thứ 178 khai báo chỉ ở nhà, không đi đâu, dù 2 tháng trước đó bà làm việc tại Bệnh viện Bạch mai.

Sáng 29/3, Bộ Y tế công bố thêm 1 ca nhiễm Covid-19 mới ở Thái Nguyên, nâng tổng số ca trên cả nước lên 178.

Theo Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên, Bệnh nhân thứ 178 là bà H.T.N nữ, 44 tuổi, trú tạixã Phú Thịnh, huyện Đại Từ, làm việc tại công ty Trường Sinh - chuyên cung cấp dịch vụ cho Bệnh viện Bạch Mai.

Chiều 27/3 bà N. đi xe khách từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) về thị trấn Đại Từ lúc 15h cùng ngày, do có triệu chứng đau đầu, chóng mặt nên sau đó vào Bệnh viện đa khoa huyện Đại Từ để khám.

Benh nhan Covid-19 thu 178 khai bao vong vo khien 20 nguoi phai cach ly
20 người trong đó có 12 nhân viên y tế phải cách ly vì bệnh nhân 178 khai báo vòng vo. 

Nhưng ban đầu, bà N. chỉ khai báo "ở nhà, không đi đâu, bị đau đầu nên khám". Sau khi nhập viện, lập bệnh án, hồ sơ điều trị tại Khoa Nội, xét nghiệm công thức máu và đường máu cho kết quả bình thường. Bà được chẩn đoán thiếu máu não.

Đến 20h cùng ngày, bà N. bị sốt 37,6 độ C, đau họng. Sau khi tiếp tục hỏi về lịch trình cụ thể, bác sĩ phát hiện bệnh nhân này có làm việc ở Bệnh viện Bạch Mai trong 2 tháng vừa qua với công việc đưa cơm đến các khoa, phòng.

Ngoài ra, vào ngày 25/3, bà cũng được Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư làm xét nghiệm, chụp tim phổi bình thường, làm test nhanh và cho kết quả âm tính Covid-19.

Sau khi phát hiện bà N. có liên quan trực tiếp đến ở dịch Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện đa khoa huyện Đại Từ lập tức đưa bà N. vào khu cách ly riêng, phun khử khuẩn toàn viện. Đến 15h ngày 28/3, bà N. được đưa về cách ly, điều trị tại Bệnh viện lao và bệnh phổi Thái Nguyên.

Đến nay đã có 20 người được xác định tiếp xúc gần với bà N., trong đó có 8 người ở cùng phòng và 12 nhân viên y tế, hiện các trường hợp này đang được cách ly riêng.

Nhà khoa học bệnh viện ĐH Lausanne tìm thấy kháng thể chống lại mọi biến thể virus SARS-CoV-2

Các nhà khoa học đến từ bệnh viện ĐH Lausanne (CHUV) và Trường ĐH EPFL của Thuỵ Sĩ đã phát hiện một kháng thể đơn dòng có tác dụng với tất cả biến thể của virus SARS-CoV-2, bao gồm Delta. 

Nha khoa hoc benh vien DH Lausanne tim thay khang the chong lai moi bien the virus SARS-CoV-2
 

Tin mới