Vì sao ếch chớp mắt khi nuốt mồi?

(Kiến Thức) - Khi bắt mồi ếch đưa lưỡi thò ra khỏi miệng để khi con mồi dính vào lưỡi nó liền thu lưỡi cuộn lại rồi nuốt chửng.

Hỏi: Tại sao khi chộp được một con mồi ngậm vào miệng rồi ếch lại chớp mắt khi nuốt? - Nguyễn Thị Nhàn (Thủ Dầu Một, Bình Dương).
 
Kỹ sư Trần Quang Vin, Công ty Hỏa Diệm Sơn cho biết: Khi bắt mồi ếch đưa lưỡi thò ra khỏi miệng để khi con mồi dính vào lưỡi nó liền thu lưỡi cuộn lại rồi nuốt chửng. Do con mồi không được nhai trước khi nuốt nên khi vào đến họng thì khó bị dính lại và ếch phải dùng một lực lớn để đẩy con mồi xuống bụng, đó là động tác chớp mắt. 
Một điều đặc biệt là phía dưới khoang mắt của ếch không có xương, phía ngoài có mí trên và mí dưới cùng lớp màng nháy hoạt động. Tròng mắt và cổ họng chỉ cách nhau một lớp màng nên khi cơ mắt co lại, mí hơi nhô vào phía trong họng tạo ra một lực giúp cổ họng đẩy thức ăn xuống. Nếu con mồi lớn thì số lần chớp mắt càng nhiều cho đến khi con mồi được nuốt trôi. 

Cận cảnh ếch nguy hiểm nhất TG “xơi tái” rắn


Nhìn bề ngoài, con ếch Nam Mỹ này cũng không khác bất kì con vật nào đồng loại. Tuy nhiên nó có thể ăn thịt những con vật  đe dọa đến tính mạng của nó, kể cả loài rắn.

Lý giải ếch kêu to sau mưa

(Kiến Thức) - Đúng là vào những ngày sau các trận mưa của mùa hè, nhất là những trận mưa đầu mùa, ở những nơi có ếch sinh sống, chúng ta thường nghe thấy tiếng ếch kêu. 

Hỏi: Sau những trận mưa to của mùa hè tôi hay nghe thấy tiếng ếch kêu, chúng kêu nhiều, kêu rất to. Tại sao lại vậy? - Nguyễn Văn Hà (Nam Hà).
 

Đọc nhiều nhất

Tin mới