Vì sao đỉnh Everest có biệt danh là ''vùng đất chết''?

Vì sao đỉnh Everest có biệt danh là ''vùng đất chết''?

(Kiến Thức) - Được mệnh danh là nóc nhà của thế giới, đỉnh Everest là nơi nhiều nhà leo núi muốn chinh phục. Thế nhưng, nơi đây còn được biết đến với biệt danh là ''vùng đất chết'' khi có khoảng 200 người bỏ mạng trong quá trình leo núi. 

 Đỉnh Everest thuộc dãy Himalaya ở châu Á cao hơn 8.800 m nên được mệnh danh là nóc nhà của thế giới. Ngọn núi hùng vĩ này nằm trên biên giới giữa Tây Tạng và Nepal, thuộc dãy Himalaya ở châu Á.
Đỉnh Everest thuộc dãy Himalaya ở châu Á cao hơn 8.800 m nên được mệnh danh là nóc nhà của thế giới. Ngọn núi hùng vĩ này nằm trên biên giới giữa Tây Tạng và Nepal, thuộc dãy Himalaya ở châu Á.
Với chiều cao "khủng" như trên, đỉnh Everest trở thành thử thách mà nhiều nhà leo núi muốn chinh phục.
Với chiều cao "khủng" như trên, đỉnh Everest trở thành thử thách mà nhiều nhà leo núi muốn chinh phục.
Theo đó, mỗi năm có hàng trăm nhà leo núi thực hiện thử thách chinh phục đỉnh Everest.
Theo đó, mỗi năm có hàng trăm nhà leo núi thực hiện thử thách chinh phục đỉnh Everest.
Trong khi một số người thành công thì trong những năm qua, có khoảng 200 người bỏ mạng trong chuyến hành trình nguy hiểm và đầy thách thức đó.
Trong khi một số người thành công thì trong những năm qua, có khoảng 200 người bỏ mạng trong chuyến hành trình nguy hiểm và đầy thách thức đó.
Phần lớn những nhà leo núi tử nạn vẫn nằm yên nghỉ tại đỉnh Everest do việc tìm kiếm thi thể nạn nhân gặp nhiều khó khăn.
Phần lớn những nhà leo núi tử nạn vẫn nằm yên nghỉ tại đỉnh Everest do việc tìm kiếm thi thể nạn nhân gặp nhiều khó khăn.
Nguyên do là bởi các thi thể bị đóng băng do nhiệt độ thấp. Kế đến, thi hài các nạn nhân tử nạn khi leo lên đỉnh Everest thường bám chặt vào nền đất phủ tuyết trắng xóa và dày.
Nguyên do là bởi các thi thể bị đóng băng do nhiệt độ thấp. Kế đến, thi hài các nạn nhân tử nạn khi leo lên đỉnh Everest thường bám chặt vào nền đất phủ tuyết trắng xóa và dày.
Lực lượng cứu hộ mất rất nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm các nạn nhân bị tuyết phủ. Những cái chết thương tâm của các nhà leo núi trong những năm qua đã khiến đỉnh Everest được gọi với biệt danh là ''vùng đất chết'' hay "nghĩa địa" lớn nhất trong thế giới tự nhiên.
Lực lượng cứu hộ mất rất nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm các nạn nhân bị tuyết phủ. Những cái chết thương tâm của các nhà leo núi trong những năm qua đã khiến đỉnh Everest được gọi với biệt danh là ''vùng đất chết'' hay "nghĩa địa" lớn nhất trong thế giới tự nhiên.
Bên cạnh địa hình phức tạp, khi ở độ cao từ hơn 7.000 m trở lên, nồng độ oxy ở đỉnh Everest bị loãng đi rất nhiều.
Bên cạnh địa hình phức tạp, khi ở độ cao từ hơn 7.000 m trở lên, nồng độ oxy ở đỉnh Everest bị loãng đi rất nhiều.
Theo các nhà khoa học, con người hay bất cứ loài động vật đều có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng ở điều kiện khắc nghiệt như vậy.
Theo các nhà khoa học, con người hay bất cứ loài động vật đều có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng ở điều kiện khắc nghiệt như vậy.
Nếu các nhà leo núi không có trang phục bảo hộ và các thiết bị cần thiết để duy trì lượng oxy cần thiết cho cơ thể thì có thể mất mạng một cách dễ dàng khi chinh phục "vùng đất chết" Everest.   Mời độc giả xem video: Lở tuyết trên đỉnh Everest. Nguồn: VTC14.
Nếu các nhà leo núi không có trang phục bảo hộ và các thiết bị cần thiết để duy trì lượng oxy cần thiết cho cơ thể thì có thể mất mạng một cách dễ dàng khi chinh phục "vùng đất chết" Everest.
Mời độc giả xem video: Lở tuyết trên đỉnh Everest. Nguồn: VTC14.

GALLERY MỚI NHẤT