Vì sao ĐBQH đề nghị lùi thời gian thông qua Luật Đặc khu?

(Kiến Thức) - Theo đại biểu Thái Trường Giang, việc lùi thời gian thông qua đặc khu sẽ giải quyết được những vấn đề bức xúc trong dư luận trong thời gian gần đây cũng như những ý kiến khác nhau của ĐBQH tại các phiên thảo luận ở kỳ họp này.

Thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát năm 2019 sáng 7/6, đại biểu Thái Trường Giang (Cà Mau) đề nghị lồng ghép làm một chương trình giám sát ở 3 khu mà chúng ta chuẩn bị thông qua đặc khu kinh tế và lùi thời gian không thông qua Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trong kỳ họp này.
“Ở đây tôi muốn đề cập đến những vấn đề liên quan đến Chương trình giám sát năm 2018 mặc dù đã được thông qua năm 2017. Vì những thực tiễn phát sinh trong thời gian gần đây đề nghị Quốc hội xem xét lại. Ví vụ trong dự kiến năm 2019 chúng ta giám sát đất đai giai đoạn 2014-2018, nếu được thì chúng ta lồng ghép làm một chương trình giám sát ở 3 khu mà chúng ta chuẩn bị thông qua đặc khu kinh tế”, đại biểu Thái Trường Giang nói.
Đại biểu Thái Trường Giang. Ảnh: Quochoi.vn
 Đại biểu Thái Trường Giang. Ảnh: Quochoi.vn
Theo đại biểu Thái Trường Giang, vấn đề đất đai ở đó sử dụng chuyển đổi mục đích, giao dịch như thế nào để có cơ sở đánh giá kỹ vấn đề mà dư luận đang quan tâm.
“Nếu được đề nghị giám sát vấn đề đó và để chặt chẽ thì Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt chúng ta cần phải cân nhắc cẩn trọng, lùi thời gian không thông qua trong kỳ họp này, tiến hành kiểm tra đất ở các khu đó và thông qua trong kỳ họp tới thì sẽ giải quyết được những vấn đề bức xúc trong dư luận trong thời gian gần đây cũng như những ý kiến khác nhau của đại biểu Quốc hội hôm thảo luận về kinh tế-xã hội”, đại biểu Giang nói.

Đại biểu Quốc hội: Không ai muốn thêm "củi" vào lò khi đặc khu ra đời!

(Kiến Thức) - "Lộ trình thành lập các đặc khu chỉ nên làm trước một đặc khu để rút kinh nghiệm chứ không nên làm đồng loạt. Lò đã nóng lắm rồi, không ai muốn có thêm nhiều củi vào lò khi đặc khu ra đời", ĐQBH Trương Trọng Nghĩa tâm tư.

Sáng nay (23/5), Kỳ họp thứ 5 - Quốc hội khóa XIV tiến hành thảo luận về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.
Nêu ý kiến thảo luận, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) đồng tình với việc cần những đột phá trong thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, phục vụ phát triển đất nước trong những năm tới. Tuy nhiên, ông này cũng lưu ý kinh nghiệm từ một số nước khi khi nhiều dự án đề ra có chủ trương đúng nhưng lại thất bại gây tổn thất không hề nhỏ. 

Đặc khu: Giữ đất hút ‘đại bàng’, không để 'chim sẻ', 'chim sâu' chiếm hết

Trao đổi bên hành lang QH về tình trạng đặc khu chưa ra đời, đất đai đã bị đầu cơ, Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh nói, trong báo cáo thẩm tra dự luật Đặc khu đã có cảnh báo.

Ông Khanh cho rằng, phải làm sao để dừng chuyện đầu cơ đất tại các đặc khu tương lai và tất nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc tạm dừng các giao dịch chuyển nhượng đất đai lại sẽ thế nọ thế kia nhưng nếu không làm vậy, chưa xây đặc khu, đất đã sốt hết lên.

"Để các thế lực ngầm thôn tính hết đất, sau này không còn gì để kéo nhà đầu tư vào. Khi ấy ‘đại bàng’ đến không còn đất, ‘chim sẻ’, ‘chim sâu’ chiếm hết đất”, Chủ nhiệm UB Kinh tế ví von.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.