Vì sao đại thần nhà Thanh gửi 2 mật thư cho vua Quang Trung?

Thang Hùng Nghiệp viết thư là lúc quân Tây Sơn đang truy kích quân Thanh, lại có tin quân Tây Sơn sẽ vượt qua biên giới nên Thang Hùng Nghiệp vô cùng hoảng sợ...

Sau thất bại thảm hại của quân Thanh ở trận Ngọc Hồi - Đống Đa, Thang Hùng Nghiệp khi đó là biên thần ở tỉnh Quảng Tây đã nhìn thấy bằng mắt sức mạnh của quân đội Tây Sơn. Và Thang Hùng Nghiệp cũng nhận biết rằng, nếu để chiến tranh xảy ra một lần nữa thì trước hết chỉ có hại cho người dân nước Thanh, sau nữa có hại trực tiếp ngay đến bản thân địa vị của ông ta. Là biên thần ở Quảng Tây nên ông không thể không tham dự cuộc viễn chinh. Trong trường hợp lại thất bại, chức vị của ông sẽ khó được bảo toàn. Trước mắt chỉ có một con đường là chấm dứt chiến tranh, giảng hòa với triều đại Tây Sơn thì mới có lợi cho người dân Trung Quốc ngày ấy và có lợi cho bản thân ông. Và theo ông, công việc giảng hòa phải do phía Đại Việt đề xuất trước thì nhà Thanh mới khỏi mất thể diện.

Vi sao dai than nha Thanh gui 2 mat thu cho vua Quang Trung?

Ảnh minh hoạ. Ảnh: Báo Bình Phước.

Từ suy nghĩ ấy, ngày 12 tháng Giêng năm Kỷ Dậu, tức sau trận Ngọc Hồi - Đống Đa bảy ngày, Thang Hùng Nghiệp đã bí mật viết cho vua Quang Trung một bức mật thư. Nhưng lúc Thang Hùng Nghiệp viết thư là lúc quân Tây Sơn đang truy kích quân Thanh, lại có tin quân Tây Sơn sẽ vượt qua biên giới nên Thang Hùng Nghiệp vô cùng hoảng sợ. Sau mật thư trên có ba ngày, Thang Hùng Nghiệp lại viết cho vua Quang Trung một thư nữa, mặc dầu thư thứ nhất chưa đến tay vị thủ lĩnh phong trào Tây Sơn. Nguyên văn bức thư thứ hai như sau:

Xét họ Lê nước An Nam hèn nhát không tài, không giữ được nghiệp tổ. Nay lại bỏ nước ngầm trốn thì người ấy quyết không thể lại cho làm chủ nước An Nam. Bây giờ đang định tâu xin Đại Hoàng đế cho lập người tài năng chính trực để trấn thủ nước An Nam, trên dâng lễ cống, dưới thỏa đời sống của nhân dân. Ngươi là họ Nguyễn Tây Sơn ở gần An Nam, chưa biết chừng Đại Hoàng đế đem ngươi phong làm An Nam quốc vương. Bởi vì hiện tại, trừ họ Nguyễn Tây Sơn ra, thực không có người nào có thể chủ trì được công việc của nước An Nam.

Bản đạo trước đã sai người đem tờ hiểu dụ đến đô thành nhà Lê. Ngày ấy, chủ ngươi tất đã làm tờ phúc đưa đến. Hiện lại nghe nói lũ quan mục các ngươi đã đến Lạng Sơn. Nhưng không được làm hại quan dân trăm họ xứ ấy, phải để cho họ yên tĩnh giữ phép, đợi chủ ngươi phúc bẩm. Nếu các ngươi không ước thúc các quan mục, lại dám tự ý làm bậy thì Đại Hoàng đế không những không ban ân điển mà còn tức giận cho họp quân tiến đánh, không thể khoan thứ được.

Từ bức thư này thấy rõ chỗ yếu của quân Thanh và biết họ đang tìm cách để giảng hòa. Ngày 18 tháng Giêng năm Kỷ Dậu, vua Quang Trung sai Ngô Thì Nhậm viết cho Thang Hùng Nghiệp một bức thư với lời lẽ khi thì cứng rắn khi thì mềm dẻo. Cứng rắn trong thái độ bảo vệ độc lập của dân tộc, mềm dẻo để nhà Thanh chấp nhận được điều kiện giảng hòa mà không mất thể diện. Bức thư ấy như sau:

Tôi là một người áo vải ở trại Tây Sơn nước An Nam, sinh trưởng ở cõi xa, hâm mộ thánh giáo Trung Hoa... Nhưng lưỡng Quảng tổng đốc Tôn Sĩ Nghị nghe người đàn bà Lê nịnh hót nói khéo, vô cớ động binh, gây việc hiềm hấn ở ngoài biên... Ngày 5 tháng Giêng năm nay, lúc mới đến tôi mong gặp Tôn Sĩ Nghị để hỏi xem dùng binh có thực là do Đại Hoàng đế không? Nhưng Sĩ Nghị tự đón đánh, rồi bị đày tớ của tôi đánh bại... Tôi mong Tôn đài tra rõ, có như thế mới là trừ ác tận gốc... Nếu tình hình trên không được bày tỏ, Thiên triều không khoan dung, muốn động binh chinh chiến thì tôi cũng đành nhờ trời mà thôi.

Lời bàn về bản lĩnh vua Quang Trung

Theo sử cũ thì bức thư trên vua Quang Trung giao cho tướng quân Vũ Văn Dũng mang sang Quảng Tây giao cho Thang Hùng Nghiệp, cùng với một tờ biểu nhờ Thang Hùng Nghiệp chuyển lên vua Càn Long. Tờ biểu này vừa kể tội Lê Duy Kỳ vừa kể tội Tôn Sĩ Nghị và được kết thúc bằng một câu biểu thị thái độ rất cứng rắn của triều đại Tây Sơn: Ôi! Đường đường Thiên triều mà tranh được thua với nước nhỏ, cùng binh độc vũ để thỏa lòng tham. Đó là điều trái với đức hiếu sinh của thượng đế, Chắc thánh tâm cũng không nỡ thế. Nhưng muôn một xảy ra nạn binh đao không dứt, tình thế đến thế thật không phải lòng tôi muốn thế mà cũng không dám biết vậy. Cũng theo sử cũ còn lưu truyền đến ngày nay, sau khi xem xong thư và tờ biểu, Thang Hùng Nghiệp đã tái mặt đi vì thông qua đó, ông ta biết rõ rằng, vua Quang Trung là người có ý thức dân tộc, không chịu làm những gì hại tới quốc thể.

Và truyền thống này đã và đang được Đảng, Nhà nước ta phát huy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bằng chúng là trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp lần thứ 8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh nguyên tắc hành động vì lợi ích quốc gia dân tộc: Với Trung Quốc hay tất cả các nước trên thế giới, Việt Nam đều thực hiện đường lối đối ngoại kiên trì nhất quán. Đó là độc lập tự chủ, hòa bình hữu nghị, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ... Về đường lối đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc, Thủ tướng đã khái quát trong 6 chữ: "vừa hợp tác vừa đấu tranh". Việt Nam vừa hợp tác vừa đấu tranh để có hòa bình, ổn định, không chỉ với Trung Quốc mà với các nước. Vừa hợp tác vừa đấu tranh để cùng có lợi, để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước, lợi ích chính đáng của dân tộc.

Nguyễn Huệ đặc biệt nổi bật, Nguyễn Nhạc có công trạng gì?

Dù không được nhắc tới nhiều như Nguyễn Huệ, nhưng, Nguyễn Nhạc đã có một sự nghiệp phi thường và cống hiến to lớn cho nhà Tây Sơn. Cuộc đời ông gắn liền với những chiến công và chuyện bạch mã trung thành với chủ nức tiếng trong dân gian.

Nguyễn Huệ đặc biệt nổi bật, Nguyễn Nhạc có công trạng gì?

Danh tướng Nguyễn Văn Trương: Bỏ Tây Sơn, theo Nguyễn Ánh

Cuộc nội chiến giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn đã ghi nhận sự nổi lên của nhiều dũng tướng.

Danh tướng Nguyễn Văn Trương: Bỏ Tây Sơn, theo Nguyễn Ánh

Nguyễn Văn Trương sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở huyện Lễ Dương (nay là huyện Thăng Bình), tỉnh Quảng Nam. Từ nhỏ ông đã phải chăn trâu thuê để giúp gia đình, và thường cùng bọn trẻ chăn trâu chia quân đánh trận giả. Lớn lên Văn Trương cùng gia đình đi vào vùng đất Gia Định lập nghiệp.

Danh tuong Nguyen Van Truong: Bo Tay Son, theo Nguyen Anh

(Tranh minh họa: Họa sĩ Sỹ Hòa, Báo Bình Phước Online)

Trận chiến “ô nhục” nhất của quân Mãn Thanh diễn ra ở đâu?

Kết quả này đã chứng minh thêm cho chân lý: Cứ mãi đắm chìm trong hào quang của quá khứ thì cuối cùng cũng sẽ bị hiện thực tàn khốc đánh cho tỉnh mộng.

Trận chiến “ô nhục” nhất của quân Mãn Thanh diễn ra ở đâu?

Trong lịch sử Trung Quốc từng có nhiều trận chiến lấy ít thắng nhiều, ví dụ như trận Cự Lộc năm 208TCN, trận Quan Độ năm 200 Công nguyên hay trận Phì Thủy thời Đông Tấn… tất cả đều là những trận đánh vô cùng nổi tiếng.

Vào thời Đông Hán từng lưu truyền một câu thơ đậm chất thô bạo như sau: "Phạm đến người Hán, dù xa cũng giết" nhằm thể hiện sức mạnh về quân sự của triều đại này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới