Vì sao cường kích Q-5 từng là “niềm tự hào” của Trung Quốc

Vì sao cường kích Q-5 từng là “niềm tự hào” của Trung Quốc

Cường kích Q-5 là máy bay chiến đấu hàng đầu của Trung Quốc, quy tụ gần như mọi tinh hoa của ngành công nghiệp chế tạo hàng không của nước này trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

 Máy bay cường kích Q-5 (phiên bản xuất khẩu gọi là A-5), do Công ty hàng không Nanchang Aircraft Mfg của Trung Quốc sản xuất. Đây là loại máy bay cường kích một chỗ ngồi, được phát triển từ máy bay chiến đấu phản lực hai động cơ Shenyang J-6 (sao chép từ MiG-19). Q-5 chủ yếu được sử dụng để yểm trợ trên không cho lực lượng chiến đấu mặt đất.
Máy bay cường kích Q-5 (phiên bản xuất khẩu gọi là A-5), do Công ty hàng không Nanchang Aircraft Mfg của Trung Quốc sản xuất. Đây là loại máy bay cường kích một chỗ ngồi, được phát triển từ máy bay chiến đấu phản lực hai động cơ Shenyang J-6 (sao chép từ MiG-19). Q-5 chủ yếu được sử dụng để yểm trợ trên không cho lực lượng chiến đấu mặt đất.
Do máy bay chiến đấu MiG-19 có yêu cầu bảo dưỡng chuyên sâu và các đặc tính xử lý khó khăn, nên MiG-19 không được ưa chuộng. Liên Xô và nhiều quốc gia khác không muốn sử dụng loại chiến đấu cơ này. Nhưng kỳ lạ là Trung Quốc lại tỏ ra khá ưa chuộng MiG-19.
Do máy bay chiến đấu MiG-19 có yêu cầu bảo dưỡng chuyên sâu và các đặc tính xử lý khó khăn, nên MiG-19 không được ưa chuộng. Liên Xô và nhiều quốc gia khác không muốn sử dụng loại chiến đấu cơ này. Nhưng kỳ lạ là Trung Quốc lại tỏ ra khá ưa chuộng MiG-19.
Lý do Trung Quốc cải tiến MiG-19 thành cường kích Q-5, là sau trận chiến đẫm máu, để chiếm lại đảo Đại Trần từ tay Quốc dân đảng, Quân đội Trung Quốc lúc này vẫn dùng máy bay cường kích cánh quạt Il-10 do Liên Xô sản xuất. Trong khi đó, thế giới đã chuyển mạnh sang sử dụng máy bay chiến đấu phản lực từ đầu thập niên 1950.
Lý do Trung Quốc cải tiến MiG-19 thành cường kích Q-5, là sau trận chiến đẫm máu, để chiếm lại đảo Đại Trần từ tay Quốc dân đảng, Quân đội Trung Quốc lúc này vẫn dùng máy bay cường kích cánh quạt Il-10 do Liên Xô sản xuất. Trong khi đó, thế giới đã chuyển mạnh sang sử dụng máy bay chiến đấu phản lực từ đầu thập niên 1950.
Giai đoạn này, Không quân Trung Quốc đã được Liên Xô viện trợ máy bay chiến đấu phản lực 2 động cơ, có tốc độ siêu âm đầu tiên là MiG-19; quan trọng hơn, là Trung Quốc đã được Liên Xô chuyển giao công nghệ để sản xuất loại máy bay này tại Trung Quốc với tên gọi Shenyang J-6, từ năm 1958.
Giai đoạn này, Không quân Trung Quốc đã được Liên Xô viện trợ máy bay chiến đấu phản lực 2 động cơ, có tốc độ siêu âm đầu tiên là MiG-19; quan trọng hơn, là Trung Quốc đã được Liên Xô chuyển giao công nghệ để sản xuất loại máy bay này tại Trung Quốc với tên gọi Shenyang J-6, từ năm 1958.
Vào tháng 8/1958, Quân đội Trung Quốc đã yêu cầu phát triển một máy bay cường kích phản lực, cho vai trò yểm trợ trên không. Lu Xiaopeng được bổ nhiệm làm Thiết kế trưởng của dự án này. Trước đó, Lu cũng là nhà thiết kế máy bay chiến đấu J-12.
Vào tháng 8/1958, Quân đội Trung Quốc đã yêu cầu phát triển một máy bay cường kích phản lực, cho vai trò yểm trợ trên không. Lu Xiaopeng được bổ nhiệm làm Thiết kế trưởng của dự án này. Trước đó, Lu cũng là nhà thiết kế máy bay chiến đấu J-12.
Yêu cầu từ Quân đội Trung Quốc, là máy bay cường kích cần có hiệu suất hoạt động ở độ cao thấp tốt, mang được nhiều vũ khí, cũng như có thể tự vệ khi cần thiết; tầm bay xa, có thể bay bám địa hình và thời gian hoạt động trên không dài hơn.
Yêu cầu từ Quân đội Trung Quốc, là máy bay cường kích cần có hiệu suất hoạt động ở độ cao thấp tốt, mang được nhiều vũ khí, cũng như có thể tự vệ khi cần thiết; tầm bay xa, có thể bay bám địa hình và thời gian hoạt động trên không dài hơn.
Chiếc cường kích - bom Q-5 dựa trên thiết kế của MiG-19, tuy nhiên đây là mẫu máy bay chiến đấu siêu âm, cho nên để giảm tốc độ siêu âm, máy bay đã chuyển cửa hút gió từ mũi sang hai bên thân, để lấy chỗ lắp radar (nhưng thực tế chưa bao giờ được lắp).
Chiếc cường kích - bom Q-5 dựa trên thiết kế của MiG-19, tuy nhiên đây là mẫu máy bay chiến đấu siêu âm, cho nên để giảm tốc độ siêu âm, máy bay đã chuyển cửa hút gió từ mũi sang hai bên thân, để lấy chỗ lắp radar (nhưng thực tế chưa bao giờ được lắp).
Thiết kế cánh xuôi của MiG-19 được thay thế bằng một cánh mới, có diện tích lớn hơn. Q-5 sử dụng chung động cơ tuốc bin phản lực Liming Wopen WP-6 A của J-6 (bản sao động cơ Tumansky RD-9); tuy nhiên độ bền động cơ rất kém, chỉ có khoảng 100 giờ hoạt động.
Thiết kế cánh xuôi của MiG-19 được thay thế bằng một cánh mới, có diện tích lớn hơn. Q-5 sử dụng chung động cơ tuốc bin phản lực Liming Wopen WP-6 A của J-6 (bản sao động cơ Tumansky RD-9); tuy nhiên độ bền động cơ rất kém, chỉ có khoảng 100 giờ hoạt động.
Chương trình được khởi động từ năm 1958; nhưng từ năm 1958 đến năm 1962, tình hình nội địa của Trung Quốc diễn biến phức tạo và bất ổn định, khiến thiết kế máy bay của Trung Quốc bị lùi lại.
Chương trình được khởi động từ năm 1958; nhưng từ năm 1958 đến năm 1962, tình hình nội địa của Trung Quốc diễn biến phức tạo và bất ổn định, khiến thiết kế máy bay của Trung Quốc bị lùi lại.
Vào thời kỳ này, nhiều nhà thiết kế máy bay trẻ tuổi của Trung Quốc, có lòng nhiệt tình, nhưng thiếu kiến thức về thiết kế máy bay, không tuân theo các quy luật vật lý và các tiêu chuẩn cần thiết trong sản xuất, thử nghiệm và quản lý chất lượng; dẫn đến chương trình bị đổ vỡ vào năm 1961.
Vào thời kỳ này, nhiều nhà thiết kế máy bay trẻ tuổi của Trung Quốc, có lòng nhiệt tình, nhưng thiếu kiến thức về thiết kế máy bay, không tuân theo các quy luật vật lý và các tiêu chuẩn cần thiết trong sản xuất, thử nghiệm và quản lý chất lượng; dẫn đến chương trình bị đổ vỡ vào năm 1961.
Trước khi chương trình bị dừng lại vào năm 1961, thì vào năm 1960, các bản vẽ sản xuất Q-5 đã được hoàn thành, cho phép bắt đầu chế tạo các nguyên mẫu. Năm 1964, chương trình được nối lại, chuyến bay đầu tiên diễn ra vào ngày 10/6/1965; việc sản xuất loạt bắt đầu vào năm 1969, bắt đầu biên chế trong Quân đội Trung Quốc từ năm 1970.
Trước khi chương trình bị dừng lại vào năm 1961, thì vào năm 1960, các bản vẽ sản xuất Q-5 đã được hoàn thành, cho phép bắt đầu chế tạo các nguyên mẫu. Năm 1964, chương trình được nối lại, chuyến bay đầu tiên diễn ra vào ngày 10/6/1965; việc sản xuất loạt bắt đầu vào năm 1969, bắt đầu biên chế trong Quân đội Trung Quốc từ năm 1970.
Q-5 có thể đạt tốc độ tối đa Mach 1, với bán kính chiến đấu từ 450-700km; nếu so hình dáng, Q-5 là cường kích, có kích thước bé nhất so với những máy bay cùng loại này của các quốc gia XHCN khi đó.
Q-5 có thể đạt tốc độ tối đa Mach 1, với bán kính chiến đấu từ 450-700km; nếu so hình dáng, Q-5 là cường kích, có kích thước bé nhất so với những máy bay cùng loại này của các quốc gia XHCN khi đó.
Vũ khí chính của Q-5 bao gồm hai khẩu pháo 23mm và mười điểm cứng treo bom và rốc-két không điều khiển. Cũng như các máy bay cường kích khác như A-4 Skyhawk, Q-5 cũng có thể mang tên lửa không đối không tầm nhiệt.
Vũ khí chính của Q-5 bao gồm hai khẩu pháo 23mm và mười điểm cứng treo bom và rốc-két không điều khiển. Cũng như các máy bay cường kích khác như A-4 Skyhawk, Q-5 cũng có thể mang tên lửa không đối không tầm nhiệt.
Trung Quốc đã sản xuất khoảng 1.300 chiếc Q-5 và A-5; thời gian hoạt động của loại máy bay này trong Quân đội Trung Quốc gần 50 năm; đến tận năm 2017, Q-5 mới được cho loại biên. Những chiếc A-5 xuất khẩu, vẫn hoạt động trong lực lượng không quân các quốc gia như Triều Tiên, Pakistan, Myanmar, Sudan và Bangladesh.
Trung Quốc đã sản xuất khoảng 1.300 chiếc Q-5 và A-5; thời gian hoạt động của loại máy bay này trong Quân đội Trung Quốc gần 50 năm; đến tận năm 2017, Q-5 mới được cho loại biên. Những chiếc A-5 xuất khẩu, vẫn hoạt động trong lực lượng không quân các quốc gia như Triều Tiên, Pakistan, Myanmar, Sudan và Bangladesh.
Trên thực tế, Q-5 là mẫu máy bay cường kích kém xa tính năng của chiếc Skyhawk của Mỹ, được phát triển trong thập niên 1950; sau này Trung Quốc đã cố gắng nâng cấp Q-5 bằng công nghệ phương Tây, như động cơ, hệ thống điện tử hàng không hoặc thiết bị đo xa laser.
Trên thực tế, Q-5 là mẫu máy bay cường kích kém xa tính năng của chiếc Skyhawk của Mỹ, được phát triển trong thập niên 1950; sau này Trung Quốc đã cố gắng nâng cấp Q-5 bằng công nghệ phương Tây, như động cơ, hệ thống điện tử hàng không hoặc thiết bị đo xa laser.
Một phiên bản "kỳ lạ" của Q-5 là máy bay phóng ngư lôi Q-5B. Đến năm 1965, máy bay phóng ngư lôi săn tàu mặt nước, dường như là một khái niệm "cổ xưa", xuất phát từ Trận chiến Midway, hơn là thời kỳ tác chiến hiện đại của tên lửa chống hạm có điều khiển. Q-5B có thể mang theo hai ngư lôi Yu-2, hoặc một quả bom nặng 1.350kg.
Một phiên bản "kỳ lạ" của Q-5 là máy bay phóng ngư lôi Q-5B. Đến năm 1965, máy bay phóng ngư lôi săn tàu mặt nước, dường như là một khái niệm "cổ xưa", xuất phát từ Trận chiến Midway, hơn là thời kỳ tác chiến hiện đại của tên lửa chống hạm có điều khiển. Q-5B có thể mang theo hai ngư lôi Yu-2, hoặc một quả bom nặng 1.350kg.
Điều đặc biệt nhất của Q-5, là một số ít được sửa đổi thành máy bay ném bom hạt nhân chiến thuật vào đầu những năm 1970. Phiên bản này sơn toàn màu trắng để bảo vệ máy bay khỏi bụi phóng xạ hạt nhân và được trang bị động cơ mạnh hơn. Mặc dù Q-5 tỏ ra hơi nhỏ, so với một máy bay ném bom hạt nhân.
Điều đặc biệt nhất của Q-5, là một số ít được sửa đổi thành máy bay ném bom hạt nhân chiến thuật vào đầu những năm 1970. Phiên bản này sơn toàn màu trắng để bảo vệ máy bay khỏi bụi phóng xạ hạt nhân và được trang bị động cơ mạnh hơn. Mặc dù Q-5 tỏ ra hơi nhỏ, so với một máy bay ném bom hạt nhân.
Mặc dù là máy bay cường kích, nhưng khả năng mang vũ khí của Q-5 rất hạn chế (tối đa 2.000kg); nhưng với việc tăng sức chứa nhiên liệu bên trong thân, đã làm tăng hiệu suất bay của Q-5 lên 70% so với J-6, tầm hoạt động thêm 26% và bán kính chiến đấu thêm 35%; một cải tiến không hề nhỏ.
Mặc dù là máy bay cường kích, nhưng khả năng mang vũ khí của Q-5 rất hạn chế (tối đa 2.000kg); nhưng với việc tăng sức chứa nhiên liệu bên trong thân, đã làm tăng hiệu suất bay của Q-5 lên 70% so với J-6, tầm hoạt động thêm 26% và bán kính chiến đấu thêm 35%; một cải tiến không hề nhỏ.
Q-5 không tham chiến đấu nhiều, nhưng nó đã nếm mùi hỏa lực với không quân Sudan ở Darfur và với phiến quân Myanmar trong các chiến dịch chống nổi dậy. Nếu Trung Quốc tham chiến với Mỹ hoặc Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, thì chắc chắn Q-5 sẽ dễ dàng là "mồi ngon" của hệ thống phòng không lục quân hoặc máy bay chiến đấu tiền tuyến của Mỹ và Liên Xô. Nguồn ảnh: Pinterest.
Q-5 không tham chiến đấu nhiều, nhưng nó đã nếm mùi hỏa lực với không quân Sudan ở Darfur và với phiến quân Myanmar trong các chiến dịch chống nổi dậy. Nếu Trung Quốc tham chiến với Mỹ hoặc Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, thì chắc chắn Q-5 sẽ dễ dàng là "mồi ngon" của hệ thống phòng không lục quân hoặc máy bay chiến đấu tiền tuyến của Mỹ và Liên Xô. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh máy bay cường kích - bom Nanchang Q-5 - tinh hoa của Không quân Trung Quốc nhưng lại có hiệu suất chiến đấu hơi kém. Nguồn: DiscoveryWings.

GALLERY MỚI NHẤT