Vì sao cung nữ thời nhà Thanh không bao giờ dám ăn cá?

Khi bị đánh, cung nữ không được kêu ra tiếng. Chuyện gì nên hỏi, chuyện gì nên nói, đều phải vô cùng cẩn thận.

Vì sao cung nữ thời nhà Thanh không bao giờ dám ăn cá?
Thời cổ đại, những cô gái vào hoàng cung, trở thành cung nữ hầu hạ hoàng thất đều phải tuân theo vô số những quy định, lễ nghi. Hành vi, cử chỉ của họ cũng rất quan trọng, chỉ cần sai một chút, phật ý chủ nhân, những cung nữ này có thể chịu cái chết thảm.
Theo cuốn "Cung nữ đàm vãng lục" ghi lại, trong cung cấm, làm cung nữ có vô số quy củ phải tuân theo, trong đó, hình thức bề ngoài như dáng đi, lời nói rất được chú trọng.
Vi sao cung nu thoi nha Thanh khong bao gio dam an ca?
 
Là cung nữ, phải thuộc lòng quy định đi không quay đầu lại, cười không được lộ răng. Cụ thể, mỗi bước đi đều phải vững vàng ổn định, dáng dấp khoan thai, điềm tĩnh. Không được phép quay trái quay phải, ngó nghiêng lung tung, không được quay đầu lại nhìn, cười không được phát ra tiếng, không được lộ rằng. Dù gặp chuyện vui vẻ đến mấy, cũng không được phép cười to, chỉ được hé miệng cười.
Cung nữ cũng luôn phải thành kính, khi xuất hiện trước mặt chủ nhân phải giữ mặt mày tươi tắn, treo nụ cười trên môi. Ngay cả khi mệt mỏi hay có tâm trạng chán nản, cũng không được phép để lộ ra. Bởi nếu để chủ nhân phật ý bởi khuôn mặt âu sầu, đại diện cho xui xẻo, chắc chắn cung nữ đó sẽ bị phạt rất nặng.
Không chỉ vậy, khi bị đánh, cung nữ không được kêu ra tiếng. Chuyện gì nên hỏi, chuyện gì nên nói, đều phải vô cùng cẩn thận. Có cung quy, thân làm cung nữ không được phát sinh tình cảm, không được thổ lộ tình cảm, không được nói chuyện phiếm.
Cung nữ Hà Vinh Nhi, một cung nữ cuối đời nhà Thanh tiết lộ, ở trong cung cấm, mỗi người đều phải tự trang bị một tầng phòng hộ cho mình, tránh khỏi bị tổn thương.
"Khi tôi còn là một đứa trẻ, đã bị đưa vào cung làm người hầu. Một, hai năm đầu, tôi vẫn thường lén khóc vì oan ức, ủy khuất. Cả đời này tôi sống chẳng khác gì bị khổ, chịu tội, ngày ngày sống cuộc sống bị giày vò, chằng giống người (nói đến việc phải kết hôn với một hoạn quan). Kỳ thực, cung cấm giống như hầm băng, khiến mọi người khắp nơi đều phải rét lạnh từ tâm hồn", cung nữ Hà Vinh Nhi chia sẻ.
Theo tìm hiểu, cung nữ không chỉ bị vô số các luật lệ, cung quy ràng buộc về chuyện ngôn hành, cử chỉ, họ còn bị ước thúc bởi những quy củ về chuyện ăn uống.
Ghi chép cho thấy, chuyện ăn uống của cung nữ rất khổ sở. Khi hầu hạ Thái hậu, cung nữ luôn phải chỉn chu đầu tóc, quần áo gọn gàng. Trên người cũng không được phép có mùi. Nếu có mùi sẽ bị phạt đòn nặng.
"Chúng tôi bao năm ở trong cung không được ăn cá và các thực phẩm có vị tanh. Tất cả là để bảo toàn mạng sống. Nếu như vào lúc hầu hạ chủ nhân, trên người có mùi khó ngửi, sẽ bị khép vào tội "đại bất kính", không chỉ khiến bản thân chịu tội, thậm chí còn liên lụy người khác. Vì lẽ đó, cung nữ đều không dám ăn nhiều, ăn linh tinh. Chỉ sợ cơ thể tỏa ra mùi lạ, sẽ đắc tội chủ nhân để rồi gặp cái kết thảm", cung nữ Hà Vinh Nhi cho biết thêm.

Nàng cung nữ cả đời không tắm, sống được hoàng cung kính nể

Đến nay, Tô Mạt Nhi là nhân vật mang đầy màu sắc truyền kỳ trong lịch sử Trung Quốc. Bà tuy có xuất thân nghèo khó song lại được cả hoàng cung kính nể, khi chết còn được hoàng đế để tang.

Nàng cung nữ cả đời không tắm, sống được hoàng cung kính nể
Tô Ma Lạt tên thật là Tô Mạt Nhi hay Tô Mạt Nhĩ, theo tiếng Mông Cổ có nghĩa là "cái túi làm bằng lông thú". Bà là người tộc Mông Cổ, sinh ra tại một gia đình du mục nghèo ở thảo nguyên Khoa Nhĩ Thấm vào những năm 1612. Đến cuối thời vua Thuận Trị, đầu thời Khang Hy, bà mới đổi sang tên Mãn Thanh là Tô Ma Lạt với ý nghĩa là "túi tiền vừa".

Sự thật sốc cung nữ "lười tắm" được kính nể nhất triều Thanh

(Kiến Thức) - Cung nữ tuy có địa vị thấp kém trong Hoàng cung nhưng trong lịch sử Mãn Thanh, Tô Ma Lạt Cô lại là người cung nữ rất được Khang Hi Đế coi trọng.

Sự thật sốc cung nữ "lười tắm" được kính nể nhất triều Thanh
Su that soc cung nu
 Thời kỳ Mãn Thanh, vị trí của cung nữ rất thấp, mặc dù có một số người xuất thân quý tộc nhưng họ vẫn chỉ mang thân phân nô dịch trong cung cấm. Nhưng trong lịch sử nhà Thanh, lai xuất hiện một cung nữ rất nổi tiếng, đó là Tô Ma Lạt Cô, bà chính là người thầy vỡ lòng của Khang Hi Đế, bà sống đến năm 90 tuổi, cả đời không tắm rửa, nhưng lại được Hoàng đế Khang Hi kính trọng. Ảnh: baidu.com.

Vì sao các cung nữ lại cực kỳ sợ được hoàng đế sủng hạnh?

Có một cung nữ trong lần đem nước rửa tay được vua trầm trồ vì đôi tay nõn nà trắng trẻo. Chỉ là hành động cầm tay lên ngắm nghía thôi nhưng nàng cung nữ này sau đó đã bị hoàng hậu sai người chặt tay ngay khi vừa phát hiện.

Vì sao các cung nữ lại cực kỳ sợ được hoàng đế sủng hạnh?
Vượt qua quá trình tuyển chọn vô cùng gắt gao

Đọc nhiều nhất

Tin mới