Vì sao cúng gà trống và chân giò ngày 30 Tết?

(Kiến Thức) - Ngoài lý do là lễ vật dễ kiếm, dễ chế biến, hình ảnh gà trống và chân giò chứa đựng nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong ngày 30 Tết theo quan niệm xưa.

Vì sao cúng gà trống và chân giò ngày 30 Tết?
Dân tộc Việt Nam với hàng ngàn năm tồn tại và phát triển đã xây dựng cho mình một nền văn hoá riêng rất phong phú và đậm đà bản sắc. Vào dịp Tết đến Xuân về, những nét riêng biệt đặc sắc của phong tục lại càng được thể hiện rõ nét, chứa đựng những giá trị tinh thần, tư tưởng nhân văn cao quý mà cha ông đã gửi gắm, như tục cúng gà trống ngậm hoa và chân giò trên mâm cỗ ngày 30 Tết.
Vì sao lại phải cúng gà trống ngậm hoa?
Không chỉ trong dịp Tết mà hầu như tại các lễ cúng ở đình đền, miếu mạo cho đến giỗ chạp, lễ lạt tại các gia đình, họ tộc đều không thể thiếu lễ vật là gà trống luộc.
Ngoài lý do là lễ vật dễ kiếm, dễ chế biến, hình ảnh gà trống chứa đựng nhiều ý nghĩa tốt đẹp theo quan niệm của người xưa. Trong thập nhị can chi (12 con giáp) thì gà trống biểu tượng cho sự cương trực, mạnh mẽ; trong văn học gà trống được cho là loài có 5 đức lớn. Thời Nguyễn, Tả quân Lê Văn Duyệt từng nói với vua Gia Long về 5 cái đức của gà như sau:
- Một là: đầu có mào như đội mũ, thân có màu lông đẹp như quần áo, gọn gàng đó là Văn.
- Hai là: chân cứng, có cựa nhọn để làm vũ khí, ấy là Võ.
- Ba là: thấy đối thủ là xông vào, ấy là Dũng.
- Bốn là: tìm thấy thức ăn liền gọi đồng loại, đó là Nhân.
- Năm là: đúng giờ, đúng canh liền cất tiếng gáy, ấy là Tín.
Lê Văn Duyệt tâu với vua rằng, binh thư có câu: “Phàm người làm tướng phải có đủ những đức: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín mới có thể làm ba quân mến phục. Có vậy mới là tướng tài để đánh thắng cường địch”. Loài gà có đủ 5 đức ấy, đức nào cũng đáng quý, trong đó gà lấy đức Tín làm đầu. Bất kể mùa đông hay mùa hạ, ngày nắng hay ngày mưa đều cất tiếng gáy đúng giờ, đúng canh để báo hiệu cho mọi người khắp trốn cùng quê thức dậy lo làm, lo ăn.
Dân gian thì đúc kết hình ảnh đẹp đẽ của gà trống qua câu ca sau:
Trên đầu đội sắc vua ban,
Dưới thời yếm thắm, dây vàng xum xuê.
Thần linh đã gọi thì về,
Ngồi trên mâm ngọc gươm kề sau lưng.
Từ đặc điểm tự nhiên là tiếng gáy mà con gà trống được cho là có tác động vào thời gian của con người và được thi vị hóa; tiếng gáy báo sáng đánh thức mọi người thể hiện trí tuệ, niềm tin.
Vi sao cung ga trong va chan gio ngay 30 Tet?
 Xôi, gà trống luộc ngâm hoa hồng. Ảnh minh họa.
Chính bởi vậy, người ta chỉ dùng gà trống để cúng chứ không dùng gà mái hay gà trống thiến. Đặc biệt trong dịp Tết, nhất là trên mâm cúng giao thừa và cúng ngày mồng 1 Tết không thể thiếu gà trống luộc, trong sách Phương sóc chiêm tú giải thích rằng, mỗi ngày trong tám ngày đầu năm mới thuộc về một con giống, gà thuộc ngày mồng 1 Tết nên cỗ cúng không thể thiếu gà.
Cúng gà trống nhất thiết phải có thêm bông hoa hồng đỏ gắn ở mỏ gà. Ngoài mục đích trang trí thì bông hoa hồng đỏ trên mỏ gà trống chính là biểu tượng của hình ảnh gà trống cất tiếng gáy gọi mặt trời của ngày đầu tiên báo hiệu năm mới đã đến.
Bên cạnh đó còn có cách giải thích về xuất xứ của tục cúng gà trống ngậm hoa hồng, đó là ngày xưa có một người vừa cắt tiết gà để cúng Giao thừa thì vợ chuyển dạ sinh con. Anh ta vội bỏ dở việc để lên lo chăm sóc cho vợ, sau đó mới xuống bếp làm tiếp, nhưng không thấy gà đâu, tìm mãi mới thấy nó nằm chết trong bụi hoa hồng. Đang lo lắng thì mấy người hàng xóm an ủi rằng: “Đây có lẽ là điềm lành”. Người ấy bèn mang gà vào, khi luộc gà xong dâng lên bàn thờ, anh ta hái thêm một bông hoa hồng gắn vào mỏ gà, từ đó có tục cúng gà trống ngậm hoa hồng, biểu thị cho sự may mắn, đem lại vận đỏ trong năm mới.
Ý nghĩa của tục cúng chân giò trên mâm cỗ Tết
Theo phong tục cổ truyền của người Việt, trên bàn thờ ngày Tết ngoài đồ cúng lễ như hương hoa, bánh trái… thì không thể thiếu chân giò lợn. Thời xưa, với nhiều ảnh hưởng của Nho giáo nên khi làm lễ khấn người cúng phải đọc văn khấn thành lời, nói đầy đủ các lễ vật bằng từ Hán Việt như: Phù lưu (trầu cau), tửu (rượu), hương đăng (đèn nến), kim ngân (tiền vàng)…
Còn chân giò lợn sẽ khấn là trư túc (trư là lợn, túc là chân) nhưng “trư” (lợn) đồng âm với “chư” (mọi thứ), còn “túc” (chân) còn có nghĩa là “sung túc, no đủ”, nếu đọc đầy đủ thì chư túc có nghĩa là mọi thứ đều đầy đủ, sung túc, no nê.
Vi sao cung ga trong va chan gio ngay 30 Tet?-Hinh-2
 Chân giò luộc cũng là lễ vật phổ biến dùng cúng Tết Nguyên Đán của người Việt.
Tuy không có các giải thích đặc biệt như người Việt, nhưng trong văn hóa thế giới, một số dân tộc cũng có quan niệm coi ăn chân giò lợn sẽ đem lại may mắn. Thí dụ vào dịp lễ Giáng sinh và chào đón năm mới ở Italia, trên bàn tiệc của mọi gia đình ở đất nước này không thể một món ăn truyền thống đó là món chân giò.
Chân giò lợn được nấu chung với đặu lăng và trong đêm Giáng sinh cũng như đêm cuối cùng của năm cũ, người Italia nhất thiết phải ăn món ăn này và tin rằng ăn càng nhiều càng tốt, bởi theo quan niệm của họ món ăn này tượng trưng cho tiền của. Ăn chân giò sẽ có được nhiều tiền của và trở lên giàu có trong năm mới.

Vì sao phải cúng giao thừa giữa sân?

Vì sao phải cúng giao thừa giữa sân?
- Nửa đêm hôm ba mươi rạng ngày mồng một, ở thành phố, nhà nào cũng bày hương án ra giữa sân để cúng giao thừa. Ở về dân thôn thì các xóm tế giao thừa tại nơi điếm sở, trống đánh, pháo đốt ầm ầm. Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông Hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn đưa ông cũ mà đón năm mới.

Sáng mồng một Tết thì làm cỗ cúng gia tiên, và cúng cả Thổ công, Táo quân, Nghệ sư v.v... cỗ bàn to nhỏ thế nào mặc lòng, nhưng làm sao cũng phải có bánh chưng, cá kho, giò, chả, dưa hành, thịt bò mới ra cỗ ngày Tết. Có nhà dựng hai cây mía cạnh bàn thờ để làm gậy cho ông vải. Hôm ấy phải ăn nói giữ gìn, sợ nói bậy thì giông đi cả năm. Nhiều nhà nhờ một người phúc hậu, dễ tính, sáng sớm đến xông đất, để cho cả năm được bán đắt, buôn may.

Vì sao cúng Giao thừa ngoài trời?

Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ". Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.

    Vì sao cúng Giao thừa ngoài trời?
    Giao thừa là gì? Theo từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này, có lễ trừ tịch.

    Sau ngày cúng ông Táo mới dọn bếp, bát hương?

    (Kiến Thức) - Văn hóa người Á Đông cho rằng, dọn dẹp nhà cửa, bếp núc, rút chân hương ở bát nhang trên ban thờ phải làm sau ngày cúng ông Công ông Táo.

    Sau ngày cúng ông Táo mới dọn bếp, bát hương?
    Sau ngay cung ong Tao moi don bep, bat huong?
     Ảnh minh họa.
    Bạn đọc Nguyễn Hải Nam (Phùng Hưng, Hà Nội) hỏi: Thông thường vào sau ngày tiễn ông Công ông Táo về trời (23 tháng Chạp) thì gia đình anh mới dám dọn rửa bếp hoặc làm lễ rút chân hương của bát hương ở bếp. Xin hỏi, điều này đã phù hợp chưa? Nên thực hiện công việc này thế nào cho phải lễ?

    Đọc nhiều nhất

    Tin mới