Vì sao củ hành nảy mầm dù phơi khô?

(Kiến Thức) - Nhiều bạn đọc thắc mắc vì sao củ hành, tỏi lại nảy mầm dù đã được phơi khô.

Hỏi: Vì sao củ hành, tỏi lại có thể nảy mầm sau một khoảng thời gian dài phơi khô? - Lê Liên (Hà Nội).
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
ThS Trần Diễm Quỳnh, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội: Củ hành có nguồn gốc là từ sa mạc. Để tồn tại trong khí hậu khô nóng, chúng phải sử dụng từng lớp từng lớp áo của nó để bao lấy, không để cho nước dễ dàng thoát đi. Bởi thế mà khả năng giữ nước của cây hành rất tốt. 
Những cái vẩy bọc mầm non (cái màng bọc) rất mỏng và rất chặt ấy, đủ để cho nó sống trong vòng một năm không bị khô, thậm chí treo trên bếp lò nóng cũng không bị chết. Điều đó lý giải vì sao sau khi phơi khô rồi mà hành vẫn mọc mầm.

Vì sao rau thơm tự trồng hay bị lụi?


Vì sao sóng siêu âm làm hạt nảy mầm nhanh?

 

Hỏi: Vì sao sóng siêu âm có thể giúp hạt giống nảy mầm nhanh hơn? - Vũ Hà My (Ninh Bình).

TS Hoàng Kim Khôi, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cho biết: Một số hạt giống thực vật sau khi chịu tác động của sóng siêu âm có tần số và cường độ nhất định trong vài phút thì có thể nảy mầm nhanh. Điều này được lý giải là vì hạt giống nảy mầm cần nước, oxy và nhiệt độ nhất định. Bên ngoài hạt giống là một lớp vỏ dầy chắc, có thể bảo vệ cho mầm giống khỏi bị tổn thương nhưng lớp vỏ này có tính thấm nước và thông khí không tốt.

Khi dùng sóng siêu âm chiếu vào hạt giống ngâm trong nước, những dao động siêu âm mạnh mẽ làm tăng tính thấm nước và thông khí của lớp vỏ tăng lên rất mạnh, đồng thời có thể làm cho hạt giống có một nhiệt độ nhất định, vì vậy có thể nảy mầm sớm. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới