Vì sao Crimea không phải là Kosovo thứ 2?

(Kiến Thức) - Khi truyền thông phương Tây không ngừng cáo buộc Nga xâm lược vũ trang vào Crimea (Ukraine), một số người quan ngại Khu tự trị này sẽ trở thành một Kosovo thứ 2.

Vì sao Crimea không phải là Kosovo thứ 2?
Một số người so sánh các sự kiện đang diễn ra tại Crimea với sự xâm lược của NATO vào Nam Tư năm 1999. Như Guardian dẫn lời nhà phân tích Ian Traynor cáo buộc: “Chiến thuật và phương pháp mà cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic sử dụng trong các cuộc chiến tranh ở Nam Tư cũ và Kosovo ai cũng biết rõ. Và khi (Tổng thống) Putin quyết định trở thành một Milosevic mới, phương Tây sẽ thấy một sự chia cắt mới ở châu Âu”.
Crimea và Kosovo có một số điểm chung bao gồm: tình trạng tự trị; có căn cứ quân sự của nước khác trên lãnh thổ và phần lớn dân số có chung khao khát độc lập. Tuy nhiên, Crimea và Kosovo lại có nhiều đặc điểm cơ bản hoàn toàn khác biệt.
Những người biểu tình ủng hộ Nga đụng độ với nhóm Tatar (chống Nga) tại Khu tự trị Crimea.
 Những người biểu tình ủng hộ Nga đụng độ với nhóm Tatar (chống Nga) tại Khu tự trị Crimea.
Khu tự trị Kosovo có sự hiện diện và chung sống của người Serbia, Albania, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều cộng đồng khác. Tuy nhiên, lại không hề có một người Mỹ nào sống tại đây. Mỹ muốn mở rộng lực lượng từ Tây sang Đông Âu và khu vực tự trị Kosovo của Serbia bị nhắm để trở thành nền tảng cơ bản hòng thực hiện kế hoạch trên.
Với mục đích này, Mỹ và phương Tây thậm chí còn “bắt tay” và lợi dụng Quân đội giải phóng Kosovo (KLA) – vốn nằm trong danh sách các tổ chức khủng bố của Mỹ.
Trong khi đó, cựu Tổng thống Nam Phi Slobodan Milosevic đơn giản không có sức mạnh để chống lại sự mở rộng của NATO về phía Đông. Hoạt động chống khủng bố của các đơn vị đặc biệt của Serbia nhằm chống lại KLA vào tháng 1/1999 bị lợi dụng như một cái cớ để NATO không kích Nam Tư mà không cần sự cho phép của Liên Hiệp Quốc.
Các phương tiện truyền thông phương Tây đóng vai trò là cái loa tuyên truyền, mô tả các hoạt động chống KLA tại làng Račak là những vụ thảm sát dân thường và kêu gọi Mỹ hành động để bảo vệ người dân vô tội.
10 năm sau, bác sĩ pháp y người Phần Lan, Helena Ranta đã thú nhận trong cuốn tự truyện rằng, cô bị người đứng đầu của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại Kosovo là William Walker và Bộ Ngoại giao Phần Lan gây áp lực để viết báo cáo sai sự thật về những gì xảy ra ở Kosovo. Trong khi đó, sự thật là, chỉ có xác chết của những kẻ khủng bố Albania chứ hoàn toàn không có bất cứ thường dân nào thiệt mạng.
Và Mỹ đơn giản là chiếm đóng một phần lãnh thổ của Serbia bằng cách xâm lược vũ trang và sau đó, tạo ra một chính phủ bù nhìn của họ trên vùng lãnh thổ này. Điều này giải thích lý do Mỹ không trả tiền thuê đất xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Kosovo cho chính quyền ở đây.
Trong khi đó, trái ngược với Mỹ, hãng năm Nga trả cho chính quyền Ukraine 100 triệu USD tiền thuê căn cứ quân sự tại bán đảo Crimea. Và Hạm đội Biển Đen vốn đã đóng quân tại Crimea liên tục trong 230 năm. Như Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin nhấn mạnh, Hạm đội Biển Đen của Nga không phải là những kẻ vô gia cư. Nhà của họ ở Sevastopol (thành phố lớn nhất Khu tự trị Crimea). 50 năm trước, Crimea còn là một phần của Liên Xô (chính là nước Nga ngày này).
Biểu tình ủng hộ Nga bên ngoài tòa nhà Quốc hội Crimea.
 Biểu tình ủng hộ Nga bên ngoài tòa nhà Quốc hội Crimea.
Hơn nữa, có khoảng 1,5 triệu người Nga sống trên bán đảo Crimea. Và đây rõ ràng là một sự khác biệt lớn giữa Kosovo và Crimea. 97% người Crimea nói tiếng Nga và chỉ có 10% tuyên bố coi tiếng Ukraine là ngôn ngữ mẹ đẻ.
Phần lớn người dân trên bán đảo Crimea ủng hộ Nga. Họ mơ ước một ngày được quay trở về với “đất mẹ” Nga. Sau khi Quốc hội Crimea nhất trí gia nhập nước Nga và sẽ tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 16/3 để quyết định việc này, nhiều người dân đứng bên ngoài tòa nhà Quốc hội đã vô cùng vui mừng và hô vang “Nước Nga”.
Còn ở Kosovo thì sao? không hề có cuộc trưng cầu dân ý nào ở tại đây và Mỹ cũng hoàn toàn không để người dân nơi đây có quyền lựa chọn tương lai của họ.
Nói tóm lại, Crimea chỉ trở thành một Kosovo khác trong trường hợp với sự hỗ trợ ngầm của phương Tây và Thổ Nhĩ Kỳ, cộng đồng bản địa thiểu số Tatar (chống Nga) ở Crimea có thể biến "những mâu thuẫn chính trị - xã hội hiện nay tại đây thành một cuộc chiến giữa các dân tộc. Và như vậy, Phương Tây và Mỹ lại có cớ can thiệp vào Crimea và kịch bản đã từng xảy ra ở Kosovo sẽ lặp lại".

Cám cảnh cuộc sống khổ cực của nông dân trồng ca cao

(Kiến Thức) - Lợi nhuận mà người nông dân trồng cây ca cao ở Bờ Biển Ngà thu về tương đối thấp bởi chúng chủ yếu nằm trong tay các thương lái trung gian.

Cám cảnh cuộc sống khổ cực của nông dân trồng ca cao
Hơn 1/3 lượng cây trồng ca cao trên thế giới tập trung ở Bờ Biển Ngà. Khoảng 3,5 triệu người dân ở quốc gia châu Phi này hưởng lợi từ ngành trồng cây ca cao.
Hơn 1/3 lượng cây trồng ca cao trên thế giới tập trung ở Bờ Biển Ngà. Khoảng 3,5 triệu người dân ở quốc gia châu Phi này hưởng lợi từ ngành trồng cây ca cao. 

Ba trung đoàn phòng không Ukraine "đầu quân" về Crimea

(Kiến Thức) - Các trung đoàn phòng không "đầu quân" về Crimea được trang bị 20 hệ thống tên lửa Buk và 30 hệ thống S-300PS.

Ba trung đoàn phòng không Ukraine "đầu quân" về Crimea
Phát ngôn viên chính phủ Crimea thông báo, 3 trung đoàn phòng không Ukraine đã tuyên bố đứng về phía chính quyền Khu tự trị Crimea chống lại chính phủ mới ở Kiev.
Theo thông tin từ chính phủ Crimea, 3 đơn vị nói trên bao gồm Trung đoàn tên lửa phòng không 50, 55 và 147. Các trung đoàn này lần lượt được triển khai ở các thành phố Evpatoria, Feodosia và Fiolenta. Có tổng cộng 700 sĩ quan đang phục vụ tại 3 trung đoàn nói trên.

Nga phóng tên lửa liên lục địa giữa tình hình Ukraine căng thẳng

(Kiến Thức) - Nga đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) trong bối cảnh căng thẳng gia tăng về việc nước này kiểm soát khu tự trị Crimea thuộc Ukraine.

Nga phóng tên lửa liên lục địa giữa tình hình Ukraine căng thẳng
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Yegorov thông báo, Lực lượng tên lửa chiến lược (SRF) của nước này đã phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-12M Topol từ khu vực bãi thử Kapustin Yar ở Astrakhan.
Việc phóng thử diễn ra vào hồi 22h10 (giờ địa phương) hôm 4/3 ở gần khu vực sông Volga, cách biên giới Ukraine 450 Km về phía tây. Theo đó, đầu đạn giả định có thể chạm mục tiêu ở vùng Kazakhstan.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.