Vì sao con người không có con mắt thứ ba?

(Kiến Thức) - Con người không có con mắt thứ ba vì đã từ chối có thêm một con mắt nữa để dành cho điều tốt đẹp hơn.

Vì sao con người không có con mắt thứ ba?
Theo các chuyên gia, con người không có con mắt thứ ba vì đã từ chối cơ hội này. Cụ thể, thằn lằn có một chấm nhỏ trên đỉnh đầu gọi là “mắt đỉnh”. Con mắt này không phức tạp hay hữu dụng như 2 mắt ở trên đầu nhưng nó lại có phản ứng với ánh sáng. Tuy nhiên, thằn lằn không hề có mắt thứ 3 mà đó chỉ là một đặc điểm còn sót lại.
Trên thực tế, thằn lằn cũng giống hầu hết các động vật, kể cả con người từng có cơ hội sở hữu 3 mắt nhưng đã từ chối điều đó.
Tuatara là một loài động vật hiếm và được xếp hạng ở mức nguy cấp trong Sách Đỏ. Chúng hiện chỉ sống trên một số ít đảo của New Zealand. Chúng trông khá giống thằn lằn nhưng thực tế không có mối quan hệ nào. Tuatara là loài còn sót lại từ cách đây 200 triệu năm trước khi các động vật 4 chân tiến hóa thành rùa, thằn lằn, cá sấu và khủng long. Loài Tuatara vẫn không thay đổi kể từ đó nên chúng giúp chúng ta tìm hiểu về diện mạo của các loài động vật thời kỳ tiền sử. Trên đỉnh đầu của các con Tuatara hiện tồn tại một điểm có thể coi là mắt thứ 3.
Vi sao con nguoi khong co con mat thu ba?
 Con người đã từ chối cơ hội sở hữu 3 con mắt.
Thêm một con mắt trên đầu dường như mang đến rất nhiều lợi ích của quá trình tiến hóa. Với khả năng nhìn lên hay quan sát phía sau, nó sẽ tạo thêm lợi thế cho bất cứ loài săn mồi nào. Mặc dù nhiều loài thằn lằn cũng có “mắt đỉnh” nhưng đặc điểm này đã biến mất ở rùa, cá sấu và chim. Thông qua nghiên cứu chức năng sinh lý và sự phát triển của các giống loài, các nhà khoa học đã phát hiện quá trình để mất con mắt thứ 3 của các loài trong quá trình tiến hóa và đồng thời tìm hiểu lợi ích mà những loài nhận được khi từ bỏ cơ hội sở hữu 3 con mắt.
Việc từ bỏ cơ hội sở hữu 3 mắt có thể do đặc điểm đáng chú ý nhất của con mắt thứ 3 đó là nó không đối xứng. Kẻ một đường thẳng ở giữa cơ thể từ trên xuống, chúng ta sẽ nhận thấy sự đối xứng gần như hoàn toàn giữa hai bên trái và phải. Đó cũng là cách thức những con mắt bình thường phát triển. Chúng bắt đầu như những vết lõm trong cái đầu tròn đang phát triển. Khi các vết lõm ăn sâu hơn, cấu trúc của hai con mắt được phát triển trở nên hoàn hảo hơn. Tuy nhiên, “mắt đỉnh” không lõm sâu vào trong.
Thay vào đó, phần bên trong, não phát triển thành cấu trúc gồm 2 phần đối xứng. Phía trái của bộ não đóng vai trò như “mắt đỉnh”. Phía bên phải của bộ não trở thành tuyến tùng. Ở loài bò sát, mắt đỉnh thu nhận ánh sáng và tuyến tùng sản sinh melatonin. Đó là một hoóc môn điều phối chu kỳ ngủ.
Ở con người, tuyến tùng không di chuyển về phía một mắt ở đỉnh đầu mà tọa lạc gần phần còn lại của bộ não và sản sinh melatonin. Tuyến tùng ở người còn tiết ra các hoóc môn khác giúp điều phối hệ thần kinh, trong đó nổi bật nhất là serotonin. Tuyến tùng hoạt động tốt sẽ giúp con người tập trung, vui vẻ, tỉnh táo vào ban ngày và ngủ vào ban đêm cũng như ngăn chặn sự thoái hóa thần kinh khi con người ngày có tuổi. Do đó, nếu con người có con mắt thứ 3 thì nó sẽ ảnh hưởng hưởng khá lớn đến đời sống của con người.

Bật mí năng lượng đặc biệt của con người

(Kiến Thức) - Nguồn gốc con người là năng lượng. Khi con người có được trường thông tin toàn thể, con mắt thứ 3... họ sẽ có một khả năng phi thường.

Bật mí năng lượng đặc biệt của con người
Mô hình con người phản ánh mô hình vũ trụ
GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu, nguyên Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư, tác giả cuốn sách, "Loài người từ đâu về đâu" cho biết, các nhà minh triết phương Đông và khoa học phương Tây đã nghiên cứu về vũ trụ, con người từ thời sơ khai cho đến nay thì đều cho rằng, nó xuất phát từ năng lượng dù chưa ai biết được đó là năng lượng gì. Dần dà người ta biết được các sóng năng lượng vật lý và các trường năng lượng đã biết và chưa biết đan vào nhau trong không gian vũ trụ. 

Vị tướng tài có “thần nhãn” khiến cọp dữ cúp đuôi bỏ chạy

Tên tuổi của vị tướng tài này gắn với giai thoại “quắc mắt khiến hổ phải sợ”, và chính bởi giai thoại đó mà người dân tôn sùng gọi ông là Tăng Bạt Hổ.

Vị tướng tài có “thần nhãn” khiến cọp dữ cúp đuôi bỏ chạy
Tăng Bạt Hổ- một danh nhân nước Việt - tên thật là Tăng Doãn Văn, hiệu Điền Bát, bí danh Lê Thiệu Dần, sanh năm Mậu Ngọ (1858), tại làng An Thường, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Vị tướng tài này là tấm gương kiên trung của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc từ nửa sau thế kỷ XIX.

Năm Bính Thân 2016 có phải là Quả phụ niên?

(Kiến Thức) - Quả phụ niên hay còn gọi là Cốt đầu niên hoặc Hoa đầu niên được tính theo âm lịch. Vậy năm Bính Thân 2016 có phải là Quả phụ niên?

Năm Bính Thân 2016 có phải là Quả phụ niên?
Nam Binh Than 2016 co phai la Qua phu nien?
Theo cách tính của âm lịch, một năm gồm 4 mùa xuân hạ thu đông, mỗi mùa sẽ có 6 tiết khí, tổng cộng một năm sẽ có 24 tiết khí. Ảnh minh họa tiết Xuân Phân.

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới