Vì sao có tục “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”?

Các sách xưa chỉ ghi: “Mùng một Tết cha, mùng ba Tết thầy”, chứ không có đoạn “mùng hai Tết mẹ”…
 

Vì sao có tục “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”?
Với người Việt, Tết luôn là dịp lễ lớn và quan trọng nhất trong năm. Đây sẽ là khoảng thời gian để cả gia đình trở về quây quần bên nhau, cùng dọn dẹp nhà cửa, tống cựu nghênh tân. Bên cạnh đó, Tết còn là dịp mọi người thăm hỏi những người thân, thầy cô, bạn bè và cầu chúc cho nhau một năm mới an khang, thịnh vượng.
Chính vì thế, lâu nay, trong dân gian vẫn lưu truyền câu “Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy”. Câu nói ấy đã trở nên quen thuộc đối với người dân Việt Nam mỗi khi Tết đến, xuân về.
Vi sao co tuc “Mung 1 Tet cha, mung 2 Tet me, mung 3 Tet thay”?
 Chúc Tết ông bà, cha mẹ, thầy cô là phong tục tốt đẹp của người Việt Nam vào ngày Tết. Ảnh minh họa.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ - Nguyên Giảng viên khoa Ngữ văn (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn) cho rằng, câu tục ngữ ấy gợi nhắc đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Tôn sư trọng đạo” tốt đẹp của dân tộc ta.
Ông Vĩ cắt nghĩa câu tục ngữ này. Theo đó, sáng mùng 1 Tết, các gia đình thường làm lễ cúng gia tiên. Nghi lễ này thường làm ở gia đình con trai, nếu gia đình nhiều con trai thì làm ở nhà người anh cả. Anh em ra ở riêng sẽ tựu về để làm lễ, ăn cơm và chúc tụng ông bà, bố mẹ, anh chị em ngày Tết. Đó là ý nghĩa của tục mùng 1 Tết cha.
Sang đến mùng 2 Tết, mọi người đến bên nhà ngoại (mẹ, vợ). Thông thường, mọi người sẽ đến nhà cậu trưởng (người thờ cúng) để làm lễ cúng gia tiên và ăn uống, chúc tụng nhau giống như bên nhà nội.
Mùng 3 Tết thì mọi người sẽ đi chúc Tết các thầy giáo, người đã có công dạy dỗ mình. Thầy ở đây mở rộng ra có thể là thầy giáo, thầy nghề…
Vi sao co tuc “Mung 1 Tet cha, mung 2 Tet me, mung 3 Tet thay”?-Hinh-2
 Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ - Nguyên Giảng viên khoa Ngữ văn (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn). Ảnh: Gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của ông Nguyễn Hùng Vĩ, ca dao, tục ngữ ngày xưa thường có rất nhiều dị bản. Câu tục ngữ: “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” cũng không phải ngoại lệ. Các sách xưa chỉ ghi: “Mùng một Tết cha, mùng ba Tết thầy”, chứ không có vế “mùng hai Tết mẹ”. Câu như bây giờ chỉ xuất hiện từ khoảng năm 1990.
Ông cho biết thêm, ngày xưa, người dân hay dùng câu: “Mùng một chơi nhà, mùng hai chơi ngõ, mùng ba chơi đình”, hay “Mùng một Tết nhà, mùng ba Tết chuồng, mùng bốn ra vườn Tết cây”…
Chính vì lẽ đó, ông cho rằng, vế “mùng 2 Tết mẹ” là dân gian mới, được nảy sinh do cách cấu tạo tục ngữ theo kiểu nói kéo theo, dài ra cho có vần vè. Kiểu này rất phổ biến trong thành ngữ, tục ngữ.
Tuy nhiên, cách sắp xếp này hữu lý, phù hợp với xã hội hiện nay. Từ đó, người ta nói theo, làm theo và thành một tập quán mới.
“Tục lệ thì không phải là pháp luật, vì vậy, mỗi nơi, mỗi thời sẽ có cách ứng xử khác. “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” để nhắc nhở người ta nhớ đến nội, đến ngoại, nhớ đến công lao dạy dỗ của thầy cô. Ý nghĩa của câu nói ấy luôn luôn bền vững, hành động cụ thể thì tùy cơ ứng biến”, ông Vĩ nhấn mạnh.

16 kiêng kỵ không thể không biết để tránh xui xẻo đầu năm

Theo phong tục, vào những ngày đầu năm mới, người Việt thường kiêng kị một số điều để cả năm gặp nhiều may mắn.

16 kiêng kỵ không thể không biết để tránh xui xẻo đầu năm

Mời độc giả xem clip Những kiêng kỵ đầu năm trong dịp Tết của người Việt 

Theo phong tục, vào những ngày đầu năm mới, người Việt thường kiêng kị một số điều để cả năm gặp nhiều may mắn.

1. Xông đất
Những người “nặng vía”, không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông đất ngày đầu năm. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo.

Kiêng kỵ điều này, chắc chắn tiền chất đầy nhà quanh năm

Chắc chắn cả năm may mắn, tiền tài đầy nhà nếu nhớ những điều kiêng kỵ trong những ngày đầu năm mới này các bạn hãy chú ý ngay.

Kiêng kỵ điều này, chắc chắn tiền chất đầy nhà quanh năm

Đầu năm mới làm ngay điều này để cả năm suôn sẻ

(Kiến Thức) - Với quan niệm coi trọng ngày Tết truyền thống của người Việt Nam thì việc ngày đầu tiên đón một năm mới cũng đặc biệt được chú ý.Vậy chúng ta cần phải làm gì để có một năm mới suôn sẻ, may mắn.

Đầu năm mới làm ngay điều này để cả năm suôn sẻ
Đầu năm mới chính là một sự khởi đầu mới, vì thế theo quan niệm của dân gian, đầu xuôi đuôi lọt, đầu năm thuận lợi, suôn sẻ cả năm sẽ thắng lợi vẻ vang.
Đầu năm mới chính là một sự khởi đầu mới, vì thế theo quan niệm của dân gian, đầu xuôi đuôi lọt, đầu năm thuận lợi, suôn sẻ cả năm sẽ thắng lợi vẻ vang.  
Vậy chuẩn bị tạm biệt năm cũ, đón năm mới chúng ta cần phải làm gì để có một năm mới suôn sẻ, may mắn.
  Vậy chuẩn bị tạm biệt năm cũ, đón năm mới chúng ta cần phải làm gì để có một năm mới suôn sẻ, may mắn.
Điều đầu tiên cần phải trang hoàng lại nhà cửa cho rực rỡ. Năm mới tưng bừng, đỏ rực thì vận trình cả năm sẽ đỏ như son.
 Điều đầu tiên cần phải trang hoàng lại nhà cửa cho rực rỡ. Năm mới tưng bừng, đỏ rực thì vận trình cả năm sẽ đỏ như son.
Năm mới đến nhà, mở cửa chính bước vào nhà vật đầu tiên nhìn thấy là màu đỏ thì sẽ mang lại may mắn cho cả năm. Vì thế hãy lựa chọn một vật trang trí màu đỏ phù hợp đặt vào vị trí đối với của chính.
Năm mới đến nhà, mở cửa chính bước vào nhà vật đầu tiên nhìn thấy là màu đỏ thì sẽ mang lại may mắn cho cả năm. Vì thế hãy lựa chọn một vật trang trí màu đỏ phù hợp đặt vào vị trí đối với của chính. 
Vì cửa chính là nơi quan trọng để chiêu dẫn khí trường cho căn nhà, khi một năm mới bắt đầu gặp được màu đỏ sẽ mang đến sự may mắn, hanh thông cho gia chủ.
 Vì cửa chính là nơi quan trọng để chiêu dẫn khí trường cho căn nhà,  khi một năm mới bắt đầu gặp được màu đỏ sẽ mang đến sự may mắn, hanh thông cho gia chủ.
Nhà cửa cần sắp xếp, bầy biện gòn gàng, sạch sẽ để chiêu dẫn vận may, tránh uế khí tồn tại trong nhà làm ảnh hưởng đến khí trường của căn phòng.
 Nhà cửa cần sắp xếp, bầy biện  gòn gàng, sạch sẽ để chiêu dẫn vận may, tránh uế khí tồn tại trong nhà làm ảnh hưởng đến khí trường của căn phòng.
Chăm chỉ làm việc thiện, giúp đỡ người khác để tích công đức, không quên nói lời cảm ơn, biểu thị lòng biết ơn với những người đã giúp đỡ mình đó cũng là một cách giúp đón vận may cho mình trong năm mới.
Chăm chỉ làm việc thiện, giúp đỡ người khác để tích công đức, không quên nói lời cảm ơn, biểu thị lòng biết ơn với những người đã giúp đỡ mình đó cũng là một cách giúp đón vận may cho mình trong năm mới. 
Năm mới sẽ mang đến khí tượng mới, diện mạo mới. Vào ngày đầu năm mới đặc biệt là thanh niên đừng ngủ nướng mà làm hỏng mất sự cát tường của cả năm.
 Năm mới sẽ mang đến khí tượng mới, diện mạo mới. Vào ngày đầu năm mới đặc biệt là thanh niên đừng ngủ nướng mà làm hỏng mất sự cát tường của cả năm. 
Hãy thức dậy sớm với một tâm thái sẵn sàng nghênh đón năm mới với nhiều hi vọng mới. (Bài viết chỉ mang tính tham khảo, cung cấp nội dung trắc nghiệm vui cho bạn đọc).
Hãy thức dậy sớm với một tâm thái sẵn sàng nghênh đón năm mới với nhiều hi vọng mới. (Bài viết chỉ mang tính tham khảo, cung cấp nội dung trắc nghiệm vui cho bạn đọc). 

Đọc nhiều nhất

Tin mới