Vì sao cổ nhân nói: "Nhà thuần âm thì không gả được con gái"?

Vạn vật trên trời đất đều do âm dương sinh ra. Khí trong thì dương bốc lên thành trời, khí đục thì âm chìm xuống mới thành đất...

Trời đất sau khi hình thành thì hoàn toàn không tách rời nhau, âm và dương gặp nhau giữa không trung, giao hòa rồi kết quả là tạo ra vạn vật.

Tạo hóa luôn được cân bằng bởi âm và dương. Hai sức mạnh đối nghịch đó nằm trong trời-đất; động vật-thực vật; nước-lửa; nóng-lạnh; sáng-tối; cứng-mềm…

Và sự cân bằng âm-dương đó là trạng thái tốt nhất của vạn vật. Nhờ đó mà sự sống mới được duy trì, tiến hóa. Thế mới có câu “Trong âm có dương, trong dương có âm”. Mất đi sự cân bằng đó, sự sống sẽ lụi tàn.

Đối với một ngôi nhà, cũng có âm dương tiếp cận. Người xưa có câu: "Nhà thuần âm thì không gả được con gái, nhà thuần dương thì khó lấy vợ". Hay hiểu cụ thể hơn nghĩa là: "Nhà nếu Thuần Âm thì con gái lớn lên không gả được, nhà Thuần Dương thì con trai khó lập gia đình".

Điều này có nghĩa là gì? Chính xác thì một ngôi nhà thuần dương và một ngôi nhà thuần âm là gì?

Phong thủy bát trạch

Muốn biết âm dương của một ngôi nhà, trước hết phải hiểu âm dương của Bát Quái. Trong Đạo giáo (Trung Quốc), Bát Quái gồm có 8 quẻ là Càn, Chấn, Khôn, Tốn, Khảm, Đoài, Ly, Cấn.

Trong Bát Quái lại có 4 quẻ âm và quẻ dương. 4 quẻ dương là: Càn, Chấn, Cấn, Khảm; 4 quẻ âm là: Khôn, Tốn, Đoài, Ly.

Trong phong thủy bát trạch thì Bát Quái thể hiện cho 8 hướng. 8 quẻ Bát Quái sẽ tương ứng với 8 cung bát trạch đó là:

Vi sao co nhan noi:

Bắc: thuộc quẻ Khảm

Đông Bắc: thuộc quẻ Cấn

Đông: thuộc quẻ Chấn

Đông Nam: thuộc quẻ Tốn

Nam: thuộc quẻ Ly

Tây Nam: thuộc quẻ Khôn

Tây: thuộc quẻ Đoài

Tây Bắc: thuộc quẻ Càn

Từ quẻ âm và quẻ dương từ Bát Quái, ta được các hướng theo âm/dương khác nhau, cụ thể:

Bắc: thuộc Khảm - Dương

Đông Bắc: thuộc Cấn - Dương

Đông: thuộc Chấn - Dương

Đông Nam: thuộc Tốn - Âm

Nam: thuộc Ly - Âm

Tây Nam: thuộc Khôn - Âm

Tây: thuộc Đoài - Âm

Tây Bắc: thuộc Càn - Dương

Đối với một ngôi nhà, ba yếu tố quan trọng của một ngôi nhà là cửa, nhà chính và bếp nấu.

Vi sao co nhan noi:

- Cửa là vị trí trọng yếu của dương trạch, là lối ra vào duy nhất của gia đình, đồng thời cũng là cửa ngõ dẫn khí ra vào, giống như cổ họng của con người, vì vậy cửa chính là 'cổ họng của ngôi nhà' và bộ mặt của một ngôi nhà. Có rất nhiều điều cần chú ý.

- Vì đã là nhà thì phải có phòng ngủ để mọi người nghỉ ngơi nên “chính” (trong cụm từ 'nhà chính') là chỉ phòng ngủ, đây là vị trí không thể thiếu trong một ngôi nhà.

- Ngoài việc nghỉ ngơi, con người cũng cần phải ăn uống, nên nhà cũng phải có bếp, tức là nơi nấu nướng.

Cửa, nhà chính và bếp là ba yếu tố cần thiết trong một ngôi nhà, nhưng ba yếu tố này phải tương sinh, tương khắc, không thể khắc chế nhau (phải tương sinh, không nên tương khắc). Do đó, khi ở trong một ngôi nhà, trước tiên nên xem cửa, sau đó mới đến chính phòng, rồi đến bếp.

Nếu tam khí (3 khí tương ứng) của 3 khu vực này hòa hợp nhau, tương sinh nhau thì tài lộc và vượng khí sẽ đủ đầy. Ngược lại, sẽ rất xấu.

Thế nào là ngôi nhà thuần dương, thuần âm

Từ các hướng Bát Quái và âm dương nêu ở trên có thể thấy 4 hướng đông, bắc, tây bắc, đông bắc đều là dương - nếu tam khí đều thuộc 4 hướng này là nhà thuần dương.

Nếu tam khí ở bốn hướng tây, nam, tây nam, đông nam thì đó là nhà thuần âm.

- Ví dụ, nhà quay về hướng Nam là trạch nam (âm); cửa quay về hướng Nam, phòng ngủ ở góc Tây Nam, bếp ở hướng Tây thì cửa, nhà chính và bếp nấu đều ở vị trí âm - Đó là một ngôi nhà thuần âm.

- Nếu là nhà quay về hướng Bắc, cửa quay về hướng Bắc, phòng ngủ và bếp lần lượt là ba hướng Tây Bắc, Đông Bắc, hoặc Đông , nghĩa là Tam khí cùng ở dương, đó là nhà thuần dương.

Dù là nhà thuần dương hay thuần âm đều không tốt, đó là điềm hao tài tốn tài lộc. Bởi âm-dương phải luôn được cân bằng, hòa hợp, bù trừ lẫn nhau thì ngôi nhà đó mới dễ sinh vượng khí, tài lộc.

Theo quan niệm của người xưa, nhà thuần dương (chỉ có dương, không có âm) nghĩa là đàn ông không muốn lấy vợ, điều này không tốt cho phụ nữ. Ngược lại, nhà thuần âm (chỉ có âm, không có dương) thì nữ giới không muốn lấy chồng, là điều không tốt cho nam giới. Nếu cố chấp lấy thì cuộc sống không hạnh phúc, vẹn toàn. Do đó, cổ nhân mới có câu "nhà nếu Thuần Âm thì con gái lớn lên không gả được, nhà Thuần Dương thì con trai khó lập gia đình".

Tất nhiên trong đời sống hiện đại, khoa học và kỹ thuật xây dựng phát triển vượt bậc, thì không phải tri thức nào của cổ nhân, bao gồm cả kiến thức phong thủy, cũng có thể ứng dụng, thay vào đó là những phương pháp hiện đại có tính chính xác và an toàn ngày càng cao.

Đàn ông cưới được người vợ hiền chính là cái phúc của gia đình

Thành bại của người đàn ông thì duy cho cùng nhất định phải có sự vun vén của người vợ.

Vợ chồng có sự khác biệt trong vai trò gia đình là bởi thiên tính, sinh lý hoàn toàn khác nhau. Gia đình nào cũng vậy cả, người vợ hiền đức thì không những gia đình hòa thuận yên vui mà sự nghiệp của chồng cũng thuận buồm xuôi gió.

Ngược lại trong gia đình có người vợ ham tài háo danh, lúc nào thích gây chuyện thị phi. Bất kính với những người bề trên thì chắc chắn gia đình lục đục, bất an, người chồng dễ gặp họa.

Ngôi nhà xây bằng tình yêu của cô gái Quảng Nam dành cho bố mẹ

Để thể hiện tình yêu và sự biết ơn với đấng sinh thành, cô gái Quảng Nam đã xây tặng bố mẹ ngôi nhà 2 tầng mang thiết kế hiện đại, chan hòa ánh nắng.

Một ngôi nhà phố nhỏ xinh tại TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) do con gái xây tặng bố mẹ. Ngôi nhà do kiến trúc sư Trần Nguyên Tương thiết kế với 2 phòng ngủ đủ cho nhu cầu sử dụng. Diện tích còn lại anh dành cho góc sân vườn nhỏ có hồ cá Koi và không gian sân thượng để gia đình tụ tập tán gẫu, ngắm gió mát hoặc tổ chức những bữa tiệc.

Công trình này được thiết kế với không gian xanh mát, gắn kết với thiên nhiên nên mọi không gian trong nhà đều cảm nhận được nguồn sinh khí thoải mái, dễ chịu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới