Vì sao Chu Nguyên Chương thẳng tay giết sạch công thần?

Vì sao Chu Nguyên Chương thẳng tay giết sạch công thần?

(Kiến Thức) - Nổi tiếng là nhà chính trị gia tài ba thao lược, song Chu Nguyên Chương cũng nổi tiếng tàn bạo, độc ác trong chính sách trị vì thiên hạ.

Trong ấn tượng của mọi người,  Chu Nguyên Chương vốn là chính trị gia đầy mưu lược, song cũng vô cùng tàn độc ác. Trong quá trình bình định thiên hạ của mình, ông ta luôn theo tôn chỉ “ai không còn giá trị lợi dụng thì phải giết”. Chính vì thế dưới thời trị vì của ông ta đã bao chiến hữu từng vào sinh ra tử trong hành trình khai quốc, bao công thần lập quốc đều bị giết không thương xót. Ảnh minh họa chân dung Chu Nguyên Chương và các chiến hữu.
Trong ấn tượng của mọi người, Chu Nguyên Chương vốn là chính trị gia đầy mưu lược, song cũng vô cùng tàn độc ác. Trong quá trình bình định thiên hạ của mình, ông ta luôn theo tôn chỉ “ai không còn giá trị lợi dụng thì phải giết”. Chính vì thế dưới thời trị vì của ông ta đã bao chiến hữu từng vào sinh ra tử trong hành trình khai quốc, bao công thần lập quốc đều bị giết không thương xót. Ảnh minh họa chân dung Chu Nguyên Chương và các chiến hữu.
Con số người bị giết trong các cuộc thảm sát lên đến hơn 5 vạn người. Đương thời, chuyện quan viên ở kinh thành bị chém đầu đã trở thành quá đỗi bình thường. Tình trạng một số quan viên hôm sau lên triều tự dưng phát hiện ra chỗ bên cạnh mình để trống cũng không phải là chuyện hiếm. Ảnh minh họa chân dung Chu Nguyên Chương.
Con số người bị giết trong các cuộc thảm sát lên đến hơn 5 vạn người. Đương thời, chuyện quan viên ở kinh thành bị chém đầu đã trở thành quá đỗi bình thường. Tình trạng một số quan viên hôm sau lên triều tự dưng phát hiện ra chỗ bên cạnh mình để trống cũng không phải là chuyện hiếm. Ảnh minh họa chân dung Chu Nguyên Chương.
Số quan viên bị bắt giam vào nhà lao nhiều đến nỗi khi thăng đường xử án, nhiều quan viên tự mang hình cụ đứng trên công đường thẩm án. Sau khi xử xong án, thì lại đến lượt mình trở thành bị cáo. Những vụ án này nhiều như cơm bữa, nhưng không thể không kể ra những vụ đại thảm án mà con số người liên lụy bị giết lên đến hàng vạn người. Ảnh minh họa chân dung Chu Nguyên Chương.
Số quan viên bị bắt giam vào nhà lao nhiều đến nỗi khi thăng đường xử án, nhiều quan viên tự mang hình cụ đứng trên công đường thẩm án. Sau khi xử xong án, thì lại đến lượt mình trở thành bị cáo. Những vụ án này nhiều như cơm bữa, nhưng không thể không kể ra những vụ đại thảm án mà con số người liên lụy bị giết lên đến hàng vạn người. Ảnh minh họa chân dung Chu Nguyên Chương.
Vụ án đóng ấn khống. Dưới triều Minh, theo quy định hàng năm các địa phương phải cử người đến Hộ bộ để báo cáo tình hình thu chi tài chính. Tất cả các khoản mục thu chi sau khi được Hộ bộ thẩm tra mới có thể quyết toán. Nếu không khớp với thực tế sẽ bị trả lại và yêu cầu làm lại sổ sách và phải đóng đại ấn của địa phương. Thời cổ đại, tuy đã xây dựng được mạng lưới trung chuyển tương đối tốt, nhưng giao thông không thuận tiện, đường xá xa xôi, việc đi lại vẫn vô cùng vất vả. Ảnh minh họa chân dung Chu Nguyên Chương.
Vụ án đóng ấn khống. Dưới triều Minh, theo quy định hàng năm các địa phương phải cử người đến Hộ bộ để báo cáo tình hình thu chi tài chính. Tất cả các khoản mục thu chi sau khi được Hộ bộ thẩm tra mới có thể quyết toán. Nếu không khớp với thực tế sẽ bị trả lại và yêu cầu làm lại sổ sách và phải đóng đại ấn của địa phương. Thời cổ đại, tuy đã xây dựng được mạng lưới trung chuyển tương đối tốt, nhưng giao thông không thuận tiện, đường xá xa xôi, việc đi lại vẫn vô cùng vất vả. Ảnh minh họa chân dung Chu Nguyên Chương.
Chính vì thế một số quan viên thời đó đã nghĩ ra cách đối phó. Mỗi khi hồi kinh, họ thường mang thêm sổ sách trắng đã được đóng sẵn đại ấn để dễ dàng sử dụng nếu có sai sót. Không ngờ chuyện này bị hoàng đế Chu Nguyên Chương phát hiện, quy về tội "khi quân phạm thượng" và xử tội vô cùng nghiêm khắc. Hộ bộ thượng thư và các quan viên giữ ấn tại các địa phương đều bị xử tội chết, số còn lại bị xung thành lính đầy ra biên ải. Ảnh minh họa chân dung Chu Nguyên Chương.
Chính vì thế một số quan viên thời đó đã nghĩ ra cách đối phó. Mỗi khi hồi kinh, họ thường mang thêm sổ sách trắng đã được đóng sẵn đại ấn để dễ dàng sử dụng nếu có sai sót. Không ngờ chuyện này bị hoàng đế Chu Nguyên Chương phát hiện, quy về tội "khi quân phạm thượng" và xử tội vô cùng nghiêm khắc. Hộ bộ thượng thư và các quan viên giữ ấn tại các địa phương đều bị xử tội chết, số còn lại bị xung thành lính đầy ra biên ải. Ảnh minh họa chân dung Chu Nguyên Chương.
Vụ án công thần Hồ Duy Dung. Năm 1380, Minh thái tổ Chu Nguyên Chương đã cho bắt và giết Hồ Duy Dung và đồng đảng của ông ta. Tổng cộng số người liên lụy lên đến 30 nghìn người. Tuy là khai quốc công thần, nhưng cũng ra tay không thương tiếc bởi trong mắt Chu Nguyên Chương, Hồ Duy Dung xa hoa dâm đãng, kéo bè kết đảng trong triều, đả kích bề trên của mình, lợi dụng quyền hạn tể tướng trong triều làm loạn triều đình, đe dọa đến thiên hạ của nhà họ Chu. Ảnh minh họa quan viên triều đình nhà Minh dưới thời Chu Nguyên Chương.
Vụ án công thần Hồ Duy Dung. Năm 1380, Minh thái tổ Chu Nguyên Chương đã cho bắt và giết Hồ Duy Dung và đồng đảng của ông ta. Tổng cộng số người liên lụy lên đến 30 nghìn người. Tuy là khai quốc công thần, nhưng cũng ra tay không thương tiếc bởi trong mắt Chu Nguyên Chương, Hồ Duy Dung xa hoa dâm đãng, kéo bè kết đảng trong triều, đả kích bề trên của mình, lợi dụng quyền hạn tể tướng trong triều làm loạn triều đình, đe dọa đến thiên hạ của nhà họ Chu. Ảnh minh họa quan viên triều đình nhà Minh dưới thời Chu Nguyên Chương.
Thậm chí Chu Nguyên Chương còn nghi ngờ Hồ Duy Dung chính là người đã giết hại sủng thần Lưu Cơ. Chính vì thế, ông ta và đồng đảng của mình phải chết. Sau vụ án Hồ Duy Dung, Chu Nguyên Chương cũng lập tức phế bỏ chế độ tể tướng trong triều. Ảnh minh họa Chu Nguyên Chương thẩm vấn Hồ Duy Dung.
Thậm chí Chu Nguyên Chương còn nghi ngờ Hồ Duy Dung chính là người đã giết hại sủng thần Lưu Cơ. Chính vì thế, ông ta và đồng đảng của mình phải chết. Sau vụ án Hồ Duy Dung, Chu Nguyên Chương cũng lập tức phế bỏ chế độ tể tướng trong triều. Ảnh minh họa Chu Nguyên Chương thẩm vấn Hồ Duy Dung.
Vụ án đại tướng Lam Ngọc. Đây là vụ án xảy ra cuối thời kỳ Chu Nguyên Chương nắm quyền. Đương thời đã có rất nhiều khai quốc công thần bị giết nên đã khiến đại tướng Lam Ngọc người từng lập rất nhiều chiến công hiển hách và có công lao vô cùng to lớn trong việc xây dựng đại nghiệp của Chu Nguyên Chương trở thành kẻ phải loại bỏ tiếp theo. Ảnh minh họa chân dung đại tướng Lam Ngọc.
Vụ án đại tướng Lam Ngọc. Đây là vụ án xảy ra cuối thời kỳ Chu Nguyên Chương nắm quyền. Đương thời đã có rất nhiều khai quốc công thần bị giết nên đã khiến đại tướng Lam Ngọc người từng lập rất nhiều chiến công hiển hách và có công lao vô cùng to lớn trong việc xây dựng đại nghiệp của Chu Nguyên Chương trở thành kẻ phải loại bỏ tiếp theo. Ảnh minh họa chân dung đại tướng Lam Ngọc.
Chu Nguyên Chương đã gắn cho Lam Ngọc tội mưu phản để giết ông và những người có liên đới đến “Lam đảng” của ông, và con số người bị giết trong vụ án này đã lên đến hơn 2 vạn người. Ảnh minh họa xử án đại tướng Lam Ngọc.
Chu Nguyên Chương đã gắn cho Lam Ngọc tội mưu phản để giết ông và những người có liên đới đến “Lam đảng” của ông, và con số người bị giết trong vụ án này đã lên đến hơn 2 vạn người. Ảnh minh họa xử án đại tướng Lam Ngọc.
Có một khai quốc công thần may mắn hơn tất cả đó là Từ Đạt. Tuy không được Chu Nguyên Chương bỏ qua nhưng cũng không nỡ cạn tàu ráo máng, Từ gia vẫn được hưởng tiếng thơm muôn đời. Từ Đạt là người lập rất nhiều công lớn trong những đại chiến đầu thời kỳ khởi nghĩa của Chu Nguyên Chương nên đã được ban tặng Bắc Bình. Do nhiều năm chinh chiến gian khổ, thêm tuổi già sức yếu, những năm cuối đời trên lưng của Từ Đạt nổi rất nhiều mụn nhọt đau đớn vô cùng. Ảnh minh họa chân dung Chu Nguyên Chương và các công thần.
Có một khai quốc công thần may mắn hơn tất cả đó là Từ Đạt. Tuy không được Chu Nguyên Chương bỏ qua nhưng cũng không nỡ cạn tàu ráo máng, Từ gia vẫn được hưởng tiếng thơm muôn đời. Từ Đạt là người lập rất nhiều công lớn trong những đại chiến đầu thời kỳ khởi nghĩa của Chu Nguyên Chương nên đã được ban tặng Bắc Bình. Do nhiều năm chinh chiến gian khổ, thêm tuổi già sức yếu, những năm cuối đời trên lưng của Từ Đạt nổi rất nhiều mụn nhọt đau đớn vô cùng. Ảnh minh họa chân dung Chu Nguyên Chương và các công thần.
Nhưng Chu Nguyên Chương cũng không tha, vẫn cho gọi ông ta vào kinh. Tuy đang dưỡng bệnh nhưng Từ Đạt không dám cưỡng lệnh vội vã hồi kinh. Có lưu truyền rằng, một hôm Từ Đạt đang dưỡng bệnh tại nhà nghe tin nô bộc bẩm báo được Chu Nguyên Chương cho người ban thức ăn thì trong lòng vô cùng mừng rỡ vội vàng mở quà, không ngờ trong đó chính là thịt ngỗng, thứ thức ăn đại kỵ với bệnh của mình. Trong lòng Từ Đạt chết lặng nhưng biết không thể cưỡng được đành phải ăn, không lâu sau thì qua đời. Ảnh minh họa chân dung Từ Đạt.
Nhưng Chu Nguyên Chương cũng không tha, vẫn cho gọi ông ta vào kinh. Tuy đang dưỡng bệnh nhưng Từ Đạt không dám cưỡng lệnh vội vã hồi kinh. Có lưu truyền rằng, một hôm Từ Đạt đang dưỡng bệnh tại nhà nghe tin nô bộc bẩm báo được Chu Nguyên Chương cho người ban thức ăn thì trong lòng vô cùng mừng rỡ vội vàng mở quà, không ngờ trong đó chính là thịt ngỗng, thứ thức ăn đại kỵ với bệnh của mình. Trong lòng Từ Đạt chết lặng nhưng biết không thể cưỡng được đành phải ăn, không lâu sau thì qua đời. Ảnh minh họa chân dung Từ Đạt.
Có quan điểm cho rằng Từ Đạt cũng đã đến lúc phải loại bỏ nên Chu Nguyên Chương đã lấy cớ đưa ông ta hồi kinh. Có thể Chu Nguyên Chương chưa cạn tàu ráo máng với Từ Đạt vì trên thực tế, khi Từ Đạt tại thế, Chu Nguyên Chương có ý kết thông gia với nhà họ Từ nên đã cho con trai thứ tư là Chu Đệ lấy trưởng nữ nhà Từ Đạt và sau này chính là Từ hoàng hậu. Chu Nguyên Chương đương thời có thể chỉ nghĩ rằng cho Từ gia nương nhờ vào danh Phiên vương sống bình yên nơi Bắc Bình nhưng không ngờ rằng sau này vận nhà họ Từ lại vượng như thế. Ảnh minh họa chân dung Từ Đạt.
Có quan điểm cho rằng Từ Đạt cũng đã đến lúc phải loại bỏ nên Chu Nguyên Chương đã lấy cớ đưa ông ta hồi kinh. Có thể Chu Nguyên Chương chưa cạn tàu ráo máng với Từ Đạt vì trên thực tế, khi Từ Đạt tại thế, Chu Nguyên Chương có ý kết thông gia với nhà họ Từ nên đã cho con trai thứ tư là Chu Đệ lấy trưởng nữ nhà Từ Đạt và sau này chính là Từ hoàng hậu. Chu Nguyên Chương đương thời có thể chỉ nghĩ rằng cho Từ gia nương nhờ vào danh Phiên vương sống bình yên nơi Bắc Bình nhưng không ngờ rằng sau này vận nhà họ Từ lại vượng như thế. Ảnh minh họa chân dung Từ Đạt.
Theo Sina

GALLERY MỚI NHẤT