Vì sao chiến binh Hy Lạp chạy hơn 42 km trước khi đột tử?

Vì sao chiến binh Hy Lạp chạy hơn 42 km trước khi đột tử?

Câu chuyện chiến binh người Hy Lạp Pheidippides chạy hơn 42 km để báo tin rồi ra đi mãi mãi là khởi nguồn cho sự ra đời môn chạy Marathon ở các kỳ Olympic.

Sau khi  quân đội Hy Lạp giành chiến thắng ở trận Marathon (năm 490 TCN), Pheidippides đã chạy liên tục, vượt quãng đường hơn 42 km để về Athens báo tin chiến thắng. Tới nơi, chiến binh này chỉ kịp nói “chúng ta đã chiến thắng” rồi gục xuống và ra đi mãi mãi. Hình ảnh đó đi vào lịch sử, trở thành cảm hứng cho sự ra đời của môn chạy Marathon ở các kỳ Olympic ngày nay.
Sau khi quân đội Hy Lạp giành chiến thắng ở trận Marathon (năm 490 TCN), Pheidippides đã chạy liên tục, vượt quãng đường hơn 42 km để về Athens báo tin chiến thắng. Tới nơi, chiến binh này chỉ kịp nói “chúng ta đã chiến thắng” rồi gục xuống và ra đi mãi mãi. Hình ảnh đó đi vào lịch sử, trở thành cảm hứng cho sự ra đời của môn chạy Marathon ở các kỳ Olympic ngày nay.
Theo sách "100 cuộc chiến lẫy lừng trong lịch sử thế giới", Marathon là trận đánh nổi tiếng diễn ra vào mùa thu năm 490 TCN giữa quân đội Athens (Hy Lạp) chống lại sự xâm lăng của người Ba Tư.
Theo sách "100 cuộc chiến lẫy lừng trong lịch sử thế giới", Marathon là trận đánh nổi tiếng diễn ra vào mùa thu năm 490 TCN giữa quân đội Athens (Hy Lạp) chống lại sự xâm lăng của người Ba Tư.
8 năm trước khi trận Marathon diễn ra, Athens đã chi viện cho cuộc nổi dậy của nhân dân vùng Tiểu Á chống lại ách đô hộ của Ba Tư. Việc này làm vua Darius I của Ba Tư nổi giận. Ông quyết định trả thù người Athens. Sau quá trình chuẩn bị, năm 492 TCN, Darinus tiến hành cuộc viễn chinh.
8 năm trước khi trận Marathon diễn ra, Athens đã chi viện cho cuộc nổi dậy của nhân dân vùng Tiểu Á chống lại ách đô hộ của Ba Tư. Việc này làm vua Darius I của Ba Tư nổi giận. Ông quyết định trả thù người Athens. Sau quá trình chuẩn bị, năm 492 TCN, Darinus tiến hành cuộc viễn chinh.
Cuộc viễn chinh của vua Ba Tư vào đất Hy Lạp chia làm 2 giai đoạn, lần thứ nhất vào năm 492 TCN nhưng nhanh chóng thất bại. Hai năm sau (490 TCN), Darius lại điều động lực lượng, tiến hành cuộc viễn chinh lần thứ hai. Lần này, hạm đội Ba Tư có tới 600 chiến thuyền và khoảng 100.000 quân, do 2 tướng Datis và Artaphernes chỉ huy, tấn công đất Athens. Dù có lực lượng hùng hậu, quân Ba Tư cuối cùng bị người Hy Lạp đánh bại ở trận Marathon.
Cuộc viễn chinh của vua Ba Tư vào đất Hy Lạp chia làm 2 giai đoạn, lần thứ nhất vào năm 492 TCN nhưng nhanh chóng thất bại. Hai năm sau (490 TCN), Darius lại điều động lực lượng, tiến hành cuộc viễn chinh lần thứ hai. Lần này, hạm đội Ba Tư có tới 600 chiến thuyền và khoảng 100.000 quân, do 2 tướng Datis và Artaphernes chỉ huy, tấn công đất Athens. Dù có lực lượng hùng hậu, quân Ba Tư cuối cùng bị người Hy Lạp đánh bại ở trận Marathon.
Athens hiện nay chính là thủ đô Athens của Hy Lạp. Đây là một trong những thành phố có lịch sử cổ xưa nhất châu Âu và thế giới (ra đời cách nay khoảng 3.000 năm). Athens hiện cũng là đô thị lớn nhất, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Hy Lạp, một trong những thành phố lớn nhất châu Âu.
Athens hiện nay chính là thủ đô Athens của Hy Lạp. Đây là một trong những thành phố có lịch sử cổ xưa nhất châu Âu và thế giới (ra đời cách nay khoảng 3.000 năm). Athens hiện cũng là đô thị lớn nhất, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Hy Lạp, một trong những thành phố lớn nhất châu Âu.
Olympus là đỉnh núi cao nhất của Hy Lạp với 2.918 m, được xếp vào danh sách núi cao bậc nhất châu Âu. Theo Greekmythology, theo truyền thuyết, nơi đây được biết đến là chốn ở của 12 vị thần trong thần thoại của người Hy Lạp.
Olympus là đỉnh núi cao nhất của Hy Lạp với 2.918 m, được xếp vào danh sách núi cao bậc nhất châu Âu. Theo Greekmythology, theo truyền thuyết, nơi đây được biết đến là chốn ở của 12 vị thần trong thần thoại của người Hy Lạp.
Theo thần thoại Hy Lạp, 12 vị thần được nêu tên trên đỉnh Olympus này là Zeus, Hera (nữ thần hôn nhân và gia đình), Poseidon (thần biển), Demeter (nữ thần sinh sản), Athena (thần trí tuệ), Hestia (nữ thần lửa và gia đình), Apollo (thần ánh sáng), Artemis (nữ thần săn bắn), Ares (thần chiến tranh), Aphrodite (thần tình yêu), Hephaestus (thần thợ rèn) và Hermes (người đưa tin cho các thần). Sau này, Dionysus (thần rượu, tiệc tùng và hoan lạc) thế chỗ cho Hestia. Thành phố Athens được đặt theo tên của thần Athena.
Theo thần thoại Hy Lạp, 12 vị thần được nêu tên trên đỉnh Olympus này là Zeus, Hera (nữ thần hôn nhân và gia đình), Poseidon (thần biển), Demeter (nữ thần sinh sản), Athena (thần trí tuệ), Hestia (nữ thần lửa và gia đình), Apollo (thần ánh sáng), Artemis (nữ thần săn bắn), Ares (thần chiến tranh), Aphrodite (thần tình yêu), Hephaestus (thần thợ rèn) và Hermes (người đưa tin cho các thần). Sau này, Dionysus (thần rượu, tiệc tùng và hoan lạc) thế chỗ cho Hestia. Thành phố Athens được đặt theo tên của thần Athena.
Theo "Tạp chí Di sản", di chỉ khảo cổ Delphi nằm ở thị trấn Delphi, vùng núi Pho-cis (nay thuộc vùng Boeotia và Phthiotia), miền Trung Hy Lạp, được mệnh danh là “cái rốn của vũ trụ”. Năm 1987, UNESCO công nhận Di chỉ khảo cổ Delphi của Hy Lạp là Di sản Văn hóa Thế giới.
Theo "Tạp chí Di sản", di chỉ khảo cổ Delphi nằm ở thị trấn Delphi, vùng núi Pho-cis (nay thuộc vùng Boeotia và Phthiotia), miền Trung Hy Lạp, được mệnh danh là “cái rốn của vũ trụ”. Năm 1987, UNESCO công nhận Di chỉ khảo cổ Delphi của Hy Lạp là Di sản Văn hóa Thế giới.
300 chiến binh Sparta đánh đội quân khổng lồ 10.000 người thế nào? Dưới đội hình khiên chắn kiên cố của đội quân Hy Lạp, người Ba Tư hùng mạnh gặp khó khăn, mặc dù quân số hai bên rất chênh lệch.

GALLERY MỚI NHẤT