Vì sao chậm di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nội đô?

Nhiều quận ở Hà Nội đã kiến nghị tổ chức di chuyển khẩn cấp các cơ sở ô nhiễm đang ngày đêm “đầu độc” cư dân. Tuy nhiên, đến nay, chưa cơ quan nào của thành phố có thể chốt mốc thời gian hoàn thành kế hoạch di chuyển.

Từ nhiều năm trước UBND quận Thanh Xuân, quận Hai Bà Trưng đã lập danh sách cơ sở ô nhiễm cần di dời do ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân trong khu vực. Tuy nhiên, sau nhiều lần kiến nghị, hiện vẫn chưa có cơ sở sản xuất nào chịu “nhả” đất vàng cho chính quyền địa phương tái sử dụng quỹ đất cho các công trình phúc lợi.
Đơn cử như trường hợp của Nhà máy Dệt kim Đông Xuân ở đường Minh Khai (phường Vĩnh Tuy). Đại diện UBND quận Hai Bà Trưng cho biết, từ năm 2010, chính quyền đã có đề xuất di dời bởi người dân liên tục phản ánh tình trạng khói, bụi than, bụi bông xả giữa khu dân cư. Đến năm 2011, Cty đã xây dựng được nhà máy mới nhưng vẫn giữ lại một phần dây chuyền sản xuất để phục vụ việc giới thiệu sản phẩm, nhưng thực tế hoạt động của nhà máy vẫn đang gây ô nhiễm khiến người dân trong khu vực bức xúc.
“Cần nhiều chữ ký”
Trước kiến nghị của người dân và chính quyền địa phương, Cty này đã được đưa vào danh sách 117 cơ sở sản xuất ô nhiễm cần di chuyển gấp. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một cơ chế đủ mạnh buộc Cty phải trả lại quỹ đất. Vì thế, ngày ngày Cty vẫn hoạt động gây ảnh hưởng sức khỏe các hộ dân xung quanh mà không có cách nào xử lý triệt để.
Vi sao cham di doi cac co so san xuat gay o nhiem noi do?
 
Trao đổi với PV, ông Lâm Anh Tuấn- Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng cho biết: “Trên địa bàn quận vẫn còn một số cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, chính quyền địa phương đã nhiều lần có văn bản kiến nghị di dời nhưng vẫn chưa thực hiện được do phụ thuộc vào chủ trương chung của thành phố.
Trên thực tế, để doanh nghiệp tự giác bàn giao lại mặt bằng là rất khó khăn nên muốn di dời, thành phố cần giao các sở, ngành liên quan xây dựng một hành lang pháp lý quy định rõ ràng việc doanh nghiệp phải di dời khi đã được bố trí quỹ đất và nhận được sự hỗ trợ dịch chuyển. Đối với những đơn vị đã được bố trí cơ sở sản xuất mới như trường hợp Cty Dệt kim Đông Xuân và một số đơn vị khác, thành phố cần ban hành quyết định hành chính yêu cầu doanh nghiệp đưa ra lộ trình di chuyển rõ ràng, hoặc cưỡng chế bàn giao lại quỹ đất cho thành phố quản lý và sử dụng thì việc di chuyển mới nhanh được thực hiện…”.
Trong khi thành phố chưa xây dựng được chế tài xử lý, hàng tháng, hàng quý, UBND quận Hai Bà Trưng vẫn phải tổ chức lực lượng đi rà soát, kiểm tra, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện quy định về môi trường. Tuy nhiên, xử lý ô nhiễm vẫn là nhiệm vụ khó khăn, bởi để ra được một quyết định xử phạt hoặc tạm dừng đóng cửa cơ sở sản xuất gây ô nhiễm lại cần tập hợp rất nhiều “chữ ký” của cơ quan chức năng, nên hàng ngày người dân sống xung quanh các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm vẫn phải học cách “sống chung” với ô nhiễm.
Doanh nghiệp ôm đất vàng
Giải thích nguyên nhân khiến chủ trương di dời các cơ sở chưa được thực hiện quyết liệt, ông Mai Trọng Thái - Chi cục trưởng Chi cục Môi trường (Sở TN&MT Hà Nội) cho biết, để ra được danh sách 117 cơ sở sản xuất ô nhiễm cần di chuyển cấp bách, Chi cục và các đơn vị đã phải thực hiện nhiều đợt quan trắc, kiểm tra so sánh mẫu nước, mẫu bụi phẩm. Di dời đồng loạt các cơ sở ô nhiễm là một việc lớn, cần có sự vào cuộc của nhiều đơn vị. Hiện danh sách 117 cơ sở đã được tổng hợp báo cáo thành phố để thành phố báo cáo Chính phủ phương án di dời.
Theo ông Thái, việc chuẩn bị quỹ đất và xây dựng phương án hỗ trợ đảm bảo sản xuất của doanh nghiệp hậu di dời là những vấn đề quyết định đến tiến độ di chuyển cơ sở sản xuất ô nhiễm. Việc di chuyển không thể hoàn thành trong một khoảng thời gian ngắn nên thành phố đã đưa ra lộ trình đến năm 2020 sẽ hoàn thành kế hoạch di chuyển các cơ sở ô nhiễm khỏi khu vực nội đô.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Nguyên Quân – Trưởng ban Đô thị, HĐND TP Hà Nội cho biết, việc di dời các cơ sở sản xuất trong nội thành được chia làm 2 giai đoạn. Hiện tại, thành phố đã hoàn thành rà soát các cơ sở ô nhiễm và đang lập phương án di dời các cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô.
Tuy nhiên, ông Quân cũng nhìn nhận, việc triển khai còn chậm bởi những lý do chủ quan và khách quan. Lý do chủ quan là sự vào cuộc của các cấp, ngành, quận huyện còn chưa thực sự hiệu quả, thậm chí là chưa thực sự quan tâm. Nguyên nhân khách quan liên quan đến cơ chế chính sách từ Trung ương đến địa phương chưa đồng bộ. Ngoài việc bố trí đất vẫn chưa có cơ chế gì để khuyến khích doanh nghiệp chuyển ra ngoại đô sản xuất. Việc hài hòa loại ích còn gặp nhiều khó khăn.
Theo ông Quân, để đẩy nhanh việc di dời các cơ sở ô nhiễm ra ngoại đô, thành phố cần chỉ đạo quyết liệt các sở ngành liên quan: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Tài chính… tập trung rà soát. Sau đó tham mưu cho thành phố, đồng thời đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù để khuyến khích việc di dời. Ngoài việc bố trí quỹ đất cho nhà máy, TP cũng cần tạo điều kiện thuận lợi, thủ tục hành chính thông thoáng để các doanh nghiệp chủ động triển khai di dời. Bên cạnh đó, TP cần phối hợp với các bộ ngành để thực hiện di chuyển.
PV đặt câu hỏi về cách giải quyết dứt điểm hàng chục doanh nghiệp đã được cấp đất nhưng vẫn cố tình duy trì một lượng sản xuất nhỏ trong phố để “giữ đất”. Ông Nguyễn Nguyên Quân cho rằng: Nếu một nhà máy đã được bố trí quỹ đất, đã được các ban ngành thẩm định thì phải dành quỹ đất cho công trình khác. Trong trường hợp có việc nhà máy đã di chuyển mà vẫn cố tình giữ đất thì cương quyết di dời, trả lại quỹ đất cho thành phố.

Mất vía cảnh tượng ô nhiễm nguồn nước trên khắp thế giới

Hậu quả ô nhiễm nguồn nước do tràn dầu hay khai thác khoáng sản đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân trên toàn thế giới. 

Một chú bồ nông bơi trong dầu ở đảo Queen Bess, Pelican Rookery, Louisiana do ảnh hưởng của việc khoan dầu ở Deepwater Horizon. (Nguồn: techinsider)
Một chú bồ nông bơi trong dầu ở đảo Queen Bess, Pelican Rookery, Louisiana do ảnh hưởng của việc khoan dầu ở Deepwater Horizon. (Nguồn: techinsider) 

Con sông ô nhiễm bốc cháy ngùn ngụt khi bị châm lửa đốt

Một chính trị gia Australia châm lửa đốt cháy một con sông ở bang Queensland để chứng minh hoạt động khai thác khí than gần đó đã khiến khí metan rò rỉ vào nguồn nước và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Video: Con sông ô nhiễm bốc cháy ngùn ngụt khi bị châm lửa đốt:

Đọc nhiều nhất

Tin mới