Vì sao cảnh báo tấn công bị phát nhầm ở Hawaii?

Sự cố báo động giả ngày 13/1 ở Hawaii cho thấy người dân Mỹ ở đó luôn canh cánh nỗi sợ bị Triều Tiên tấn công tên lửa. Sự cố cũng khiến cơ quan chức năng bị bẽ mặt.

Vì sao cảnh báo tấn công bị phát nhầm ở Hawaii?
Bảng thông tin điện tử tại Hawaii đính chính thông tin "tên lửa Triều Tiên sắp bắn tới Hawaii" là không chính xác - Ảnh: CBC
 Bảng thông tin điện tử tại Hawaii đính chính thông tin "tên lửa Triều Tiên sắp bắn tới Hawaii" là không chính xác - Ảnh: CBC
Đồng hồ vừa chỉ quá 8h sáng ngày thứ Bảy (13-1), một nhân viên thuộc Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp Hawaii (HEMA, Mỹ) bắt đầu vào ca trực.
Một trong những nhiệm vụ của anh ngày hôm đó là thực hiện kiểm tra nội bộ hệ thống cảnh báo tên lửa đạn đạo, cụ thể là thực hành quy trình gửi cảnh báo khẩn cấp đến công chúng (nhưng thật ra lại không gửi).
Đó là một hình thức diễn tập mà cơ quan chức năng của Hawaii đã áp dụng thường xuyên từ tháng 11-2017 - cùng khoảng thời gian vùng lãnh thổ này phục hồi hệ thống loa cảnh báo hạt nhân từ thời Chiến tranh lạnh do lo sợ một cuộc tấn công nào đó từ Triều Tiên.
Khoảng 8h05 sáng hôm đó, anh nhân viên HEMA bắt đầu khởi động bài kiểm tra. Chương trình máy tính hiển thị trước mặt anh một menu với 2 lựa chọn: "Thử nghiệm cảnh báo tên lửa" và "Cảnh báo tên lửa".
Nếu đúng thì anh phải chọn dòng đầu tiên; tuy nhiên, như cả thế giới sau đó được biết, anh đã chọn dòng thứ hai - tức gửi đi cảnh báo tên lửa thực sự.
"Trong trường hợp này, người điều hành đã chọn nhầm phương án" - người phát ngôn Richard Rapoza trả lời phỏng vấn báo Washington Post.
Tin nhắn cảnh báo người dân Haiwaii nhận được hôm 13-1 - Ảnh chụp màn hình
Tin nhắn cảnh báo người dân Haiwaii nhận được hôm 13-1 - Ảnh chụp màn hình 
Lúc 8h07, người dân Hawaii và khách du lịch nhận được tin nhắn có nội dung sau trên điện thoại di động: "Nguy cơ tên lửa đạn đạo đang hướng về Hawaii. Tìm chỗ trú ẩn ngay lập tức. Đây không phải diễn tập".
Một thông điệp chi tiết hơn xuất hiện trên màn hình tivi ở Hawaii: "Nếu bạn đang ở trong nhà, hãy ở yên đó. Nếu bạn ở bên ngoài, tìm chỗ trú ẩn ngay lập tức trong nhà. Ở yên trong nhà và tránh xa cửa sổ. Nếu bạn đang lái xe, hãy tấp an toàn vào lề đường và tìm chỗ trú ẩn hoặc nằm trên sàn xe".
Cảnh báo phát đi đã gây ra một cơn bấn loạn. Hàng ngàn người tin rằng mình chỉ còn vài phút để sống, họ hối hả chạy đi tìm nơi trú ẩn và thậm chí nói lời từ biệt cuối cùng với người thân. Tình huống đó kéo dài đúng 38 phút kể từ tin nhắn ban đầu cho đến khi nhà chức trách đính chính cảnh báo là lỗi kỹ thuật.
Vài giờ sau, Thống đốc bang Hawaii David Ige xin lỗi người dân vì "nỗi đau và cơn bối rối" họ đã trải qua. Ông giải thích đó "lỗi quy trình" trong ca trực, rằng người nhân viên đã bấm nhầm nút.
Biếm họa của báo SCMP của Hong Kong về sự cố báo động giả ở Haiwaii. Ông Kim Jong Un: "Tôi thậm chí không cần bấm cái nút, vậy mà đã là "xin chào, ngày tận thế!".
Biếm họa của báo SCMP của Hong Kong về sự cố báo động giả ở Haiwaii. Ông Kim Jong Un: "Tôi thậm chí không cần bấm cái nút, vậy mà đã là "xin chào, ngày tận thế!". 
Nhưng một ngày sau, thêm nhiều chi tiết về sự cố được tiết lộ và người ta kêu gọi đánh giá lại hệ thống cảnh báo khẩn cấp từ xa.
Ngày 14-1, ông chủ tịch Ủy ban Truyền thông liên bang Ajit Pai chỉ trích bản cảnh báo nhầm của Hawaii là "không thể chấp nhận được" và một cuộc điều tra toàn diện đang được tiến hành.
"Dựa trên thông tin chúng tôi ghi nhận được đến bây giờ, chính quyền Hawaii đã không có các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhằm tránh phát đi cảnh báo sai" - ông Pai nói, tuy nhiên lại không nêu ra được cụ thể Hawaii thiếu là thiếu cái gì.
Một phần gây ra tình huống xấu hôm thứ Bảy đó là nhà chức trách không có cách nào khắc phục ngay lập tức thông báo sai. Mãi đến 8h45 một tin nhắn điện thoại đính chính mới đến được người dân để trấn an họ.
Sinh viên của ĐH Hawaii tháo chạy tán loạn ra bãi đậu xe để tìm đường trú ẩn sáng 13-1 - Ảnh: REUTERS
 Sinh viên của ĐH Hawaii tháo chạy tán loạn ra bãi đậu xe để tìm đường trú ẩn sáng 13-1 - Ảnh: REUTERS
Dù nói gì đi nữa, đó quả là một sự cố gây bẽ mặt cho Mỹ. Một số quan chức Hawaii thậm chí đổ lỗi cho Tổng thống Donald Trump vì đã gây ra tình trạng căng thẳng với Triều Tiên - nguồn cơn của nỗi sợ bị tấn công tên lửa hoặc hạt nhân của Hawaii.
Nghị sĩ Tulsi Gabbard thuộc bang Hawaii chỉ trích ông Trump "không đủ nghiêm túc" và kêu gọi ông nhanh chóng đàm phán với Bình Nhưỡng về phi hạt nhân hóa.
Vào thời điểm người dân Hawaii náo loạn, Tổng thống Trump đang ở sân golf Trump International Golf Club gần khu nghỉ dưỡng của gia đình ông ở Palm Beach, bang Florida. Ông biết về sự việc qua phó cố vấn an ninh quốc gia Ricky L. Waddell.
Chính phủ Mỹ theo dõi tên lửa Triều Tiên bằng nhiều cách, bao gồm vệ tinh do thám, do dó nhóm cố vấn thân cận với ông Trump đều biết không có dấu hiệu tên lửa nào được ghi nhận hôm đó.
Ông Trump không đưa ra bình luận gì về sự cố ở Hawaii và phó thư ký báo chí Nhà Trắng Lindsay Walters chỉ đề cập ngắn gọn rằng đó là một cuộc diễn tập cấp bang.

Điểm nghỉ dưỡng yêu thích nhất của Tổng thống Obama

Hawaii không chỉ là nơi Tổng thống Mỹ sống thời niên thiếu, mà còn là điểm nghỉ dưỡng được gia đình ông yêu thích suốt 8 năm khi ông tại vị.

Điểm nghỉ dưỡng yêu thích nhất của Tổng thống Obama
Hawaii là quần đảo du lịch nổi tiếng của Mỹ, được yêu thích với những hòn đảo xinh đẹp, bãi cát trắng mịn và nền văn hóa, ẩm thực bản địa đặc sắc. Ông Obama đã nhiều lần bày tỏ tình yêu dành cho Hawaii: “Tôi luôn cố gắng giải thích cho họ về tinh thần aloha. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng tinh thần đó chính là điều nước Mỹ đang tìm kiếm”. Ảnh: Paradisepointestates.
Hawaii là quần đảo du lịch nổi tiếng của Mỹ, được yêu thích với những hòn đảo xinh đẹp, bãi cát trắng mịn và nền văn hóa, ẩm thực bản địa đặc sắc. Ông Obama đã nhiều lần bày tỏ tình yêu dành cho Hawaii: “Tôi luôn cố gắng giải thích cho họ về tinh thần aloha. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng tinh thần đó chính là điều nước Mỹ đang tìm kiếm”. Ảnh: Paradisepointestates. 

Phát hiện loài cá lợn Hawaii

Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện cá lợn Hawaii - một loài cá chưa từng được biết đến ở vùng biển thuộc quần đảo Hawaii.

Phát hiện loài cá lợn Hawaii
về các mẫu vật gồm loại cá mới được phát hiện mà họ tạm gọi là “cá lợn Hawaii”, một số mẫu tảo biển và san hô. Loại cá này có thân hình mập mạp, với hai màu: trắng và tím đậm, Đặc biệt chúng có 2 môi dày trông khá giống mõm lợn.

"Chúng tôi thực sự ngạc nhiên khi tìm thấy loài cá này. Ngoài ra, chúng tôi đã thu thập mẫu vật của hai hoặc ba loài sinh vật biển nữa. Đó cũng có thể là các loài chưa được biết đến" – ông Randy Kosaki, Phó Trưởng đoàn thám hiểm cho biết.

Bang Hawaii năm 1945 trông ra sao?

(Kiến Thức) - Những hình ảnh ở bang Hawaii năm 1945 do người lính Mỹ gốc Tây Ban Nha Rogelio Alberto Casas chụp lại.

Bang Hawaii năm 1945 trông ra sao?
Bang Hawaii nam 1945 trong ra sao?
 Quầy bán hàng lưu niệm ở Khách sạn Moana, Waiikiki, bang Hawaii năm 1945. Ảnh VT

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.