Vì sao các bên “kín tiếng” về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung?

(Kiến Thức) - Việc các bên khá kín tiếng về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung sắp tới cho thấy có nhiều trục trặc trong quan hệ song phương và trong chương trình nghị sự.

Vì sao các bên “kín tiếng” về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung?
Với những lời lẽ cứng rắn của ông Trump trong chiến dịch tranh cử, trong đó cóp đe dọa áp đặt thuế bảo hộ 45% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, người ta cho rằng xung đột ngoại giao Trung-Mỹ có thể xuất hiện sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Và mâu thuẫn Mỹ-Trung đã xuất hiện trước thêm hội nghị thượng đỉnh Donald Trump-Tập Cận Bình trong tuần này.
Vi sao cac ben “kin tieng” ve cuoc gap thuong dinh My-Trung?
Cuộc gặp thượng đỉnh Donald Trump-Tập Cận Bình trục trặc từ khâu chuẩn bị?  Ảnh The Time
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang chuẩn bị tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại tư dinh của ông ở Mar-a-Lago, Florida, trong hai ngày 6 và 7/4/1917. Xét đến những cáo buộc Trung Quốc liên tiếp của ông Trump trong chiến dịch tranh cử tổng thống, không có gì đáng ngạc nhiên khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung ở Mar-a-Lago trở thành trọng tâm của giới truyền thông trên thế giới.
Nhưng chỉ vài ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh Mar-a-Lago bắt đầu, nhiều vấn đề chưa giải quyết vẫn còn tồn đọng. Mặc dù cả thế giới đều biết về chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình, nhưng chuyến thăm này vẫn chưa được công bố chính thức, không chỉ ở Nhà Trắng mà còn ở Bắc Kinh. Theo truyền thống, các cuộc viếng thăm chính thức giữa các vị nguyên thủ quốc gia thường được thông báo trước hàng tuần, nếu không phải là hàng tháng.
Học giả Pang Zhongying, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, nói: "Thật là bất thường khi không có xác nhận nào về hội nghị thượng đỉnh này ngay cả sau chuyến đi Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, một chuyến đi nhằm mục đích mở đường cho cuộc gặp thượng đỉnh Tập Cận Bình-Donald Trump”.
Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời các nhà quan sát lưu ý rằng đây là một dấu hiệu cho thấy các cơ quan ngoại giao của hai nước vẫn đang cố gắng thương lượng về chi tiết đến phút cuối cùng. Và điều đó cho thấy mức độ căng thẳng đằng sau hậu trường, tránh xa mắt công chúng. Hai nước có thể đang quan thăm dò lẫn nhau một cách chặt chẽ và sẵn sàng hủy hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung, nếu cảm thấy bị đe dọa theo cách nào đó.
Hiện có bất đồng giữa tính phóng khoáng của Tổng thống Donald Trum và sự tuân thủ nghiêm ngặt về lễ nghi của Trung Quốc. Điều này sẽ khiến cho bộ phận lễ tấn của Nhà Trắng rất có thể sẽ vấp phải nhiều khó khăn.
Ví dụ, Bắc Kinh đã tuyên bố rằng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không ở lại qua đêm tại Mar-a-Lago. Thay vào đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ ở lại Eau Palm Beach Resort và sẽ đến Mar-a-Lago để đàm phán.
Liu Weidong, một nhà nghiên cứu của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói: "Trung Quốc có thể muốn tránh việc nhà lãnh đạo hàng đầu của họ ở lại một nơi mà phong cách cá nhân của Trump có tính chất chi phối".
Ông Liu cũng lưu ý rằng Trung Quốc cũng đang cố gắng tránh bị người Mỹ chỉ trích vì các khoản chi tiêu vô tội vạ của Tổng thống Donald Trump.
Đối mặt với những lời chỉ trích gay gắt ở trong nước, Tổng thống Donald Trump có thể đang tìm cách sử dụng hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung để gia tăng uy tín cho bản thân.
David Lampton, giáo sư nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Johns Hopkins ở Washington, nói: "Thông thường, các vị tổng thống hay sự dụng đối ngoại để đạt được những thành tựu mà họ không thể đạt được ở trong nước”.
Nhiều nhà phaan tích lưu ý rằng kết quả của hội nghị thượng đỉnh không nên được coi là một lời tiên tri về tương lai quan hệ Mỹ-Trung.
Theo một bài bình luận của Liu Zhen (SCMP), Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc gặp gỡ tuyệt vời với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, với 8 tiếng đồng hồ gặp gỡ trong vòng hai ngày. Cuộc gặp thượng đỉnh Obama-Tập Cận Bình đã được các quan chức Trung Quốc ca ngợi là một "bước đột phá chưa từng có".
Thế nhưng, mối quan hệ này đã bị giảm sút “chưa từng thấy” trong năm ngoái vì vấn đề Biển Đông.

Đối đầu tàu chiến Trung-Mỹ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Thuyền trưởng tàu tuần duyên Forth Worth, Rich Jarrett, dự đoán rằng đối đầu tàu chiến Trung-Mỹ sẽ còn tiếp diễn nhiều lần ở Biển Đông.

Đối đầu tàu chiến Trung-Mỹ ở Biển Đông
Chiến hạm Mỹ USS Forth Worth từng đối đầu tàu khu trục Trung Quốc ở Biển Đông cách đây không lâu vào những ngày này lại có mặt trong cuộc tập trận hải quân Hoa Kỳ-Nhật Bản-Philippines.
Doi dau tau chien Trung-My o Bien Dong
Chiến hạm Mỹ USS Forth Worth từng va chạm với tàu khu trục Trung Quốc ở Biển Đông. 
Tuyên bố về đối đầu tàu chiến Trung-Mỹ vẫn còn tiếp diên nhiều lầnầu nhiều lần ở Biển Đông của thuyền trưởng Rich Jarrett  được đưa ra  đúng vào thời điểm cuộc đối thoại chiến lược Mỹ-Trung lần thứ 7 diễn ra tại Washington trong hai ngày 23-24 tháng Sáu, thảo luận một loạt vấn đề an ninh, kinh tế, biến đổi khí hậu, đề cập tới các liên lạc nhân đạo và đời sống quốc tế. Đối thoại của các đại diện chính phủ hai nước hàng đầu thế giới diễn ra trong bối cảnh giữa đôi bên tồn tại những mâu thuẫn gay gắt. Đặc biệt là tình hình Biển Đông. Chủ đề này đang ngày càng trở nên cấp bách trước xu thế tranh chấp lãnh thổ căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, trong đó có Nhật Bản là quốc gia được Mỹ yểm hộ. Tình hình quân sự hóa tại khu vực là mối quan ngại không ngừng của Washington, bên một mặt e ngại việc đối đầu quân sự với Trung Quốc, mặt khác không thể không thực hiện đầy đủ cam kết an ninh trước các đồng minh.

Chiến tranh Trung-Mỹ ở Biển Đông: Ai sẽ thắng?

Cái gọi là “đường 9 đoạn” đã bị Tòa Trọng tài bác bỏ, nhưng Mỹ và Trung Quốc có thể rơi vào cuộc đấu “tay bo” nguy hiểm hơn ở Biển Đông.

Chiến tranh Trung-Mỹ ở Biển Đông: Ai sẽ thắng?
Từ khi Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII của UNCLOS ra phán quyết chung thẩm bác bỏ “đường 9 đoạn” trên Biển Đông, các tướng lĩnh cao cấp nhất của Trung Quốc đều đã lên tiếng tuyên bố không khuất phục bất cứ áp lực nào từ bên ngoài, không từ bỏ kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông. Trong khi đó, Mỹ đã phát đi thông điệp “tuyệt đối rõ ràng”, tiếp tục tuần tra ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông, coi việc thiết lập Khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ), hoạt động bồi đắp, cải tạo như bãi cạn Scarborough (Hoàng Nham/Panatag) ở Biển Đông liên quan tới lợi ích của Mỹ. Sự đối chọi đó khiến lo lắng căng thẳng leo thang, dẫn tới xung đột, chiến tranh ở một trong những vùng biển nhộn nhịp nhất thế giới tăng lên.
Chien tranh Trung-My o Bien Dong: Ai se thang?
 Hải quân Mỹ triển khai nhóm tấn công tàu sân bay ở Biển Đông. Ảnh The National Interest

Điều gì có thể gây ra xung đột Mỹ-Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Bất đồng Mỹ-Trung Quốc mới buộc phải đánh giá lại khả năng xung đột tiềm ẩn giữa hai cường quốc và hậu quả có thể, theo tạp chí The National Interest.

Điều gì có thể gây ra xung đột Mỹ-Trung Quốc?
Tuyên bố của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump chỉ trích Bắc Kinh vì việc đánh thuế cao hàng hóa của Mỹ và không thực tâm chế ngự chương trình tên lửa-hạt nhân của Bình Nhưỡng cũng như nghi ngờ tính đúng đắn của chính sách "một Trung Quốc" đang gây ra "mối quan ngại nghiêm trọng" từ phía Trung Quốc.
Dieu gi co the gay ra xung dot My-Trung Quoc?
Quan hệ Mỹ-Trung Quốc tiềm ẩn nhiều nguồn gốc căng thẳng có thế dẫn đến xung đột. Ảnh Reuters 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.