Vì sao biểu tình “Áo vàng” nhanh chóng lan rộng khắp thế giới?
(Kiến Thức) - Từ một phong trào tự phát ở Pháp, làn sóng biểu tình "Áo vàng" đã và đang nhanh chóng lan rộng sang nhiều quốc gia khác ở Châu Âu, Châu Mỹ hay thậm chí là khu vực Trung Đông.
Thiên An (Tổng hợp)
Kế hoạch tăng thuế nhiên liệu của Chính phủ Pháp đã làm bùng nổ làn sóng biểu tình dữ dội của phong trào biểu tình "Áo vàng" tại các thành phố lớn trên khắp quốc gia Châu Âu này từ ngày 17/11.
Dù khởi đầu là một phong trào tự phát, không có lãnh đạo và không có đảng phái nào "chống lưng" nhưng cuộc biểu tình của những người áo khoác vàng đến nay đã bước sang tuần thứ 5 liên tiếp và đang thu hút sự quan tâm của toàn thế giới.
Mặc dù chính quyền của Tổng thống Pháp Emmanuel đã thông báo hoãn tăng thuế nhiên liệu cùng một số biện pháp nhượng bộ khác nhưng điều đó vẫn chưa thể dập tắt cơn giận dữ của những người thuộc phong trào biểu tình "Áo vàng". Họ đề nghị chính phủ hạ mức thuế, tăng mức lương tối thiểu và trợ cấp hưu trí tốt hơn,...
Không những trên toàn nước Pháp, làn sóng biểu tình "Áo vàng" đã và đang lan rộng nhanh chóng sang nhiều quốc gia khác ở Châu Âu (như Anh, Áo, Italy, Bỉ, Hà Lan), Châu Mỹ (Canada) và khu vực Trung Đông (Israel).
Cuộc biểu tình của phong trào "Áo vàng" ở Pháp. Ảnh: BCC.
Tại Anh, các nhà hoạt động ủng hộ Anh rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, cũng mặc trang phục áo vàng, để tiến hành cuộc tuần hành trên cầu Westminster. Họ đề nghị chính phủ đẩy nhanh tiến trình Brexit.
Ngày 8/12, một nhóm biểu tình ở Brussels đã kêu gọi Thủ tướng Bỉ Charles Michel từ chức. Cảnh sát Bỉ phải dùng vòi xịt nước và hơi cay để giải tán những người biểu tình mặc áo vàng.
Tại Italy, hàng nghìn người dân cũng đổ xuống các con phố ở thủ đô Rome để phản đối luật nhập cư và an ninh mới.
Ở Áo, 17.000 người tham gia vào cuộc biểu tình chống chính phủ ở thủ đô Vienna. Tại Canada, những người biểu tình mặc áo khoác vàng đổ xuống đường phản đối Hiệp ước di cư của Liên Hợp Quốc.
Còn tại khu vực Trung Đông, phẫn nộ trước việc chi phí sinh hoạt tăng cao chóng mặt, nhiều người dân Israel đã quyết định dấy lên một phong trào Áo Vàng của riêng mình tại Tel Aviv nhằm buộc chính phủ phải nhượng bộ một số yêu cầu.
Chắc hẳn nhiều người sẽ tự đặt câu hỏi vì sao biểu tình "Áo vàng" lại có thể nhanh chóng lan rộng ra khắp thế giới như vậy?
Có thể thấy, nguyên nhân sâu xa làm bùng phát phong trào biểu tình “Áo vàng” tại Pháp cũng chính là những nhân tố âm ỉ lâu nay tại nhiều quốc gia phát triển khác, nơi mà quyền lợi của người dân thu nhập thấp luôn bị ảnh hưởng bởi các chính sách cải cách.
Dù phong trào biểu tình “Áo vàng” ở Pháp là tự phát, không người dẫn dắt hay đại diện nhưng vẫn đủ sức buộc chính quyền Tổng thống Marcon phải rút lại kế hoạch tăng thuế nhiên liệu và đưa ra một số nhượng bộ khác. "Thành công" này được coi là một nhân tố quan trọng khiến phong trào biểu tình “Áo vàng” thành hiệu ứng lan rộng mặc dù những người “Áo vàng” tại các quốc gia khác nhau xuống đường phản đối vì mục tiêu và đòi hỏi khác nhau.
Mời độc giả xem thêm video: Cuộc biểu tình của phong trào Áo vàng tại Pháp (Nguồn: Ruptly)
Phong trào biểu tình "Áo vàng" hiện tại ở Pháp khiến nhiều người liên tưởng đến những cuộc cách mạng khác từng xảy ra tại Châu Âu. Các cuộc cách mạng màu sắc từng đạt được thành công trước đây phải kể đến là Cách mạng Hoa hồng vào năm 2003 tại Gruzia hay là cuộc Cách mạng Cam vào năm 2004 tại Ukraina,...
Những người xuống đường biểu tình phản đối chính phủ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đều khoác áo choàng ngoài màu vàng. Liệu đây có phải là một cuộc cách mạng sắc màu hay không? Câu trả lời hiện tại là không bởi kết quả cuối cùng của phong trào đòi quyền lợi này vẫn còn rất xa mới thấy rõ.
“Áo vàng” biểu tình phản đối giá nhiên liệu gây rối loạn Paris
Ngày 24/11, hãng Reuters đưa tin cảnh sát Pháp đã sử dụng hơi cay và vòi rồng để giải tán khoảng 5.000 người biểu tình phản đối giá nhiên liệu.
Ngày 24-11, hãng Reuters đưa tin cảnh sát Pháp đã sử dụng hơi cay và vòi rồng để giải tán khoảng 5.000 người biểu tình phản đối giá nhiên liệu tăng tại đại lộ Champs Élysées, khi những người này xô xát với lực lượng cảnh sát làm nhiệm vụ ngăn cản họ tiếp cận Điện Élysées (dinh Tổng thống Pháp) ở gần đó.
3.000 cảnh sát và máy bay trực thăng đã được điều động để đảm bảo an ninh, đối phó với phong trào “áo vàng” - những người biểu tình mặc áo phản quang.
Biểu tình dữ dội ở Pháp tiếp diễn sau nhượng bộ của chính phủ
(Kiến Thức) - Một cuộc biểu tình quy mô lớn của phong trào “Áo vàng” dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tuần này bất chấp việc Chính phủ Pháp hủy kế hoạch tăng thuế nhiên liệu trong dự toán ngân sách năm 2019.
Theo hãng thông tấn Reuters, giới chức Pháp cảnh báo, phong trào Áo vàng có thể sẽ tổ chức một cuộc biểu tình quy mô lớn vào cuối tuần này. (Nguồn ảnh: Reuters).
Cuộc biểu tình ở Pháp sắp tới có nguy cơ biến thành bạo loạn, đặc biệt là tại thủ đô Paris, bất chấp việc Chính phủ Pháp mới đây tuyên bố hủy kế hoạch tăng thuế nhiên liệu trong dự toán ngân sách năm 2019.
Giới chức trách Pháp đang chuẩn bị triển khai thêm 8.000 cảnh sát ở thủ đô Paris và 89.000 cảnh sát trên toàn quốc để đảm bảo an ninh trước thông tin những người biểu tình dự kiến tập trung tại Điện Elysee, Paris, ngày 8/12. Ảnh: Cảnh sát Pháp đụng độ với các sinh viên ở Lille ngày 6/12.
Được biết, nhiều địa điểm nổi tiếng ở thủ đô Paris như Bảo tàng Louvre hay Tháp Eiffel,... sẽ bị đóng cửa tạm thời trong ngày 8/12.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi người biểu tình bình tĩnh, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục nhượng bộ thêm để tránh xảy ra bạo lực.
Được biết, kế hoạch tăng thuế nhiên liệu của Chính phủ Pháp đã làm bùng nổ làn sóng biểu tình của những người thuộc phong trào "Áo vàng" tại các thành phố lớn trên khắp nước Pháp những ngày qua.
Các cuộc bạo động đến nay đã khiến ít nhất 4 người thiệt mạng, hàng trăm người khác bị thương, và nhiều người bị bắt giữ. Ảnh: Cảnh sát Pháp được triển khai để trấn áp cuộc biểu tình của các học sinh, sinh viên ở Marseille ngày 6/12.
Nhiều học sinh phong tỏa lối vào trường cấp hai Lycee Henri trong cuộc biểu tình phản đối kế hoạch cải cách của Chính phủ Pháp ở thủ đô Paris hôm 6/12.
Những tài xế xe cứu thương cầm bom khói trong một cuộc biểu tình tại quảng trường ở thủ đô Paris hôm 3/12.
Cảnh sát chống bạo động Pháp đứng gần một chiếc ô tô bị đốt cháy trong cuộc biểu tình của học sinh trung học ở Nantes, Pháp, ngày 6/12.
Một chiếc ô tô bị lật úp trên đường phố gần một ngôi trường kỹ thuật ở Nantes, Pháp, ngày 4/12.
Những người biểu tình áo vàng tập trung tại một vòng xuyến ở Sainte-Eulalie gần Bordeaux, Pháp, ngày 5/12. Tấm biển trên có nội dung kêu gọi Tổng thống Macron từ chức.
Các học sinh biểu tình phản đối kế hoạch cải cách của chính phủ trước trước một ngôi trường trung học ở Marseille ngày 4/12.
Đông đảo sinh viên tập trung tại khuôn viên trường Đại học Sorbonne trong cuộc biểu tình phản đối sự thay đổi đối với hệ thống giáo dục, tại Paris ngày 6/12.
Khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc biểu tình tại Paris
(Kiến Thức) - Tính tới thời điểm hiện tại, đã có 55 người bị thương và hơn 500 người quá khích bị cảnh sát Pháp bắt giữ trong vụ bạo loạn biểu tình tại Paris gây chấn động dư luận châu Âu suốt nhiều ngày qua.
Cảnh sát Pháp di chuyển giữa đống đổ nát sau hoạt động biểu tình ở Paris. Nguồn ảnh: TA.
(Kiến Thức) - Đập Tam Hiệp của Trung Quốc hiện là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện thông tin cho rằng đập này có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào.
(Kiến Thức) - Với chiều cao 270 mét, Ô Đông Đức ở Trung Quốc là một trong những đập thủy điện cao nhất thế giới, thậm chí còn cao hơn cả đập Tam Hiệp (185 mét).
(Kiến Thức) - Trước sức ép lớn do mưa lũ kéo dài ở Trung Quốc, đập Tam Hiệp đã phải nhiều lần mở cửa xả lũ. Gần đây, đồn đoán rằng con đập này đang bị biến dạng lại khiến nhiều người lo lắng.
Hàng nghìn bình đựng tro cốt được chuyển tới các nhà tang lễ Vũ Hán và hàng dài người xếp hàng nhận tro cốt người thân làm dấy lên nghi ngờ về tính xác thực của số ca tử vong vì Covid-19 tại Trung Quốc, một tờ báo Anh đăng tải.
Số người tử vong trong vụ cháy rừng ở Los Angeles (Mỹ) đã tăng lên 24 giữa lúc điều kiện thời tiết khắc nghiệt khiến đám cháy dữ dội hơn trong ít nhất 3 ngày nữa.
Một người đàn ông mặc đồ lính cứu hỏa đã bị bắt quả tang đang đột nhập vào một ngôi nhà ở khu vực Malibu, Los Angeles (Mỹ), nơi cháy rừng đang hoành hành.
Nhiếp ảnh gia người Nga Natalia Ivanova đã ghi lại hình ảnh của những người phụ nữ ở nhiều khu vực trên thế giới để chứng minh rằng vẻ đẹp luôn hiện diện khắp mọi nơi.
Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Một nhân viên khách sạn người Tây Ban Nha đang phải đối mặt với án tù sau khi bị cáo buộc đổ thuốc tẩy vào đồ ăn bữa tối tự chọn của khách sạn để trả thù vì bị mất việc.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ hôm qua (10/1) đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tại bang California để giải quyết những tác động về sức khỏe từ cháy rừng ở Los Angeles.