Vì sao 4 vợ yêu của hoàng đế Khang Hy đều đoản mệnh?

Vì sao 4 vợ yêu của hoàng đế Khang Hy đều đoản mệnh?

(Kiến Thức) - Khang Hy là hoàng đế Trung Quốc nổi tiếng lịch sử. Ông có 4 hoàng hậu nhưng đều đoản thọ bởi qua đời ngay sau khi được sắc phong hoặc chuẩn bị được phong làm chủ hậu cung. Điều này khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc.

Là hoàng đế thứ 4 của triều Thanh,  Khang Hy là hoàng đế Trung Quốc nổi tiếng với việc lên ngôi từ khi 8 tuổi và trị vì trong 61 năm.
Là hoàng đế thứ 4 của triều Thanh, Khang Hy là hoàng đế Trung Quốc nổi tiếng với việc lên ngôi từ khi 8 tuổi và trị vì trong 61 năm.
Trong thời gian trị vì đất nước, hoàng đế Khang Hy gây chú ý với việc có tới 4 hoàng hậu nhưng tất cả đều đoản thọ.
Trong thời gian trị vì đất nước, hoàng đế Khang Hy gây chú ý với việc có tới 4 hoàng hậu nhưng tất cả đều đoản thọ.
Cụ thể, Hiếu Thành Nhân, thuộc gia tộc Hách Xá Lý là hoàng hậu đầu tiên của Khang Hy khi ông hoàng này 12 tuổi.
Cụ thể, Hiếu Thành Nhân, thuộc gia tộc Hách Xá Lý là hoàng hậu đầu tiên của Khang Hy khi ông hoàng này 12 tuổi.
Với cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, hoàng hậu sinh được 2 người con trai. Thế nhưng, khi sinh người con thứ 2 thì Hiếu Thành Nhân qua đời vì băng huyết. Lúc ấy bà mới 21 tuổi.
Với cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, hoàng hậu sinh được 2 người con trai. Thế nhưng, khi sinh người con thứ 2 thì Hiếu Thành Nhân qua đời vì băng huyết. Lúc ấy bà mới 21 tuổi.
Sau khi hoàng hậu qua đời, hoàng đế Khang Hy luôn đau buồn dù nạp thêm nhiều phi tần, giai nhân vào hậu cung.
Sau khi hoàng hậu qua đời, hoàng đế Khang Hy luôn đau buồn dù nạp thêm nhiều phi tần, giai nhân vào hậu cung.
Về sau, Thái hoàng thái hậu Hiếu Trang gây sức ép buộc Khang Hy phải lập hoàng hậu mới. Theo đó, hơn 3 năm sau khi Hiếu Thành Nhân qua đời, Khang Hy sắc phong Hiếu Chiếu Nhân - con gái của đại thần Nữu Hỗ Lộc Thị Át Tất Long làm hoàng hậu.
Về sau, Thái hoàng thái hậu Hiếu Trang gây sức ép buộc Khang Hy phải lập hoàng hậu mới. Theo đó, hơn 3 năm sau khi Hiếu Thành Nhân qua đời, Khang Hy sắc phong Hiếu Chiếu Nhân - con gái của đại thần Nữu Hỗ Lộc Thị Át Tất Long làm hoàng hậu.
Tuy nhiên, chỉ sau nửa năm giữ ngôi vị người đứng đầu hậu cung, năm 1678, hoàng hậu Hiếu Chiếu Nhân qua đời. Sau khi hoàng hậu Hiếu Chiếu Nhân chết, hậu cung chịu sự cai quản của hoàng quý phi Hiếu Ý Nhân thuộc gia tộc Đông Giai.
Tuy nhiên, chỉ sau nửa năm giữ ngôi vị người đứng đầu hậu cung, năm 1678, hoàng hậu Hiếu Chiếu Nhân qua đời. Sau khi hoàng hậu Hiếu Chiếu Nhân chết, hậu cung chịu sự cai quản của hoàng quý phi Hiếu Ý Nhân thuộc gia tộc Đông Giai.
Vào năm 1689, Hiếu Ý Nhân lâm bệnh nặng sau khi con gái chết yểu. Hoàng đế Khang Hy muốn bà phấn chấn tinh thần, sớm khỏe lại nên quyết định sắc phong bà làm hoàng hậu. Không ai ngờ rằng, hoàng hậu Hiếu Ý Nhân chỉ giữ vị trí trên 1 ngày rồi qua đời.
Vào năm 1689, Hiếu Ý Nhân lâm bệnh nặng sau khi con gái chết yểu. Hoàng đế Khang Hy muốn bà phấn chấn tinh thần, sớm khỏe lại nên quyết định sắc phong bà làm hoàng hậu. Không ai ngờ rằng, hoàng hậu Hiếu Ý Nhân chỉ giữ vị trí trên 1 ngày rồi qua đời.
Sau khi Khang Hy băng hà, Dận Chân lên kế vị, lấy hiệu Ung Chính. Theo đó, hoàng đế Ung Chính sắc phong mẹ là Hiếu Cung Nhân, thuộc gia tộc Ô Nhã làm hoàng thái hậu.
Sau khi Khang Hy băng hà, Dận Chân lên kế vị, lấy hiệu Ung Chính. Theo đó, hoàng đế Ung Chính sắc phong mẹ là Hiếu Cung Nhân, thuộc gia tộc Ô Nhã làm hoàng thái hậu.
Vì vậy, bà được xem là hoàng hậu thứ 4 của Khang Hy. Thế nhưng, bà qua đời khi chưa đến ngày chính thức sắc phong.
Vì vậy, bà được xem là hoàng hậu thứ 4 của Khang Hy. Thế nhưng, bà qua đời khi chưa đến ngày chính thức sắc phong.
video: Kiến trúc sư bí ẩn người Việt phía sau Tử Cấm Thành (nguồn: VTV4)

GALLERY MỚI NHẤT