Vì sao 200 người bỏ mạng tại 'vùng đất chết' Everest?
(VietnamDaily) - Được mệnh danh là nóc nhà của thế giới, đỉnh Everest là nơi nhiều nhà leo núi muốn chinh phục. Thế nhưng, nơi đây còn được biết đến với biệt danh là ''vùng đất chết'' khi có khoảng 200 người bỏ mạng trong quá trình leo núi.
Tâm Anh (theo BR)
Đỉnh Everest thuộc dãy Himalaya ở châu Á cao hơn 8.800 m nên được mệnh danh là nóc nhà của thế giới. Ngọn núi hùng vĩ này nằm trên biên giới giữa Tây Tạng và Nepal, thuộc dãy Himalaya ở châu Á.
Với chiều cao "khủng" như trên, đỉnh Everest trở thành thử thách mà nhiều nhà leo núi muốn chinh phục.
Theo đó, mỗi năm có hàng trăm nhà leo núi thực hiện thử thách chinh phục đỉnh Everest.
Trong khi một số người thành công thì trong những năm qua, có khoảng 200 người bỏ mạng trong chuyến hành trình nguy hiểm và đầy thách thức đó.
Phần lớn những nhà leo núi tử nạn vẫn nằm yên nghỉ tại đỉnh Everest do việc tìm kiếm thi thể nạn nhân gặp nhiều khó khăn.
Nguyên do là bởi các thi thể bị đóng băng do nhiệt độ thấp. Kế đến, thi hài các nạn nhân tử nạn khi leo lên đỉnh Everest thường bám chặt vào nền đất phủ tuyết trắng xóa và dày.
Lực lượng cứu hộ mất rất nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm các nạn nhân bị tuyết phủ. Những cái chết thương tâm của các nhà leo núi trong những năm qua đã khiến đỉnh Everest được gọi với biệt danh là ''vùng đất chết'' hay "nghĩa địa" lớn nhất trong thế giới tự nhiên.
Bên cạnh địa hình phức tạp, khi ở độ cao từ hơn 7.000 m trở lên, nồng độ oxy ở đỉnh Everest bị loãng đi rất nhiều.
Theo các nhà khoa học, con người hay bất cứ loài động vật đều có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng ở điều kiện khắc nghiệt như vậy.
Nếu các nhà leo núi không có trang phục bảo hộ và các thiết bị cần thiết để duy trì lượng oxy cần thiết cho cơ thể thì có thể mất mạng một cách dễ dàng khi chinh phục "vùng đất chết" Everest.
Bất chấp địa hình hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, đôi trẻ đến từ Mỹ cuối cùng cũng đạt được ước nguyện kết hôn trên đường lên đỉnh Everest.
Vượt qua nhiều khó khăn, James Sissom (35 tuổi) và Ashley Schmieder (32 tuổi) mới có được đám cưới đơn giản, song vô cùng đáng nhớ trên đường lên đỉnh Everest Base Camp (ở độ cao hơn 5.000 m so với mực nước biển). Đầy là điểm đầu tiên cần phải vượt qua với những người muốn chinh phục đỉnh Everest.
Chiến dịch thu dọn thi thể trên “nóc nhà” của thế giới
"Nóc nhà" của thế giới - đỉnh Everest - đang dần trở thành ngọn núi rác do người leo núi và khách du lịch để lại. Băng tan do biến đổi khí hậu còn để lộ thêm nhiều thi thể người.
Đỉnh núi cao nhất thế giới không thoát khỏi sự bừa bãi của con người. Một nhóm tình nguyện viên tận tâm đã lên đây để thực hiện chiến dịch thu gom rác thuộc loại khó khăn nhất thế giới. Họ đã thu được ba tấn rác, và cả một số thi thể, chỉ trong vòng hai tuần đầu với sự hỗ trợ của một chiếc trực thăng, theo hãng tin AFP. Ảnh: Mount Everest Biogas Project.
Silicone là một chất liệu đa năng, từ y học, công nghiệp đến đời sống hàng ngày, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống nhờ tính bền, an toàn và linh hoạt.
Hàng loạt linh vật Tết Ất Tỵ 2025 ở các địa phương đang rộn ràng với đa dạng mô hình rắn từ dễ thương, điệu đà đến dữ dằn, "độc-lạ", gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng...
Vào tháng 8/1910, một vụ cháy rừng tồi tệ xảy ra ở 3 tiểu bang của Mỹ. Thảm họa kinh hoàng này khiến 87 người thiệt mạng và hơn 1,2 triệu ha đất bị tàn phá.