Vì sao 14 ngày Việt Nam không có ca nhiễm mới trong cộng đồng

Việt Nam vừa đại diện cho Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tây Thái Bình Dương có bài trình bày kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh COVID-19, lý giải nguyên nhân vì sao trong vòng 14 ngày qua Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới.
 

Vì sao 14 ngày Việt Nam không có ca nhiễm mới trong cộng đồng
Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trên thế giới và Việt Nam, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 và Bộ Y tế đã quyết liệt chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp công nghệ kịp thời để hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam.
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế đẩy mạnh việc tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, khám chữa bệnh tại nhà; cơ sở y tế tuyến trên chịu trách nhiệm giúp cho cơ sở y tế tuyến dưới và hỗ trợ tư vấn cho người dân trên địa bàn.
Cơ sở y tế tiếp tục sử dụng các phần mềm mà đơn vị đã sử dụng hoặc sử dụng trên các nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin đã được Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế hướng dẫn.
Vi sao 14 ngay Viet Nam khong co ca nhiem moi trong cong dong
 Ảnh: Thái Hà.
“Việc triển khai phải đảm bảo đúng quy định pháp luật về khám bệnh chữa bệnh và các quy định khác có liên quan. Bảo đảm an toàn, bảo mật các thông tin người bệnh, người dân theo quy định pháp luật”,- Bộ Y tế nêu rõ trong công văn chỉ đạo mới nhất.
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế nghiêm túc triển khai tư vấn khám chữa bệnh từ xa thông qua các nền tảng công nghệ thông tin. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị liên hệ với Bộ Y tế (Cục Công nghệ thông tin) để được hướng dẫn thực hiện.
Trong cuộc họp cấp Bộ trưởng WHO toàn cầu hàng tuần lần này, Việt Nam đại diện cho Văn phòng WHO Tây Thái Bình Dương có bài trình bày kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh COVID-19, lý giải nguyên nhân vì sao trong vòng 14 ngày qua Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng.
Được sự ủy quyền của GS. TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, TS. Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng đã đại diện cho Bộ Y tế Việt Nam có bài trình bày về kinh nghiệm của Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Bài trình bày của Việt Nam đã thông báo cho các quốc gia trên thế giới tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, các chiến lược Việt Nam đã thực hiện (kiểm soát chặt chẽ toàn bộ hành khách từ nước ngoài trở về, tăng cường giám sát trong cộng đồng, truyền thông nguy cơ tới cộng đồng, điều trị tích cực cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19).
Việt Nam cũng đã chia sẻ các bài học trong ứng phó dịch COVID-19, lý giải nguyên nhân vi sao trong vòng 14 ngày qua Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm COVID-19 nào mới. 3/4 số ca mắc đã khỏi bệnh (222 ca hồi phục/tổng số 270 ca mắc). Đó là do sự lãnh đạo mạnh mẽ của Chính phủ, hệ thống kiểm soát các bệnh truyền nhiễm hiệu quả giúp cảnh báo sớm và hành động kịp thời; truy tìm dấu vết người bệnh; truyền thông hiệu quả; giãn cách xã hội và phong tỏa các điểm nóng về COVID-19.
Trong thời gian tới, các ưu tiên của Việt Nam tập trung vào tăng cường giám sát COVID-19 thông qua việc tối ưu hóa các nền tảng giám sát đã có; kiểm tra- truy tìm người tiếp xúc gần - điều trị; tiếp tục chuẩn bị cho kịch bản lây nhiễm rộng hơn trong cộng đồng; tăng cường năng lực về truyền thông nguy cơ tại tất cả các cấp độ để phòng ngừa và ứng phó với COVID-19.

Video: Máy thở cho bệnh nhân COVID-19 hoạt động như thế nào?

Máy thở là một trong những thiết bị y tế vô cùng quan trọng với các bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở tình trạng nghiêm trọng. 

Video: Máy thở cho bệnh nhân COVID-19 hoạt động như thế nào?
Trước tình hình số ca nhiễm COVID-19 ngày càng tăng cao, các quan chức y tế tại Hoa Kỳ đã cảnh báo các bệnh viện có thể không có đủ máy thở cho mỗi bệnh nhân cần nó. Vậy máy thở cho bệnh nhân COVID-19 hoạt động như thế nào?
>>> Mời độc giả xem video Máy thở cho bệnh nhân COVID-19 hoạt động như thế nào:
  

Nghiên cứu thành công thuốc trị COVID-19, Nhật Bản sẵn sàng cung cấp miễn phí

Với kết quả thử nghiệm ban đầu khả quan, đã có hơn 30 quốc gia đặt mua thuốc điều trị cảm cúm của Nhật Bản để phục vụ chữa trị bệnh nhân nhiễm virus corona.

Nghiên cứu thành công thuốc trị COVID-19, Nhật Bản sẵn sàng cung cấp miễn phí
Theo Asian Nikkei Review, chính phủ Nhật Bản vừa tuyên bố sẵn sàng cung cấp miễn phí thuốc có thể điều trị virus corona cho các nước. Thuốc Favipiravir, được đăng ký thương mại với tên Avigan, là dược phẩm chống virus được phát triển bởi hãng Toyama Chemical, công ty con của Fujifilm Holdings.

Bệnh nhân phi công người Anh đã âm tính, TP HCM chỉ còn 5 ca COVID-19

Ngày 19/4, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, đến thời điểm hiện tại TP Hồ Chí Minh chỉ còn 5 người mắc COVID-19 đang được điều trị. Bệnh nhân nặng nhất là phi công người Anh (bệnh nhân 91) cũng đã có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 ở cả dịch rửa phế quản và dịch mũi họng.

Bệnh nhân phi công người Anh đã âm tính, TP HCM chỉ còn 5 ca COVID-19
Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, bệnh nhân 91 đang được hồi sức tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, 4 trường hợp còn lại đang điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi trong tình trạng sức khoẻ ổn định. Riêng Bệnh viện điều trị COVID-19 tại Cần Giờ không còn bệnh nhân nào điều trị. 
Benh nhan phi cong nguoi Anh da am tinh, TP HCM chi con 5 ca COVID-19
 Dù TP Hồ Chí Minh không ghi nhận thêm trường hợp mắc COVID-19 mới nhưng các bệnh viện được phân công tiếp nhận và điều trị bệnh nhân COVID-19 vẫn trong tư thế sẵn sàng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.