Vị phi tần nhỏ hơn Hoàng đế 41 tuổi là ai ?

Trang Thuận Hoàng Quý phi Ô Nhã thị là ái phi của Hoàng đế Đạo Quang dù nhỏ hơn ông đến 41 tuổi.

Trong thời kỳ nhà Thanh, chế độ tuyển chọn phi tần hậu cung cực kỳ nghiêm ngặt, cứ mỗi 3 năm sẽ tổ chức 1 lần. Rất nhiều nữ nhân thông qua tuyển tú hằng năm đã có cơ hội thay đổi cuộc đời. Vào thời Hoàng đế Đạo Quang cũng có một nữ nhân huyền thoại như thế, bà nhỏ hơn Hoàng đế 41 tuổi, sau 8 năm nhập cung bà đã hạ sinh nhiều người con. Đó là Trang Thuận Hoàng Quý phi Ô Nhã thị.

Xuất thân của Ô Nhã thị cũng không mấy nổi bật, phụ thân chỉ là một viên quan nhỏ trong triều, may mắn là gia thế vẫn đủ để bà tham gia tuyển tú. Năm Đạo Quang thứ 15, nhờ dung mạo xinh đẹp mà Ô Nhã thị đã khiến Hoàng đế rung động, bà là tú nữ duy nhất được chọn nhập cung trong đợt tuyển tú năm đó với sơ phong Lâm Quý nhân. 

Như chúng ta đã biết, Hoàng đế Đạo Quang có tính tình rất cổ quái, phi tần bên cạnh ông không có một ai chưa từng bị giáng chức. 6 tháng sau khi nhập cung, Ô Nhã thị bị giáng làm Thường tại. 

Rất may mắn là Ô Nhã thị đã có thể sớm lấy lại sự sủng ái của Hoàng đế. Năm Đạo Quang thứ 16, bà được phục phong Quý nhân. Từ đó, bà ngày ngày hầu hạ bên cạnh Hoàng đế và chính ân sủng đó đã cho phép bà hạ sinh nhiều người con trong 8 năm sau đó: Hoàng thất tử Dịch Hoàn, Thọ Trang Cố Luân Công chúa, Hoàng bát tử Dịch Hỗ và Hoàng cửu tử Dịch Huệ.

Vi phi tan nho hon Hoang de 41 tuoi la ai ?

Năm Đạo Quang thứ 20, bà được tấn phong làm Lâm tần. 

Sau khi hạ sinh Hoàng thất tử Dịch Hoàn, Ô Nhã thị được phong thành Lâm phi.

Năm Đạo Quang thứ 26, bà được sách phong Lâm Quý phi.

Hoàng đế Đạo Quang vốn không có nhiều con trai nên Ô Nhã thị có thể hạ sinh nhiều Hoàng tử như thế khiến ông rất vui vẻ. 

Năm Đạo Quang thứ 30, Hoàng đế Đạo Quang băng hà, Ô Nhã thị chỉ mới 29 tuổi. Hoàng đế Hàm Phong nối ngôi, dâng hiệu cho bà là Hoàng khảo Lâm Quý thái phi. 

Năm Hàm Phong thứ 11, Hoàng đế Hàm Phong băng hà, Hoàng đế Đồng Trị kế vị, tấn tôn bà làm Hoàng tổ Lâm Hoàng Quý thái phi.

Sau đó, Hoàng đế Đồng Trị lên ngôi và rất kính trọng bà, cho phép bà an hưởng tuổi già trong hậu cung. Cuối cùng, năm Đồng Trị thứ 5, bà qua đời, hưởng dương 45 tuổi và được ban thụy hiệu Trang Thuận Hoàng Quý phi.

 Nhưng điều đặc biệt hơn cả là cháu trai và cháu chắt của bà về sau đều trở thành Hoàng đế của Đại Thanh, đó là Hoàng đế Quang Tự và Hoàng đế Tuyên Thống (Phổ Nghi).

Vì sao hoàng đế Gia Khánh mất không có quan tài?

(Kiến Thức) - Gia Khánh cũng giống các hoàng đế nhà Thanh khác, sau khi lập vị phải tự chọn đất làm lăng mộ và tự chuẩn bị cỗ quan tài cho mình.

Vi sao hoang de Gia Khanh mat khong co quan tai?
Theo quy định, hoàng đế nhà Thanh sau khi lập vị phải làm hai việc rất quan trọng và thần bí. Thứ nhất chọn và quyết định một mảnh vạn niên cát địa (mảnh đất cát lợi vạn năm), nghĩa là phải tìm một mảnh phong thủy bảo địa để sau này làm chỗ táng cho chính mình. Thứ hai phải tự chuẩn bị một cỗ quan tài.
Vi sao hoang de Gia Khanh mat khong co quan tai?-Hinh-2
Quan tài của người Mãn Châu có hình dạng rất đặc thù. Đầu quan tài có quả hồ lô nên còn được gọi là quan tài hồ lô hay kỳ tài. Gỗ để quan tài này có sự phân biệt khác nhau. Hoàng thượng, hoàng thái hậu, thái hậu, hoàng quý phi dùng gỗ lim, từ quý phi trở xuống thì dùng gỗ sam. Do quan tài phải sơn và trang trí mất nhiều thời gian nên phải chuẩn bị trước rất lâu. 
Vi sao hoang de Gia Khanh mat khong co quan tai?-Hinh-3
Hoàng đế Gia Khánh băng hà tại Thừa Đức. Cả triều đình trở nên cuống quýt, không chỉ không tìm thấy mật chỉ mà ngay cỗ quan tài cũng chẳng thấy đâu. Gia Khánh mất vào mùa hè oi bức, nóng nực. Thi thể rất dễ bị phân hủy, vì thế cần phải tìm ngay một cỗ quan tài phù hợp mới không bất kính với hoàng thượng. 
Vi sao hoang de Gia Khanh mat khong co quan tai?-Hinh-4
Về chuyện này người lo lắng nhất chính là Đạo Quang hoàng đế. Đây là vật thần bí và vô cùng quan trọng, tại sao giờ không tìm thấy. Hoàng đế Đạo Quang ra chỉ dụ đặc biệt lệnh cho các vương công đại thần ở Bắc Kinh trong vòng 600 dặm phải tìm được cỗ quan tài phù hợp
Vi sao hoang de Gia Khanh mat khong co quan tai?-Hinh-5
Ngày 27/7 năm thứ 25 Gia Khánh, vương công đại thần báo trong phủ nội vụ còn lại một cỗ quan tài bằng gỗ lim từ thời Càn Long. Nhận được tin báo, Đạo Quang hoàng thượng vội ra lệnh phải chuyển ngay cỗ quan tài đến Thừa Đức. Để thuận tiện và kịp thời, ông lệnh cho tam đệ Miên Khải, ngũ đệ Miên Du nhanh chóng từ Nhiệt Hà trở về chịu tang cha. 
Vi sao hoang de Gia Khanh mat khong co quan tai?-Hinh-6
Thi thể của hoàng đế Gia Khánh sau khi mất 7 ngày cuối cùng cũng được khâm liệm. Quan tài của Gia Khánh được xưng là “đại hành hoàng đế tử cung". Tử cung của hoàng đế Gia Khánh được khởi linh tại điện Đạm Bạc Kính Thành ở Tỵ Thử sơn trang.  
Vi sao hoang de Gia Khanh mat khong co quan tai?-Hinh-7
Việc đưa linh cữu về Tử Cấm Thành phải thuê rất nhiều phu khiêng quan tài. Phu khiêng có lúc 32 người có lúc 80 người, có lúc 128 người. Tổng cộng lên đến 7.920 người khiêng. Trải qua hành trình 10 ngày, đến ngày 22/8, quan tài của hoàng đế Gia Khánh mới vào đến Tử Cấm Thành, đi qua cửa Đông Môn, cửa Cảnh Vận và được quàn tại cung Càn Thanh. Cuối cùng hoàng đế Gia Khánh đã về đến nhà. 
Vi sao hoang de Gia Khanh mat khong co quan tai?-Hinh-8
 Quan tài đặt ở chính điện là để tiện cho hoàng gia làm lễ tế. Hoàng đế kế vị sẽ mặc đồ tang màu trắng làm chủ tang. Hoàng hậu, phi tần, cung nữ, hoàng tử, công chúa, hoàng tôn, phúc tấn và vương công có quan hệ huyết thống gần thì ngồi ở mấy chiếu trong điện tế hành liệm. Ngoài điện, các vương hầu, phúc tấn, phu nhân, quận chủ, huyện quân trở lên ngồi ở thềm son bên phải, kì viên (người Mãn Châu) thì gác ở bên trái, quan viên người Hán và các quan viên khác thì hành lễ chịu tang.
Vi sao hoang de Gia Khanh mat khong co quan tai?-Hinh-9
Nghi thức hành lễ vô cùng phức tạp. Sáng sớm, giữa trưa và giờ Thân buổi chiều đều phải làm ba lễ tế. Cơm canh thịnh soạn ba bữa mỗi ngày giống như hầu hạ hoàng đế lúc còn sống. Sau khi quàn tại cung Càn Thanh 18 ngày sẽ di quan đến điện Quan Đức Cảnh Sơn để thờ cúng. 
Vi sao hoang de Gia Khanh mat khong co quan tai?-Hinh-10
Quan tài sẽ được quàn tại đây nửa năm đến ngày 11/3 thì di quan đến lăng tẩm. Lăng tẩm của hoàng đế Gia Khánh là Xương Lăng, là nơi mà phụ hoàng Càn Long sinh thời đã chọn. Ngày 23/3 thì làm lễ đại tang ở Xương Lăng, tử cung của Gia Khánh được đặt lên giường ngọc trong địa cung. Địa cung được đóng chặt bằng 4 lớp cửa đá khắc hình 8 tượng Phật lớn. 

Hậu thế đau đầu về lời trăng trối đầy mâu thuẫn của Từ Hy Thái Hậu

Từ Hy Thái hậu, người phụ nữ quyền lực trong lịch sử phong kiến Trung Quốc trước lúc lâm chung đã dặn dò con cháu việc phụ nữ không được can dự chính sự. Đây là lời trăng trối đầy mâu thuẫn.

Từ Hy Thái hậu (1835-1908), nhân vật nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, là một người phụ nữ thông minh, cả cuộc đời nếm trải và lập nên nhiều thành tựu hơn người. Bà trải qua 5 đời Hoàng đế: Đạo Quang, Hàm Phong, Đồng Trị, Quang Tự, Tuyên Thống.

Đọc nhiều nhất

Tin mới