Vi phạm chuyển nhượng đất, Công ty Bình Dương bị xử phạt 550 triệu

Vi phạm chuyển nhượng 155 lô đất thuộc dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh Khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh, Công ty CP Kinh doanh và đầu tư Bình Dương bị UBND tỉnh Bắc Ninh xử phạt 550 triệu đồng.

Theo văn bản xử phạt, Công ty Đầu tư Bình Dương đã "thực hiện hành vi vi phạm hành chính tại phần dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh Khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh do công ty làm nhà đầu tư nhận chuyển nhượng bán nhà ở hình thành trong tương lai mà không có hợp đồng với ngân hàng thương mại đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng đối với 155 lô đất do công ty đã chuyển nhượng năm 2022".
Vi pham chuyen nhuong dat, Cong ty Binh Duong bi xu phat 550 trieu
 Khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh 
Cụ thể, Công ty Đầu tư Bình Dương là nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng một phần Dự án VSIP Bắc Ninh do Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh làm chủ đầu tư với diện tích chuyển nhượng là 31.649m2.
Tuy nhiên, về đầu tư đất đai và chuyển nhượng dự án Công ty Đầu tư Bình Dương chưa thực hiện đúng theo quy định. Theo Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 13/01/2022 về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, xác định tiến độ thực hiện “hoàn thành xây dựng các công trình trên đất năm 2021”. Nhưng đến nay, dự án do công ty này thực hiện vẫn chưa hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, chưa điều chỉnh tiến độ đầu tư của dự án theo quy định. Công tác đầu tư xây dựng còn chậm.
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực xây dựng, đơn vị chưa đánh giá nhận xét năng lực của tổ chức, cá nhân thiết kế trong thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công; không tiến hành thẩm tra dự toán đối với các mẫu nhà xây thô và hoàn thiện ngoài; công tác lập dự toán áp sai đơn giá vật liệu, vận dụng một số định mức ở một số công tác chưa phù hợp, với số tiền giảm trừ so với hồ sơ dự toán của công ty đã lập gần 1,5 tỷ đồng.
Vi pham chuyen nhuong dat, Cong ty Binh Duong bi xu phat 550 trieu-Hinh-2
 Công ty Đầu tư Bình Dương thực hiện chưa đầy đủ trong bảo lãnh nghĩa vụ tài chính đối với 155 lô đất đã chuyển nhượng năm 2022
Công ty Đầu tư Bình Dương còn thực hiện chưa đầy đủ trong bảo lãnh nghĩa vụ tài chính đối với 155 lô đất đã chuyển nhượng năm 2022.
Với những lý do trên, Công ty Đầu tư Bình Dương bị UBND tỉnh Bắc Ninh xử phạt 550.000.000 đồng. Đồng thời phải khắc phục hậu quả là buộc có hợp đồng bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư theo quy định, quy định tại Điểm h Khoản 6 Điều 58 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP.
Được biết, Công ty Đầu tư Bình Dương có địa chỉ trụ sở chính tại thửa đất số 265, tờ bản đồ 41, khu phố 3A, phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Người đại diện theo pháp luật là ông Trương Văn Nghĩa - Tổng Giám đốc Công ty.

Nước sông Đà “ngỏm”... có thể dùng nước sạch sông Đuống của Shark Liên "phục vụ" dân Hà Nội?

(Kiến Thức) - Công suất nhà máy Nước mặt Sông Đuống thuộc Tập đoàn AquaOne hiện nay là 300.000 m3 nước/ngày, ngang bằng Nhà máy nước sạch sông Đà. Khi nước sông Đà tạm dừng kéo dài, nhà máy nước sông Đuống - Shark Liên có cơ hội thay thế, phục vụ dân Hà Nội?

Trước khi sự cố nước sạch Công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà -Viwasupco chứa thành phần dầu thải xảy ra, ngày 5/9 vừa qua, Tập đoàn AquaOne khánh thành Nhà máy nước mặt sông Đuống. Đây là dự án cung cấp nước sạch sinh hoạt có quy mô lớn nhất miền Bắc (300.000 m3 ngày/đêm) phân kỳ 2 của giai đoạn 1.
Dự án Nhà máy Nước mặt Sông Đuống được đầu tư xây dựng theo quy hoạch cấp nước Thủ Đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự án được phê duyệt đầu tư theo quyết định 499/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/03/2013 và quyết định chủ trương đầu tư 2869/QĐ-UBND của Ủy Ban Nhân dân thành phố Hà Nội ngày 03/6/2016.

Giá nước sông Đuống đắt gấp đôi sông Đà: Dân vùng nào phải chịu đựng?

(Kiến Thức) - Mức giá 10.246 đồng/m3 nước của công ty nước sạch sông Đuống dù chỉ là mức giá tạm tính nhưng cao hơn gần gấp 3 mức giá nước của các nhà máy nước cung cấp nước cho thành phố Hà Nội đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Nhà máy nước mặt sông Đuống là nhà máy nước sạch sinh hoạt quy mô cấp vùng với tổng diện tích 65ha với mức đầu tư giai đoạn 1 là gần 5000 tỷ đồng, gồm 2 phân kỳ. Phân kỳ 1 khánh thành vào tháng 10/2018 với công suất 150.000m3/ngày đêm; phân kỳ 2 nâng công suất lên 300.000m3/ngày đêm, đảm bảo cung cấp nước sạch cho khoảng 3 triệu người – chiếm 1/3 dân số Hà Nội và một số địa phương phụ cận như Bắc Ninh, Hưng Yên và dần thay thế nguồn nước ngầm đã và đang có nguy cơ ô nhiễm cao.
Từ khi đưa vào vận hành phân kỳ 1, Nhà máy Nước mặt Sông Đuống đã cung cấp nước sạch sinh hoạt bổ sung cho hàng triệu người dân tại các khu vực huyện Gia Lâm, Đông Anh, quận Long Biên, quận Hoàn Kiếm và khu vực phía Nam TP bao gồm: quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, huyện Thanh Trì.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 20/01: Bất ngờ tăng mạnh?

Giá vàng hôm nay 20/01: Bất ngờ tăng mạnh?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.