Vị Hoàng hậu cổ đại 'đẹp tựa báu vật', cuối đời vẫn bị tranh giành

Có vô số mỹ nhân ở Trung Hoa cổ đại nổi tiếng đẹp "nghiêng nước khuynh thành". Nhưng có một người đẹp mà sử sách ít nhắc tới nên được ít người biết đến nhưng cuộc đời không kém phần ly kỳ.

Tiêu Hoàng hậu hay Tiêu thị, còn gọi là Dạng Mẫn Hoàng hậu xuất thân là công chúa của Lương Minh Đế, vị hoàng đế nước Tây Lương.

Vi Hoang hau co dai 'dep tua bau vat', cuoi doi van bi tranh gianh

Tiêu thị ngay từ khi mới sinh ra đời, vì sinh vào tháng 2 vốn được coi là tháng Âm khí cực mạnh thời đó, vì thế bị phán xét là cuộc đời sau này sẽ không cát tường thuận lợi, thậm chí ngay từ khi đó bà đã bị coi là điềm xui xẻo, một tai họa khôn lường.

Vì thế Tiêu thị được đưa làm con nuôi của người em trai thứ 6 của cha cô. Nhưng ông trời đúng là trêu ngươi với số phận. Chẳng được bao lâu cha mẹ nuôi của cô lần lượt qua đời. Tiêu thị tiếp tục bị đưa đến nhà của người cậu làm con nuôi.

Vi Hoang hau co dai 'dep tua bau vat', cuoi doi van bi tranh gianh-Hinh-2

Tiêu Hoàng hậu từ nhỏ đã xinh đẹp như hoa, được thầy bói nhận xét là dung nhan của bậc mẫu nghi thiên hạ.

Sử sách ghi lại, Tiêu thị được mô tả như một vật báu của nhân gian. Vừa chào đời, nàng đã xinh một bông hoa mẫu đơn, sắc đẹp tuyệt trần, dường như mọi thứ hoàn hảo nhất đều quy tụ nơi bà. Thầy bói từng hết sức kinh ngạc trước diện mạo của Tiêu thị. Sau một hồi gieo quẻ kỹ lưỡng, người này chỉ kết luận đúng 8 chữ "mẫu nghi thiên hạ, mệnh đới đào hoa".

Ngày tháng trôi qua, Tiêu thị đã lớn lên thành một cô gái xinh đẹp. Mặc dù ăn mặc rất đơn giản, nhưng khí chất cao quý của bà không thể che giấu được.

Vi Hoang hau co dai 'dep tua bau vat', cuoi doi van bi tranh gianh-Hinh-3

Năm 580, để tri ân sự giúp sức của Lương Minh Đế trong cuộc nội chiến nhà Tùy, Tùy Văn Đế Dương Kiên muốn cưới một công chúa Tây Lương cho con trai của mình Tấn vương Dương Quảng. Lương Minh Đế khi đó đã cho thầy bói xem mệnh các công chúa của mình nhưng không ai hợp tuổi hợp mệnh với Dương Quảng. Bất đắc dĩ, Lương Minh Đế mới cho người đưa Tiêu thị hồi cung và chuẩn bị gả sang nhà Tùy.

Khi trở thành con dâu của Tùy Văn Đế, Tiêu thị được Độc Cô Hoàng hậu yêu mến như con ruột, mời rất nhiều thầy giỏi đến dạy cầm kỳ thi họa. Nhờ vậy mà chỉ vài năm sau, Tiêu thị đã trở thành một nữ nhân tuyệt sắc đa tài đa nghệ. Năm 600, Tùy Văn Đế phế truất Thái tử và đưa Dương Quảng lên thay thế, Tiêu thị lập tức trở thành Thái tử phi.

Vi Hoang hau co dai 'dep tua bau vat', cuoi doi van bi tranh gianh-Hinh-4

Năm 604, Tùy Văn Đế băng hà, Thái tử Dương Quảng nối ngôi, lấy hiệu Tùy Dạng Đế, Tiêu thị được sách lập làm Hoàng hậu. Tùy Dạng Đế dù sống phong lưu xa hoa và có hậu cung hàng nghìn cung phi nhưng vẫn luôn yêu thương Tiêu Hoàng hậu.

Năm 618 sau Công Nguyên, Vũ Văn Hóa nổi dậy và ám sát Dương Quảng. Sau đó, hắn đã chiếm đoạt Tiêu Hoàng hậu. Tất nhiên, có hai lý do chính để Vũ Văn Hóa làm điều này, một là vì bà xinh đẹp, hai là để củng cố thế lực cai trị của ông. Cũng từ đây, Tiêu thị trở thành vợ của một người khác.

Vi Hoang hau co dai 'dep tua bau vat', cuoi doi van bi tranh gianh-Hinh-5

Lúc bấy giờ, dù sát vua Tùy chiếm ngôi nhưng dưới sự bành trướng của đội quân đang làm mưa làm gió tại Trung Nguyên do Đậu Kiến Đức cầm đầu thì Vũ Văn Hóa Cập cũng đành chịu thua. Sau những bại trận dưới tay Đậu Kiến Đức, Vũ Văn Hóa Cập đành lùi về huyện Thủ Nguyện, vẫn xưng vương nhưng đổi Tiêu Hoàng hậu thành Thục phi. Tuy nhiên, cuối cùng Thủ Nguyện vẫn bị đánh chiếm, Vũ Văn Hóa Cập một lần nữa phải bỏ chạy, dẫn theo Tiêu thị về Liêu Thành.

Vi Hoang hau co dai 'dep tua bau vat', cuoi doi van bi tranh gianh-Hinh-6

Nhưng không lâu sau, cả Tiêu Thành cũng bị Đậu Kiến Đức tiêu diệt, Vũ Văn Hóa Cập không tránh khỏi cái chết. Tiêu thị hai lần mất chồng, nhưng quả thực nhan sắc vẫn còn mặn mà, toát lên thần khí của một bậc mẫu nghi, khiến Đậu Kiến Đức vừa vung gươm đòi chém đã phải mê đắm lòng, và lập Tiêu thị trở thành hoàng phi của mình.

Và có lẽ, lời nguyền "mệnh đới đào hoa" đã ăn sâu vào mệnh vận của Tiêu thị nên ngay khi được lên làm hoàng phi, Tiêu thị đã khiến Đậu Kiến Đức giống hệt Dương Quảng năm xưa, tức là chỉ đam mê tửu sắc, suốt ngày quấn quýt không rời, chẳng màng việc nước, bỏ quên đi ý định chinh phục Trung Nguyên. Thế là, thế lực của Đậu Kiến Đức ngày càng suy yếu. Sau khi Đậu Kiến Đức xưng vương và cũng chiếm giữ Tiêu Hoàng hậu.

Vi Hoang hau co dai 'dep tua bau vat', cuoi doi van bi tranh gianh-Hinh-7

Khi đó, thế lực của người Đột Quyết ở phương Bắc bỗng dưng lớn mạnh, và đang thao túng cả Trung Nguyên. Thủ lĩnh của người Đột Quyết tức là Khả Hãn có hôn ước với em gái của Dương Quảng, tức là Nghĩa Thành công chúa, em chồng đầu tiên của Tiêu Hoàng hậu, vì vậy vị công chúa này đã sai người đến đón bà tránh khỏi can qua. Trước thế lực hùng mạnh của người Đột Quyết, Đậu Kiến Đức cũng răm rắp nghe theo, đành ngậm ngùi chia tay Tiêu Hoàng hậu. Lúc này, Tiêu Hoàng hậu dù đã ở tuổi trung niên nhưng vẫn rất xinh đẹp.

Vi Hoang hau co dai 'dep tua bau vat', cuoi doi van bi tranh gianh-Hinh-8

Năm 630 sau Công nguyên, nhà Đường đánh bại Đậu Kiến Đức, và Lý Thế Dân đưa Tiêu Hoàng hậu trở lại cung điện. Trong một lần có dịp gặp mặt, hoàng đế Lý Thế Dân lại "bại trận" trước dung nhan quá đỗi tuyệt vời của Tiêu thị. Khi đó Lý Thế Dân mới 33 tuổi, nhưng Tiêu Hoàng hậu đã 48 tuổi. Mặc dù Tiêu Hoàng hậu là người của triều đại trước, nhưng Lý Thế Dân đối xử với bà rất ưu ái. Mặc cho quần thân ra sức can ngăn, Lý Thế Dân không màng tới những lời bình phẩm lập tức phong bà làm Chiêu Dung.

Vi Hoang hau co dai 'dep tua bau vat', cuoi doi van bi tranh gianh-Hinh-9

Bằng kinh nghiệm từng trải qua 5 đời chồng, sự khôn khéo thông minh cộng vào nhan sắc đã giúp Tiêu Chiêu Dung sống trọn những năm tháng an ổn bên người chồng thứ 6 Lý Thế Dân. Năm 648, sau 18 năm sống bình yên trong hậu cung nhà Đường, Tiêu Chiêu Dung qua đời ở tuổi 67.

Loạt địa điểm mang dấu ấn hoàng hậu Nam Phương ở Đà Lạt

Là nơi hoàng hậu Nam Phương từng sinh sống và học tập, thành phố Đà Lạt đã chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong cuộc đời vị hoàng hậu cuối cùng của lịch sử Việt Nam.

Loat dia diem mang dau an hoang hau Nam Phuong o Da Lat
1. Nằm trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng, cung Nam Phương hoàng hậu là một trong những dinh thự cổ nổi tiếng bậc nhất Đà Lạt. Đây vốn là cơ ngơi của Quận công Nguyễn Hữu Hào, cha đẻ của hoàng hậu Nam Phương

Cận cảnh BST quý của Nam Phương Hoàng hậu: 1 chiếc bát giá... hơn 20 tỷ

Đây là bộ sưu tầm những đồ cổ quý giá của Nam Phương Hoàng hậu. Nhiều món đồ được đấu giá lên đến hàng chục tỷ đồng, món nào cũng mang đậm nét văn hóa Việt Nam.

Can canh BST quy cua Nam Phuong Hoang hau: 1 chiec bat gia... hon 20 ty

Vào ngày 17/6/2022, nhà đấu giá Drouot tại Paris, Pháp đã tổ chức phiên đấu giá bộ sưu tập của Nam Phương Hoàng Hậu, hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Phiên đấu giá đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân Việt Nam và quốc tế.

Đọc nhiều nhất

Tin mới