Vị hoàng đế hoang dâm vô độ, một đêm sủng ái 30 phi tần

Trong quá trình lịch sử lâu dài, một số hoàng đế có hậu cung lớn đến mức đáng kinh ngạc. Chúng ta thường nói “ba ngàn mỹ nhân trong hậu cung”, nhưng trên thực tế, hậu cung của một số hoàng đế còn vượt xa con số này.

Chẳng hạn, Hoàng đế nhà Hán có hậu cung 18.000 người; Tư Mã Diên thời Tây Tấn có hậu cung 15.000 người. Về phần Lý Long Cơ của nhà Đường, hậu cung của hắn có hơn 40.000 người, gần như trở thành một nữ vương khổng lồ.

Tuy nhiên, dù các hoàng đế có thể có nhiều thê thiếp nhưng họ cũng phải gánh trên vai trách nhiệm cai trị đất nước nặng nề. Việc ham mê quá mức những thú vui hậu cung được thế giới coi là điều cấm kỵ đối với đất nước và sinh kế của người dân. Ví dụ như Tống Độ Tông Triệu Kì thời Nam Tống vì ham vui quá mà suy kiệt chết.

Vi hoang de hoang dam vo do, mot dem sung ai 30 phi tan

Trong lịch sử Trung Quốc có không ít các bậc minh quân nổi tiếng là tài đức, hiểu biết rộng, được muôn dân yêu quý. Song bên cạnh đó cũng không thiếu các vi hoàng đế hoang dâm vô độ.

Triều đại nam Tống những năm cuối sản sinh ra một vị hoàng đế cực kỳ háo sắc. Bởi hàng đêm tận tình chìm đắm trong tửu sắc, khi mới 35 tuổi vị hoàng đế này đã bất hạnh băng hà. Vị hoàng đế này là Tống Độ Tông Triệu Kì.

Vi hoang de hoang dam vo do, mot dem sung ai 30 phi tan-Hinh-2

Thân phận "ghập ghềnh" của hoàng đế Tống Độ Tông

Theo sử sách ghi chép lại, Tống Độ Tông, thụy hiệu Đoan Văn Minh Vũ Cảnh Hiếu hoàng đế, tên thật là Triệu Mạnh Khải, Triệu Tư hay Triệu Kì, tên tự Trường Nguyên, là vị hoàng đế thứ 15 của vương triều nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc, và là hoàng đế thứ sáu của triều đại Nam Tống.

Triệu Kì có mẹ đẻ vốn là Hoàng thị, nha hoàn thiếp thân của Vinh vương phi - vợ của Vinh vương Triệu Dữ Nhuế. Trong một lần Vinh vương Triệu Dữ Nhuế uống say đã sủng hạnh Hoàng thị và ngoài ý muốn, nha hoàn này mang thai.

Bởi vì thân phận thấp, Hoàng thị bị Vinh vương phi ép phải uống canh trụy thai. Thế nhưng không biết vì dược hiệu kém hay sức sống của thai nhi quá mạnh mẽ mà Hoàng thị vẫn không sảy thai.

Tuy vậy, khi sinh hạ ra Triệu Kì cũng có ảnh hưởng nhất định. Triệu Kì trời sinh cơ thể yếu ớt, trí lực chậm chạp, mãi mới biết đi, 7 tuổi mới nói chuyện bình thường.

Nhưng bởi lúc đó hoàng đế Tống Lý Tông không có con nối dòng, không thể làm gì khác hơn đành chọn người kế vị có huyết thống gần nhất, vì vậy Triệu Kì dành được ngôi vị Thái tử, cuối cùng thuận lợi kế thừa đế vị.

Vi hoang de hoang dam vo do, mot dem sung ai 30 phi tan-Hinh-3

Hoàng đế sức yếu nhưng đam mê sắc dục

Thực tế, Triệu Kì không am hiểu chuyện quốc gia đại sự, cũng chẳng biết thế nào là trị quốc. Ngược lại chuyện trai gái lại hết sức hiểu rõ, cả ngày đắm chìm trong men say và sắc dục, không màng đến bất cứ chuyện gì.

Căn cứ vào ghi chép, nếu như một phi tần được hoàng đế sủng hạnh, sáng hôm sau sẽ phải đến hợp môn tạ ân, thái giám sẽ ghi chép lại chi tiết.

Sau khi Triệu Kì lên làm hoàng đế thì có ngày, 30 tần phi đã tới hợp môn tạ ân. Chứng tỏ đêm hôm trước, vị hoàng đế này đã ban ơn mưa móc, vui vẻ với cả 30 mỹ nhân.

Sự sung mãn và túng dục vô độ của Triệu Kì cũng phải khiến các thái giám nghẹn họng, không nói nên lời.

Có điều là vui chơi mặc sức, hoang dâm quá độ khiến thể lực của vị hoàng đế này nhanh chóng sụt giảm. Làm hoàng đế được 10 năm, đúng vào năm 35 tuổi, độ tuổi tráng niên của đàn ông, Tống Độ Tông Triệu Kì suy kiệt mà qua đời, tương truyền là vì tửu sắc quá mức lại dùng một lượng lớn, không biết tiết chế thuốc bổ thận tráng dương, cường kiện thân thể, tăng cường sinh lý nam.

Vua chúa xưa thường truyền ngôi cho con trai trưởng, bất ngờ lý do

Ở Trung Quốc thời phong kiến, hoàng đế thường truyền ngôi cho con trai trưởng. Con trai cả đều do hoàng hậu sinh ra. Sở dĩ nhà vua chọn người kế vị như vậy được cho là vì 2 lý do.

Vua chua xua thuong truyen ngoi cho con trai truong, bat ngo ly do
Hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến là những người đứng đầu đất nước, nắm trong tay quyền sinh sát. Mọi quyết định, mệnh lệnh của nhà vua đều liên quan đến sự sống chết tất cả người dân cũng như sự hưng thịnh, tồn vong của một vương triều.  

Vị hoàng đế nào ảo tưởng mình là á thần dũng mãnh Hercules?

Hoàng đế Commodus (161 - 192) của La Mã say mê sức mạnh và điên cuồng luyện tập thể lực, nhưng chỉ để phô diễn mua vui và ảo tưởng mình là á thần dũng mãnh Hercules.

Commodus tên đầy đủ Lucius Aurelius Commodus Antoninus, là con trai của Hoàng đế Marcus Aurelius (121 - 180). Thế kỷ I - II, La Mã đang trong thời kỳ nội chiến khốc liệt, ngai vàng đổi chủ liên miên và gần như toàn bộ con cái của nhà vua đều bị ám sát hết. Thực tế này buộc các hoàng đế phải nhận con nuôi và chỉ định một người làm thái tử.

Vi hoang de nao ao tuong minh la a than dung manh Hercules?
 Hoàng đế Commodus và tượng bán thân của ông trong phong cách á thần Hercules. Ảnh: Thecollector.com

Cung nữ thời xưa thỏa mãn nhu cầu sinh lý bằng cách nào?

Một số cung nữ ăn mặc cẩn thận để khiến mình nổi bật giữa muôn vàn mỹ nhân. Đây là cách để họ thu hút sự chú ý từ hoàng đế.

Quyến rũ hoàng đế

Đối với những cung nữ thấp hèn, việc được sủng ái bởi Hoàng đế được xem là cơ hội lớn nhất để thay đổi số phận của họ.Tuy nhiên, trong một cung điện với hàng nghìn phụ nữ cạnh tranh, làm thế nào để thu hút sự chú ý của Hoàng đế? Để tìm kiếm sự sủng ái, các cung nữ đã áp dụng các chiến lược riêng biệt để nắm bắt cơ hội mong manh này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới