Vì đâu Nhật Bản là "xứ sở" của những vụ trượt đất lớn?

Lịch sử Nhật Bản đã ghi nhận nhiều vụ trượt lở đất gây hậu quả nghiêm trọng, làm chết một lúc đến mấy trăm người. Đây là một trong những quốc gia chịu thảm họa trượt đất nặng nề nhất thế giới.

Vì đâu Nhật Bản là "xứ sở" của những vụ trượt đất lớn?

Về mặt lịch sử hình thành địa chất, nước Nhật là một quần đảo nằm trong vành đai núi lửa Thái Bình Dương, do đó cấu trúc địa chất không ổn định. Các vách đá gốc thành tạo núi ở Nhật Bản đa phần là dấu hiệu của những mặt trượt của những đứt gãy kiến tạo. Hầu hết các hòn đảo thuộc quần đảo này là sản phẩm của quá trình kiến tạo và đứt gãy kiến tạo mà thành.

Vi dau Nhat Ban la "xu so" cua nhung vu truot dat lon?
 Mô hình một giải pháp chống trượt đất ở Nhật Bản.

Theo một báo cáo khoa học của Viện Khoa học Công nghệ Giao thông vận tải - Bộ Giao thông Vận tải, đặc thù về địa chất kết hợp với khí hậu mưa nhiều, phải trực tiếp hứng chịu nhiều cơn bão từ Thái Bình Dương khiến Nhật Bản trở thành một trong những quốc gia chịu tác động mãnh liệt của hiện tượng đất sụt.

Quần đảo Nhật Bản bao gồm 5 nhóm đảo chính, chia thành 12 tỉnh, nằm rải rác trên chiều dài 3000km theo hướng bắc - nam, 75% tổng diện tích lục địa là vùng núi. Cả nước có tới 77 ngọn núi lửa còn hoạt động, chiếm 10% toàn thế giới. Nhật lại nằm kề vành đai chịu ảnh hưởng trực tiếp của các chấn tâm gây động đất ở độ sâu từ 100- 200km tính từ vỏ trái đất.

Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã tác động trực tiếp đến sự ổn định của địa hình và các công trình trên đất nước Nhật hơn mọi nơi trên thế giới. Nước này đã trải qua nhiều thảm họa trượt - lở đất, như vụ trượt đất lớn xảy ra tại Kumamoto và Nagasaki năm 1972 làm 543 người chết, vụ trượt đất năm 1982 tại Nagasaki làm 493 người chết.

Năm 1984, một vụ trượt đất lớn tạo ra những khối trượt khổng lồ tới 34 triệu m3, làm 15 người chết tại làng Ontake San thuộc quận Nagano. Vụ trượt đất tại Tamanoki thuộc Quận Niigata vào năm 1985 làm 10 người chết; trượt đất tại Jizuki thuộc thành phố Nagano năm 1985 làm 26 người chết. Tại phía nam đảo Hyogo, trận động đất ngày 17/01/1995 đã gây ra trượt đất, làm chết trên 300 người.

Ảnh tư liệu quý giá về cuộc đời Nhật hoàng Akihito

(Kiến Thức) - Dưới đây là một số hình ảnh tư liệu cực giá trị về Nhật hoàng Akihito từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành.

Ảnh tư liệu quý giá về cuộc đời Nhật hoàng Akihito
Anh tu lieu quy gia ve cuoc doi Nhat hoang Akihito
Nhật hoàng Akihito, hiện 84 tuổi, là vị hoàng đế thứ 125 của Nhật Bản. Chiều 28/2, Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko chính thức bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước kéo dài 7 ngày tại Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ giữa hai nước khi đây là lần đầu tiên Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản thăm chính thức Việt Nam. 

Những dấu ấn quan trọng trong cuộc đời Nhật hoàng Akihito

(Kiến Thức) - Dưới đây là những dấu ấn quan trọng trong cuộc đời Nhật hoàng Akihito - biểu tượng đoàn kết dân tộc Nhật Bản.

Những dấu ấn quan trọng trong cuộc đời Nhật hoàng Akihito
Nhung dau an quan trong trong cuoc doi Nhat hoang Akihito
 Nhật hoàng Akihito sinh ngày 23/12/1933 tại Tokyo, Nhật Bản. Ông là con trai của Thiên hoàng Hirohito và Hoàng hậu Nagako Kuni. 

Những điều tuyệt đối không làm khi tới Nhật

Người Nhật Bản nổi tiếng lịch sự và chu đáo. Bạn cần ghi nhớ những điều không được phép làm để tránh bị mất mặt khi tới xứ anh đào.

Những điều tuyệt đối không làm khi tới Nhật
Nhung dieu tuyet doi khong lam khi toi Nhat
 Dùng đũa sai cách: Đối với người Nhật Bản, đũa luôn được đặt trên đồ gác đũa (hashioki). Bên cạnh đó, việc dùng đũa để kéo thức ăn đến gần mình hay lấy thức ăn từ đũa người khác là những điều cần tránh. Ảnh: Oyster.

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới