Vị công chúa quyết định tự sát và để lại thư tuyệt mệnh ngay sau khi cưới

Vốn là điều trái với lẽ thường nhưng khi đọc xong lá thư của nàng, cả phò mã lẫn Hoàng thượng đều không khỏi thương tiếc và ân hận.

Vị công chúa quyết định tự sát và để lại thư tuyệt mệnh ngay sau khi cưới

Trải qua trăm ngàn năm phát triển, địa vị của nữ giới càng ngày càng cao, có thể tự quyết định hạnh phúc cả đời của mình. Nhưng hàng trăm năm về trước, đây chính là một ước mơ xa xỉ. Những người phụ nữ thời cổ đại, càng có địa vị tôn quý bao nhiêu, đối với hôn nhân lại càng không có quyền quyết định bấy nhiêu.

Thời cổ đại yêu cầu đối với nữ giới rất nhiều, cần tam tòng tứ đức, có khi đòi hỏi phụ nữ tuẫn tiết theo chồng, nhưng cũng có khi vì lợi ích mà lại làm ngược lại. Đây là cuộc đời đầy bi kịch của một nàng công chúa, sau khi xuất giá 3 ngày đã lựa chọn tự sát, nhưng là sự tích của nàng truyền đến dân gian về sau lại đạt được bách tính tôn trọng, tự phát đưa tang. Đó là câu chuyện như thế nào?

Vi cong chua quyet dinh tu sat va de lai thu tuyet menh ngay sau khi cuoi
Công chúa sau khi kết hôn 3 ngày đã tự vẫn và để lại một lá thư tuyệt mệnh khiến Hoàng thượng đau lòng không dứt (Ảnh minh họa)

Năm 400 trước Công Nguyên, Mộ Dung Đức thành lập nước Nam Yên. Vị vua này có một cô con gái là Bình Nguyên công chúa. Nàng từ nhỏ đã yêu thích đọc sách, chỉ cần có thời gian sẽ tìm đến sách vở. Không chỉ thế, nàng còn thích luyện đàn, tiếng đàn rung động lòng người.

Vi cong chua quyet dinh tu sat va de lai thu tuyet menh ngay sau khi cuoi-Hinh-2

(Ảnh minh họa)

Mộ Dung công chúa lớn lên nổi danh là một tài nữ, không chỉ có nhan sắc còn có học thức, bởi vậy rất nhiều người muốn lấy nàng. Vua cha dù có yêu thương nàng đi nữa, nhưng đối với bậc quân vương, tình cảm của nàng chỉ là chuyện nữ nhi thường tình, ông vốn không bao giờ dụng tâm tìm hiểu.

Vi cong chua quyet dinh tu sat va de lai thu tuyet menh ngay sau khi cuoi-Hinh-3

(Ảnh minh họa)

Hoàng thượng đã quyết định gả công chúa cho Thọ Quang Công Dư Sí. Công chúa dù có không muốn đi nữa, nhưng nàng là một người rất trầm ổn kín đáo, lại nghĩ tới thân phận của mình vốn khó sống như ý nguyện, nàng không hề phản kháng lời của vua cha.

Vi cong chua quyet dinh tu sat va de lai thu tuyet menh ngay sau khi cuoi-Hinh-4

(Ảnh minh họa)

Tuy nhiên trong lòng nàng vẫn còn hình bóng của người mình yêu, dù người này đã không còn trên thế gian, nhưng nàng chưa từng nghĩ tới việc sẽ phản bội người ấy.

Ngày xuất giá, Bình Nguyên công chúa nén nước mắt, than thở với tỳ nữ thân thiết của mình: "Trung thần không thờ hai quân vương, trinh nữ không lấy hai chồng, tiếc rằng lệnh quân vương khó cãi".

Vi cong chua quyet dinh tu sat va de lai thu tuyet menh ngay sau khi cuoi-Hinh-5

(Ảnh minh họa)

Dư Sí từ lâu đã có tình cảm với Bình Nguyên công chúa, lấy được mỹ nhân trong mộng cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Tuy nhiên đêm động phòng, Bình Nguyên đã viện cớ không khỏe từ chối chung phòng với Dư Sí. Hắn cũng là một quân tử, tôn trọng ý định của nàng, nghĩ rằng có thể dùng thời gian thay đổi trái tim nàng.

Đến ngày thứ 3 sau kết hôn, theo tập tục Bình Nguyên công chúa phải về nhà mẹ đẻ. Dọc đường đi không có bất cứ điều gì khác thường, công chúa thậm chí còn đùa vui với tỳ nữ. Thế nhưng, buổi tối ngày hôm đó, sau khi ra lệnh cho tì nữ ra ngoài, nàng đã một mình đến phòng tắm rửa, cầm theo một mảnh vải trắng và treo cổ tự vẫn.

Dư Sí nghe nói Bình Nguyên công chúa đã tự sát, đã lập tức rơi lệ. Trong 3 ngày tiếp theo, nếu đi ngang cửa phủ Thọ Quang Công nhất định sẽ nghe thấy tiếng khóc thê lương từ bên trong vọng ra.

Tất cả mọi người đều không biết nguyên nhân, mãi đến khi tỳ nữ chỉnh lý y phục của công chúa, mới phát hiện nàng đã để lại thư tuyệt mệnh: "Sau khi ta chết, hãy đưa ta đến phần mộ của Đoàn thị. Nếu hồn phách có biết, cũng coi như quay về".

Vi cong chua quyet dinh tu sat va de lai thu tuyet menh ngay sau khi cuoi-Hinh-6

(Ảnh minh họa)

"Đồng đường cộng huyệt" - chôn cùng một mộ, không ai ngờ rằng Bình Nguyên công chúa dù không thể kháng mệnh vua nhưng vẫn bất chấp tất cả để giữ trọn chung thủy với người cũ như thế.

Thực tế, Bình Nguyên công chúa đã được Hoàng thượng gả cho phò mã Đoàn Phong từ năm 14 tuổi. Đoàn Phong là con trưởng của gia tộc hoàng hậu, vừa có xuất thân cao quý lại anh tuấn hơn người. Dù ban đầu chỉ là hôn nhân chính trị nhưng cả hai đã trở thành đôi uyên ương quấn quýt.

Vi cong chua quyet dinh tu sat va de lai thu tuyet menh ngay sau khi cuoi-Hinh-7

(Ảnh minh họa)

Tuy vậy qua thời gian, Đoàn Phong ngày càng cho thấy sự ưu tú của mình, tài giỏi xuất chúng và khiến quần thần đều nể phục. Mộ Dung Đức dần sinh lòng nghi kỵ, nghe lời dèm pha liền sợ cảnh con rể soán ngôi nên đã âm thầm ám sát Đoàn Phong.

Vi cong chua quyet dinh tu sat va de lai thu tuyet menh ngay sau khi cuoi-Hinh-8

(Ảnh minh họa)

Hoàng thượng sau khi biết di thư của công chúa đã bật khóc, cảm thấy chính mình hại chết nữ nhi, hạ lệnh hậu táng. Tưởng rằng làm hoàng đế đã khiến trái tim sắt đá, cũng tưởng rằng chỉ cần nàng lấy được một lang quân yêu thương không kém gì Đoàn Phong sẽ quên được người cũ, chỉ trách tình cảm nữ nhi khó chạm đến bậc đế vương.

Vị Hoàng đế kỳ quặc nhất lịch sử Trung Hoa là ai?

Lưu Hạ chỉ tại vị 27 ngày nhưng đã làm ra 1127 chuyện xấu xa, rốt cuộc ông là người như thế nào?

Vị Hoàng đế kỳ quặc nhất lịch sử Trung Hoa là ai?

Trong lịch sử Trung Hoa, có rất nhiều người làm bằng mọi cách để trở thành Hoàng đế. Tuy nhiên, xét cho cùng thì làm Hoàng đế không hề dễ dàng, mỗi quyết định của họ sẽ ảnh hưởng đến cả một đất nước. 

Dù vậy, vẫn có một số người, sau khi trở thành Hoàng đế tối cao thì tự cho bản thân có quyền được hưởng thụ, không lo lắng chuyện chính sự mà chỉ ăn chơi sa đọa mỗi ngày. Trong số đó, không thể không nhắc đến Xương Ấp Vương Lưu Hạ, vị Hoàng đế thứ 9 của nhà Tây Hán. Theo lịch sử ghi chép, Lưu Hạ chỉ tại vị 27 ngày nhưng trong 27 ngày đó, ông đã làm ra 1127 chuyện xấu xa nực cười. Rốt cuộc, ông là người như thế nào?

Mức lương "trên trời" của các vương gia nhà Thanh

Trên thực tế, mức đãi ngộ vật chất mà các vương gia nhà Thanh được hưởng năm xưa nếu quy đổi ra đơn vị tiền hiện đại sẽ là một con số khiến hậu thế không khỏi giật mình.

Mức lương "trên trời" của các vương gia nhà Thanh

Trong những bộ phim cổ trang lấy bối cảnh thời nhà Thanh được tái hiện trên màn ảnh truyền hình, ngoại trừ Hoàng đế, tầng lớp có được cuộc sống sung sướng thuộc vào hàng bậc nhất thời bấy giờ chính là các vương gia.

Thực tế ở vào thời kỳ thịnh trị, tầng lớp này còn được hưởng cuộc sống cẩm y ngọc thực vượt xa so với trên phim ảnh nhờ vào mức đãi ngộ "trên trời" của triều đình dành cho họ khi đó.

Vì sao Hòa Thân nhất quyết không động tới 3 loại tiền này?

Nghe có vẻ khó tin nhưng dù tham đến mấy, cũng có 3 loại tiền mà Hòa Thân tuyệt đối không động đến. Đó là tiền dùng vào những việc gì.

Vì sao Hòa Thân nhất quyết không động tới 3 loại tiền này?

Nói đến Hòa Thân, chắc hẳn mọi người đều đã từng nghe. Ông ta là một đại tham quan thời nhà Thanh (Trung Quốc). Đã từng có rất nhiều những bộ phim làm về cuộc đời cũng như miêu tả lại lòng tham của nhân vật này.

Về tài sản mà Hòa Thân tham ô thực sự không thể nói rõ, bởi trong dân gian, mỗi người lại phỏng đoán ra một con số khác nhau. Nhưng dù thế nào thì số tiền mà Hòa Thân tham nhũng được cũng là không đếm xuể, từ cổ chí kim cũng chưa từng có ai như vậy!

Trong ghi chép về sự kiện "Hoàng đế Gia Khánh tịch thu tài sản của Hòa Thân" có tường thuật lại rằng:

Khi đó, đã tịch thu được hơn 32.000 lượng vàng được cất giấu trong những bức tường lớn và dày, hơn 3 triệu lượng bạc được giấu kín đáo trong những căn hầm sâu.

Ngoài ra, Hòa Thân còn cho thuê hơn 126.000 mẫu ruộng, hơn 1000 căn nhà, cùng với đó là biết bao châu báu, ngọc ngà, trang phục, thư tịch...

Vi sao Hoa Than nhat quyet khong dong toi 3 loai tien nay?

Ảnh minh họa.

Đây chỉ là những ghi chép trong bản ghi chép về sự kiện "Hoàng đế Gia Khánh tịch thu tài sản của Hòa Thân", có lẽ sẽ còn rất nhiều những chi tiết khác liên quan đến sự việc trên mà bản ghi chép này không ghi lại.

Cũng sau lần tịch thu gia tài của Hòa Thân, đã xuất hiện một cách nói rất hài hước: "Hòa Thân sụp đổ, Gia Khánh ấm no" (ý muốn nói sự sụp đổ của Hòa Thân, số tài sản bị tịch thu của ông ta đã khiến cho Hoàng đế Gia Khánh được hưởng lợi rất nhiều).

Vậy nhưng, chúng ta có từng đặt ra câu hỏi: Tại sao một đại tham quan như Hòa Thân lại có thể tồn tại nhởn nhơ như vậy, không những thế còn được vua Càn Long thời đó dung túng, sủng ái, dù có biết những hành động tham ô của Hòa Thân, Càn Long còn "mắt nhắm mắt mở" cho qua?

Để được Càn Long ưu ái đến vậy, Hòa Thân cũng có những nguyên tắc riêng trong cuộc sống của mình, ngoài cái miệng rất biết cách nịnh nọt, khách quan mà nói, Hòa Thân cũng thật sự là một nhân tài. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà Càn Long sủng ái Hoà Thân.

Đương nhiên, ngoài những điểm này ra, Hòa Thân cũng có một số điểm tốt khác rất đáng nể, một trong số đó là "nguyên tắc tham ô". Hòa Thân tham không ai bằng, thế nhưng ông ta tuyệt nhiên "nói không" với số tiền dùng vào 3 việc sau đây.

Vi sao Hoa Than nhat quyet khong dong toi 3 loai tien nay?-Hinh-2

Phủ Hòa Thân.

Tiền cứu trợ thiên tai

Trong lịch sử, việc nhân dân bị tham quan bóc lột chẳng phải là chuyện hiếm gặp. Có những tham quan thậm chí còn nhẫn tâm ăn chặn cả tiền cứu trợ thiên tai của nhân dân, sự sống chết của nhân dân ra sao chúng không quan tâm.

Vậy nhưng đại tham quan Hòa Thân lại khác. Ông ta có một nguyên tắc, đó là không động đến lương thực và tiền cứu trợ của người dân.

Đã từng có rất nhiều dân nghèo kiệt quệ được cứu giúp nhờ vào việc Hòa Thân dùng kế "rắc cát vào lương thực" để tránh việc lương thực cứu trợ bị những tên tham quan ăn chặn. Việc này đã chứng minh sự khôn ngoan cũng như biết nghĩ cho dân nghèo của Hòa Thân.

Được nhờ vả nhưng nếu không làm được sẽ tuyệt đối không nhận

Rất nhiều tham quan một khi thấy tiền là sáng mắt, chưa cần biết việc đối phương nhờ vả là gì, cứ giao tiền ra trước rồi mới bàn chuyện tiếp! Còn tham quan Hòa Thân tuy tham nhưng lại có nguyên tắc riêng của mình.

Đối với những chuyện làm không được nhưng lại bị nhờ vả, ông sẽ từ chối và không lợi dụng chiếm bất cứ lợi ích nào từ đối phương.

Vi sao Hoa Than nhat quyet khong dong toi 3 loai tien nay?-Hinh-3

Ảnh minh họa.

Thực ra, nguyên tắc làm việc này của Hòa Thân cũng thể hiện rõ sự cẩn thận, thông minh, nhạy bén với thời cuộc của ông.

Việc biết từ chối, không nhận tiền "vô tội vạ" này của ông đã giúp ông tránh được việc những kẻ thù luôn túc trực để tóm lấy điểm sơ hở của mình, như vậy cũng tránh đi được một mối nguy lớn, giúp cho cuộc sống của đại tham quan an toàn hơn phần nào.

Không tham tiền dùng vào việc tổ chức thi cử

Các kì thi là những sự kiện quan trọng, có liên quan và ảnh hưởng đến tương lai của cả một đất nước, do đó ở thời phong kiến các triều đại đều rất coi trọng, để tâm đến.

Phàm những ai khinh suất hay nhúng tay làm điều mờ ám trong các kì thi, nếu bị phát hiện đều sẽ có những kết cục rất thảm và kết cục của những người làm điều sai trái này còn bị đem ra để "giết gà dọa khỉ", nghiêm túc cảnh cáo đến những người đang có ý định tương tự.

Hòa Thân tuy là một tên tham quan nhưng làm gì cũng rất tỉ mỉ, cận thận, tuyệt đối không khinh suất mà làm càn. Ông ta cũng biết rõ tầm quan trọng của những kì thi đối với triều đình nên tuyệt đối không bao giờ "nhúng tay" làm bậy, mà sẽ tuân thủ luật pháp, giữ lấy nguyên khí cho quốc gia.

Cũng nhờ biết kiêng dè, "tham có nguyên tắc" trên mà Hòa Thân đã trở thành một ái thần, được Càn Long dung túng suốt bao năm.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới