Không ít mãnh tưỡng đang phải bỏ mạng dưới mũi thương bạc của Triệu Vân. |
Tạo hình Chu Thương trong phim Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa. |
Không ít mãnh tưỡng đang phải bỏ mạng dưới mũi thương bạc của Triệu Vân. |
Tạo hình Chu Thương trong phim Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa. |
Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, nhà văn La Quán Trung coi nhà Hán là chính thống nên ủng hộ lực lượng do Lưu Bị và tình huynh đệ giữa Lưu Bị với Quan Vũ và Trương Phi được La Quán Trung ca ngợi hết mực.
Quan Vũ nhờ đó được mô tả là nhân vật chính diện, vũ dũng hào hiệp, có khí phách anh hùng, thân cao chín thước (tức hơn 2m), mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài hai thước, oai phong lẫm liệt. Hình tượng Quan Vũ thường gắn liền với Thanh Long yển nguyệt đao và Ngựa Xích Thố. Quan Vũ là người đứng đầu Ngũ hổ tướng nhà Thục Hán, có ảnh hưởng sâu rộng tới văn hóa Trung Quốc nói riêng và Đông Á nói chung.
Tuy nhiên, có rất nhiều chi tiết, câu chuyện về Quan Vũ được La Quán Trung thêu dệt, hư cấu, thậm chí thần thánh hóa trong Tam quốc diễn nghĩa. Nhưng ngoài những tình tiết hư cấu cũng có những tình tiết được chính sử ghi nhận là do công lao của Quan Vũ, tiêu biểu là chiến công chém Nhan Lương.
Nhan Lương là tướng dưới trướng của Viên Thiệu.
Người ta ít biết về cuộc đời của Nhan Lương, thông tin về thân thế và sự nghiệp của ông chủ yếu được ghi chép sơ lược qua Tam quốc chí của sử gia Trần Thọ. Theo đó, Nhan Lương (? – 200) là tướng có chức vụ cao nhất và nổi bật nhất dưới trướng của Viên Thiệu, trong thời Đông Hán và Tam Quốc của lịch sử Trung Hoa. Năm 200, Viên Thiệu mang quân nam tiến đánh Hứa Xương, trung tâm chính trị do Tào Tháo đang nắm vua Hiến Đế. Để có đường vượt Hoàng Hà an toàn, Viên Thiệu phái Nhan Lương tấn công thành Bạch Mã - nằm về phía đông bắc của Hứa Xương (Hà Nam ngày nay).
Trong Tam quốc chí chép: “Tháng 4 năm 200, Tào Tháo dẫn Quan Vũ và Trương Liêu đi cứu Bạch Mã; mặt khác lại chia quân ra Diên Tân để phân tán sự chú ý của Viên Thiệu. Quả nhiên Thiệu tăng cường thêm quân cho Diên Tân mà không chú ý Bạch Mã. Tào Tháo nhân đó đột ngột thúc quân đánh mạnh ở Bạch Mã. Quan Vũ ra trận, giết chết mãnh tướng của Viên Thiệu là Nhan Lương, giải vây cho thành Bạch Mã”.
Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung miêu tả ông là một chiến binh rất dũng mãnh. Trong trận Bạch Mã ông đã liên tiếp tiêu diệt các tướng Ngụy Tục và Tống Hiến của Tào Tháo, đồng thời đánh cho Từ Hoảng phải thua chạy, làm các tướng của Tào Tháo ai cũng ghê sợ. Sau đó Quan Vũ dưới lệnh của Tào Tháo đã ra trận: "Quan Vũ nhảy lên ngựa, cầm Thanh Long Đao phi xuống núi, xông thẳng vào thế trận của địch. Quân Hà Bắc bị rẽ đôi như sóng nước. Quan Vũ xông thẳng vào Nhan Lương.
Nhan Lương thấy Quan Vũ lao tới, đang định cất tiếng hỏi thì ngựa Xích Thố đã tới trước mắt. Nhan Lương không kịp trở tay, bị Vân Trường vung đao đâm ngã xuống ngựa, cắt lấy thủ cấp treo lên cương ngựa. Quan Vũ thu đao rút về, như vào chỗ không người".
Màn Quan Vũ trảm Nhan Lương đơn thương độc mã đột phá vòng vây chém Nhan Lương trong Tam quốc diễn nghĩa được nhiều người đánh giá là một kỳ tích anh hùng, gần như không có khả năng tái hiện.
Những nhà nghiên cứu Tam quốc diễn nghĩa đã tổng kết: trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, Quan Vũ lập nhiều công trận, trước sau chém được 17 viên tướng ngoài mặt trận. Tuy nhiên, theo chính sử thì trừ việc chém Nhan Lương ra, những chiến tích còn lại là hư cấu.
Bên cạnh Gia Cát Lượng, Tào Tháo, tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của tác giả La Quán Trung cũng đề cập đến những nhân vật kiệt xuất khác thời Tam quốc như Quan Vũ, Tôn Quyền, ngũ hổ tướng Thục Hán… Loạt bài này sẽ làm rõ những tình tiết hư cấu trong tiểu thuyết cũng như khai thác yếu tố mà Tam quốc diễn nghĩa không đề cập đến.