VEC mượn 7 tuyến đường dân sinh làm cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi "quên trả", lợi nhuận sao?

Năm 2021, VEC được giao tổng doanh thu 4.187,8 tỷ đồng, tổng chi phí 4.184,2 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn 3,6 tỷ đồng.

Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) mượn 7 tuyến đường dân sinh làm cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi 34.500 tỷ, trong đó có 4 tuyến đường huyện và 3 tuyến đường xã nhưng chậm trễ hoàn trả khiến người dân bức xúc nhiều năm.
VEC muon 7 tuyen duong dan sinh lam cao toc Da Nang - Quang Ngai
Cao tốc 34.500 tỷ nối Đà Nẵng - Quảng Ngãi. (Ảnh: Zing.vn)
Về tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính của VEC năm 2020 ghi nhận doanh thu xấp xỉ 3.670 tỷ đồng. Nguồn thu này phần lớn đến từ thu phí các tuyến cao tốc gồm Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi và TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ngoài ra, Công ty còn có nguồn thu gần 600 tỷ đồng từ tiền lãi gửi ngân hàng.
Lợi nhuận gộp của "ông trùm" cao tốc VEC giai đoạn này đạt 2.670 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất sinh lời gần 73%. Nhưng sau khi trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế còn 8,8 tỷ đồng và giảm 97% so với năm trước.
Lãi vốn vay và lỗ chênh lệch tỷ giá là những khoản mục ăn mòn lợi nhuận nhiều nhất. Tuy nhiên, so với kế hoạch đề ra hồi đầu năm thì lợi nhuận của công ty vẫn vượt đến 4 lần.
Tính đến cuối năm 2020, tổng giá trị tài sản của VEC đạt hơn 92.000 tỷ đồng. Nợ phải trả xấp xỉ 81.000 tỷ đồng, trong đó hơn 66.600 tỷ đồng là các khoản vay từ tổ chức nước ngoài như Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Thế giới, cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản để phát triển các tuyến cao tốc.
Năm 2021, VEC được giao tổng doanh thu 4.187,8 tỷ đồng, tổng chi phí 4.184,2 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn 3,6 tỷ đồng và nộp ngân sách Công ty mẹ là 38 tỷ đồng.
Tổng chi phí 4.184,2 tỷ đồng bao gồm giá vốn 1.472,9 tỷ đồng (trong đó chi phí sửa chữa định kỳ là 264,5 tỷ đồng); chênh lệch tỷ giá (tạm tỉnh) là 1.289,6 tỷ đồng; chi phí tài chính, lãi, phí 1.337,1 tỷ đồng; Chi phí thường xuyên và chi phí giám sát: 84,6 tỷ đồng.
Trong năm 2021, VEC được giao nhiệm vụ tiếp tục tái cơ cấu tài chính 5 dự án do VEC làm chủ đầu tư theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Tổ chức đánh giá việc thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.
Đồng thời, sắp xếp, kiện toàn bộ máy hoạt động theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả bộ máy, định biên lao động, bố trí công việc hợp lý, giảm đầu mối công việc để phù hợp với tình hình công việc thực tế của VEC.
Mới đây, trả lời kiến nghị cử tri tại văn bản số 1911, Bộ Giao thông vận tải cho biết, dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có tổng chiều dài là 139,2km do VEC làm chủ đầu tư.
Đoạn tuyến qua địa bàn xã Bình Trung, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi dài 3,3km, từ Km105+800 đến Km109+100, nằm trong phạm vi gói thầu số A3 thuộc đoạn Km65 - Km139+204 sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) do nhà thầu “Jiangsu Provicial Transportation Engineering Group Co,Ltd” (Giang Tô - Trung Quốc) thực hiện. Toàn bộ đoạn tuyến sử dụng vốn vay WB hoàn thành các hạng mục trên chính tuyến và đưa vào khai thác từ ngày 02/9/2018.
Về việc sửa chữa hoàn trả các tuyến đường địa phương trên địa bàn xã Bình Trung, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi sử dụng để phục vụ thi công, theo báo cáo của nhà thầu, các tuyến đường địa phương thuộc địa bàn xã Bình Trung, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi được nhà thầu và chính quyền địa phương thỏa thuận, thống nhất sử dụng làm đường công vụ phục vụ thi công dự án, gồm 7 tuyến đường, trong đó có 4 tuyến đường huyện và 3 tuyến đường xã.
Theo báo cáo của VEC, cho đến nay, nhà thầu thi công sửa chữa hoàn trả 1 tuyến đường, nhưng vẫn chưa hoàn thành. Đối với 6 tuyến đường còn lại, gồm 3 tuyến đường được cử tri phản ánh nêu trên, nhà thầu chưa thi công sửa chữa như cam kết với địa phương.
Bộ Giao thông vận tải cũng chỉ rõ 3 nguyên nhân chậm trễ thực hiện sửa chữa, hoàn trả đường địa phương nêu trên, theo báo cáo của VEC gồm, thứ nhất, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, lãnh đạo nhà thầu gói thầu A3 (quốc tịch Trung Quốc) chưa được nhập cảnh vào Việt Nam để chỉ đạo thi công hoàn trả đường.
Thứ hai, dự án chưa được bố trí nguồn vốn nên lực lượng tư vấn giám sát dừng mọi hoạt động tại dự án. Hiệp định vay vốn WB cho dự án kết thúc từ 29/4/2019.
Thứ ba, thời gian vừa qua, ban lãnh đạo VEC có nhiều thay đổi, hiện đang được kiện toàn. Các khó khăn vướng mắc về công tác hoàn trả đường địa phương đoạn qua huyện Bình Sơn được VEC báo cáo UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Được biết, Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (tiền thân của VEC) được thành lập năm 2004 với số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, gồm 50 tỷ đồng do ngân sách nhà nước cấp và nguồn bán quyền thu phí tại 2 trạm thu phí trên Quốc lộ 1 là Cầu Giẽ và Phù Đổng.
Vào tháng 6/2010, Bộ Giao thông vận tải đã quyết định chuyển đổi Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam thành Công ty mẹ - Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam với số vốn điều lệ 1.018,7 tỷ đồng. Tiếp sau đó, vốn điều lệ của VEC được điều chỉnh giảm xuống còn 978,7 tỷ đồng.
Tổng Công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam là một trong những đơn vị đầu tư phát triển đường cao tốc lớn nhất Việt Nam với 5 dự án trị giá hơn 10 tỷ USD, gồm Nội Bài - Lào Cai; Cầu Giẽ - Ninh Bình; Đà Nẵng - Quảng Ngãi; TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây và Bến Lức - Long Thành.

Đường cao tốc Việt Nam đắt gấp 2-4 lần thế giới?

Đường cao tốc Việt Nam đắt gấp 2-4 lần các nước là vấn đề được đại biểu Quốc hội đặt ra chất vấn lãnh đạo ngành kế hoạch đầu tư và giao thông tại phiên sáng 15/6.

Đường cao tốc Việt Nam đắt gấp 2-4 lần các nước là vấn đề được đại biểu Quốc hội đặt ra chất vấn lãnh đạo ngành kế hoạch đầu tư và giao thông tại phiên sang 15/6.

“Trùm” đường cao tốc VEC nợ hơn 87.000 tỷ của những “ông lớn” nào?

(Kiến Thức) - VEC thực hiện hợp đồng vay thời hạn dao động 16-40 năm bằng USD và yen Nhật để tài trợ vốn cho các dự án cao tốc. Ba chủ nợ lớn nhất của VEC hiện là Ngân hàng Phát triển Châu Á (ABD), Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản và Ngân hàng Thế giới. 

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.