Vẻ tuyệt mỹ của “đệ nhất tùng lâm” phía Tây thành Thăng Long

Vẻ tuyệt mỹ của “đệ nhất tùng lâm” phía Tây thành Thăng Long

(Kiến Thức) - Với quần thể kiến trúc bề thế, được bố trí hài hòa, cân xứng trong một không gian thoáng đãng, chùa Láng đã từng được coi là "đệ nhất tùng lâm" ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa.

Nằm trên đất làng Láng xưa, nay là phố Chùa Láng, thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa,  chùa Láng hay Chiêu Thiền tự là một trong những ngôi chùa cổ đẹp và nổi tiếng nhất của thủ đô Hà Nội.
Nằm trên đất làng Láng xưa, nay là phố Chùa Láng, thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, chùa Láng hay Chiêu Thiền tự là một trong những ngôi chùa cổ đẹp và nổi tiếng nhất của thủ đô Hà Nội.
Tương truyền, chùa được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (1138-1175), là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Tên gọi “Chiêu Thiền” của chùa được giảng nghĩa: "Vì có điều tốt rõ rệt nên gọi là Chiêu. Đây là nơi sinh ra Thiền sư Đại Thánh nên gọi là Thiền".
Tương truyền, chùa được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (1138-1175), là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Tên gọi “Chiêu Thiền” của chùa được giảng nghĩa: "Vì có điều tốt rõ rệt nên gọi là Chiêu. Đây là nơi sinh ra Thiền sư Đại Thánh nên gọi là Thiền".
Với quần thể kiến trúc bề thế, được bố trí hài hòa, cân xứng trong một không gian thoáng đãng, chùa Láng đã từng được coi là "đệ nhất tùng lâm" ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa.
Với quần thể kiến trúc bề thế, được bố trí hài hòa, cân xứng trong một không gian thoáng đãng, chùa Láng đã từng được coi là "đệ nhất tùng lâm" ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa.
Trong lịch sử tồn tại, chùa đã được trùng tu nhiều lần, quan trọng nhất là vào các năm 1656, 1901 và 1989. Ngày nay, chùa Láng là một trong những ngôi chùa có không gian rộng nhất khu vực nội thành Hà Nội.
Trong lịch sử tồn tại, chùa đã được trùng tu nhiều lần, quan trọng nhất là vào các năm 1656, 1901 và 1989. Ngày nay, chùa Láng là một trong những ngôi chùa có không gian rộng nhất khu vực nội thành Hà Nội.
Công trình ngoài cùng của chùa là cánh cổng gồm bốn cột vuông với ba mái cong không trùm lên cột mà gắn vào sườn cột, mái giữa cao hơn hai mái bên. Trên cổng có tấm hoành phi lớn đề chữ "Thiền Thiên Khải Thánh".
Công trình ngoài cùng của chùa là cánh cổng gồm bốn cột vuông với ba mái cong không trùm lên cột mà gắn vào sườn cột, mái giữa cao hơn hai mái bên. Trên cổng có tấm hoành phi lớn đề chữ "Thiền Thiên Khải Thánh".
Qua cổng đầu tiên là một sân lát gạch Bát Tràng, cuối sân có cổng thứ hai, được xây ba gian, hai tầng mái. Từ đây có con đường lát gạch chạy giữa hai hàng muỗm cổ thụ dẫn đến cổng thứ ba.
Qua cổng đầu tiên là một sân lát gạch Bát Tràng, cuối sân có cổng thứ hai, được xây ba gian, hai tầng mái. Từ đây có con đường lát gạch chạy giữa hai hàng muỗm cổ thụ dẫn đến cổng thứ ba.
Cổng thứ ba gồm một cổng chính ở giữa và hai cổng phụ ở hai bên. Sau cổng này là khoảng sân rộng hình vuông, ở giữa có ngôi nhà bát giác hai tầng, là nơi đặt tượng của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Tòa nhà bát giác này là một công trình tạo nên nét đặc trưng trong diện mạo kiến trúc chùa Láng.
Cổng thứ ba gồm một cổng chính ở giữa và hai cổng phụ ở hai bên. Sau cổng này là khoảng sân rộng hình vuông, ở giữa có ngôi nhà bát giác hai tầng, là nơi đặt tượng của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Tòa nhà bát giác này là một công trình tạo nên nét đặc trưng trong diện mạo kiến trúc chùa Láng.
Sau nhà bát giác là các công trình chính trong chùa như bái đường, nhà thiêu hương, thượng điện, các dãy hành lang, nhà tổ, tăng phòng...
Sau nhà bát giác là các công trình chính trong chùa như bái đường, nhà thiêu hương, thượng điện, các dãy hành lang, nhà tổ, tăng phòng...
Các không gian thờ tự ở chùa Láng được bài trí tôn nghiêm với sự hiện diện của gần 200 bức tượng. Đây là một trong những ngôi chùa có số lượng tượng thờ nhiều nhất Việt Nam, nhiều bức trong đó có giá trị nghệ thuật cao.
Các không gian thờ tự ở chùa Láng được bài trí tôn nghiêm với sự hiện diện của gần 200 bức tượng. Đây là một trong những ngôi chùa có số lượng tượng thờ nhiều nhất Việt Nam, nhiều bức trong đó có giá trị nghệ thuật cao.
Chùa Láng còn lưu giữ được nhiều văn bia cổ, là tư liệu quý để nghiên cứu về lịch sử của chùa và kinh thành Thăng Long xưa. Tấm bia cổ nhất được dựng năm Thịnh Đức thứ 4 (1656) thời Hậu Lê, do tiến sĩ Nguyễn Văn Trạc viết.
Chùa Láng còn lưu giữ được nhiều văn bia cổ, là tư liệu quý để nghiên cứu về lịch sử của chùa và kinh thành Thăng Long xưa. Tấm bia cổ nhất được dựng năm Thịnh Đức thứ 4 (1656) thời Hậu Lê, do tiến sĩ Nguyễn Văn Trạc viết.
Hội chùa Láng được cử hành vào ngày 7/3 Âm lịch hàng năm, là ngày sinh của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Trong ngày hội, kiệu của Thiền sư Từ Đạo Hạnh được rước đến chùa Hoa Lăng ở xã Dịch Vọng, nơi thờ bố mẹ ông.
Hội chùa Láng được cử hành vào ngày 7/3 Âm lịch hàng năm, là ngày sinh của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Trong ngày hội, kiệu của Thiền sư Từ Đạo Hạnh được rước đến chùa Hoa Lăng ở xã Dịch Vọng, nơi thờ bố mẹ ông.
Không chỉ là một chốn thờ tự thiêng liêng, chùa Láng còn là một khoảng không gian xanh quý báu giữa chốn thị thành đông đúc. Chùa đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1962.
Không chỉ là một chốn thờ tự thiêng liêng, chùa Láng còn là một khoảng không gian xanh quý báu giữa chốn thị thành đông đúc. Chùa đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1962.
Mời quý độc giả xem video Hà Nội mùa cốm xanh về. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT