Vệ tinh “vạch mặt” nơi đào tạo phi công TSB Trung Quốc

(Kiến Thức) - Hệ thống trinh sát vũ trụ quốc tế đã tìm ra nơi Trung Quốc dùng để đào tạo, huấn luyện phi công tiêm kích trên tàu sân bay.

Vệ tinh “vạch mặt” nơi đào tạo phi công TSB Trung Quốc
Theo Tạp chí Jane’s Defence Weekly, hình ảnh vệ tinh chụp lãnh thổ Trung Quốc mới đây đã công bố xác định được căn cứ Không quân Trung Quốc được cho là nơi đào tạo phi công tiêm kích tàu sân bay của nước này.
Căn cứ này nằm ở thôn Hoang Địa, bờ biển Tây Bắc vịnh Bột Hải, cách căn cứ không quân Hưng Thành 8km, thuộc Đại Quân khu Thẩm Dương.
Theo một số nguồn tin, trung tâm huấn luyện phi công tiêm kích hạm tại căn cứ này được khởi công xây dựng từ năm 2008, đến năm 2012 thì hoàn thành. Tháng 1/2012, căn cứ lần đầu tiên thử nghiệm công khai máy bay chiến đấu trên hạm J-15 “Phi Sa” (Flying Shark).
J-15 cất cánh trên boong phóng mô phỏng đặt trên mặt đất.
 J-15 cất cánh trên boong phóng mô phỏng đặt trên mặt đất.
Các chuyên gia của Jane’s cho rằng, cơ sở hạ tầng huấn luyện của căn cứ Hoang Địa có đầy đủ chức năng, trong tương lai có thể cung cấp các điều kiện huấn luyện cần thiết cho phi công hải quân trên tàu sân bay Liêu Ninh và tàu sân bay khác trong tương lai.
Hai đầu đường băng chính được phân thành boong máy bay tàu sân bay mô phỏng với cả kết cấu dốc nhảy, được trang bị đầy đủ hệ thống cáp hãm đà và gồm ký hiệu sàn biểu đồ kết cấu trên tàu Liêu Ninh.
Căn cứ được xây dựng với 24 nhà chứa máy bay J-15 nhưng có vẻ là không cố động, ngoài ra, căn cứ còn có 3 nhà chứa máy bay cố định 36x55 m2, có thể dùng để chứa máy bay cỡ lớn.
Cho đến tháng 10/2013, khu sinh hoạt của khu vực bay độc lập nằm phía ngoài căn cứ Hoang Địa vẫn chưa hoàn thành. Điều này có thể là giải thích trên mức độ nhất định, tại sao hiện nay các hoạt động tại căn cứ này không nhiều. Ngoài ra căn cứ không có cơ sở hạ tằng kho vũ khí, cộng với việc không có sân chứa máy bay mang tính lâu dài, điều này cho thấy tính chất của căn cứ này là huấn luyện chứ không phải là tác chiến.
Phi công J-15 hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Phi công J-15 hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh.
So với một căn cứ tiêm kích hạm khác của Trung Quốc tại Diêm Lương, Tây An, căn cứ thôn Hoang Địa được nâng cấp đáng kể về cơ sở hạ tầng phối hợp. Căn cứ Diêm Lương, Tây An thuộc Viện nghiên cứu thử nghiệm bay Trung Quốc cũng là nơi bay thử nghiệm của J-15. Tuy nhiên, nơi đây dù có boong phóng máy bay mô phỏng nhưng lại không có hệ thống cáp hãm đà mô phỏng để máy bay luyện hạ cánh.
Các chuyên gia cho rằng, căn cứ Hoang Địa giúp giảm bớt nhu cầu của Trung Quốc trong việc tìm kiếm nơi huấn luyện phi công tiêm kích hạm từ bên ngoài như Ukraine. Đối với nước thiếu kinh nghiệm tác chiến tàu sân bay như Trung Quốc, căn cứ Nitka của Ukraine là một phương án giải quyết lý tưởng.

Bí mật sợi xích hồng quấn quanh J-15 Trung Quốc

Bí mật sợi xích hồng quấn quanh J-15 Trung Quốc
Ở lần thử nghiệm cất hạ cánh thứ 2 trên tàu sân bay Liêu Ninh, tiêm kích J-15 được cố định ở đuôi tàu bằng dây xích màu hồng.
Ở lần thử nghiệm cất hạ cánh thứ 2 trên tàu sân bay Liêu Ninh, tiêm kích J-15 được cố định ở đuôi tàu bằng dây xích màu hồng.

Bình luận về vấn đề này, chuyên viên nghiên cứu thuộc Sở Nghiên cứu Học thuật Quân sự Hải quân Trung Quốc Trương Quân Xã cho biết, dây xích này dùng để buộc khóa cố định máy bay trên tàu sân bay. Điều này để ngăn việc máy bay có thể trượt trong hành trình của tàu sân bay, cho nên việc khóa bằng dây sẽ cố định được máy bay trên boong tàu hoặc nhà chứa.
Bình luận về vấn đề này, chuyên viên nghiên cứu thuộc Sở Nghiên cứu Học thuật Quân sự Hải quân Trung Quốc Trương Quân Xã cho biết, dây xích này dùng để buộc khóa cố định máy bay trên tàu sân bay. Điều này để ngăn việc máy bay có thể trượt trong hành trình của tàu sân bay, cho nên việc khóa bằng dây sẽ cố định được máy bay trên boong tàu hoặc nhà chứa.

Cũng theo ông Trương Quân Xã, một đầu của khóa dây cố định trên thân máy bay, đầu kia được cố định trên boong hoặc nhà chứa máy bay của tàu sân bay. Lựa chọn sơn màu hồng là vì nó tương đối bắt mắt, dễ thấy, dễ quan sát và xác định. Trong hành trình của tàu sân bay việc lắc lư tương đối lớn, nếu ai đó làm hỏng dây xích, thì khóa dây màu hồng dễ dàng được phát hiện và kịp thời xử lý.
Cũng theo ông Trương Quân Xã, một đầu của khóa dây cố định trên thân máy bay, đầu kia được cố định trên boong hoặc nhà chứa máy bay của tàu sân bay. Lựa chọn sơn màu hồng là vì nó tương đối  bắt mắt, dễ thấy, dễ quan sát và xác định. Trong hành trình của tàu sân bay việc lắc lư tương đối lớn, nếu ai đó làm hỏng dây xích, thì khóa dây màu hồng dễ dàng được phát hiện và kịp thời xử lý.

Tuy nhiên có một số cư dân mạng cho rằng, bề mặt khóa dây được sơn biến nhiệt đặc biệt, có thể căn cứ vào sự thay đổi màu sắc của dây xích để biết nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng cao, màu hồng ban đầu sẽ dần đậm nhạt. Khi nhiệt độ lên đến 400 độ C, dây xích sẽ chuyển sang màu đen, do đó có thể phán đoán được tuổi thọ sử dụng của dây xích.
Tuy nhiên có một số cư dân mạng cho rằng, bề mặt khóa dây được sơn biến nhiệt đặc biệt, có thể căn cứ vào sự thay đổi màu sắc của dây xích để biết nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng cao, màu hồng ban đầu sẽ dần đậm nhạt. Khi nhiệt độ lên đến 400 độ C, dây xích sẽ chuyển sang màu đen, do đó có thể phán đoán được tuổi thọ sử dụng của dây xích.

Nhưng ông Trương Quân Xã cho rằng, đây chỉ là những phỏng đoán không chính xác. Trên tàu sân bay, nhiệt độ bề mặt của khóa dây không thể đạt 300 độ C, khóa dây sử dụng lớp phủ màu hồng càng nhiều là để thuận lợi cho việc quan sát và nhận biết.  
Nhưng ông Trương Quân Xã cho rằng, đây chỉ là những phỏng đoán không chính xác. Trên tàu sân bay, nhiệt độ bề mặt của khóa dây không thể đạt 300 độ C,  khóa dây sử dụng lớp phủ màu hồng càng nhiều là để thuận lợi cho việc quan sát và nhận biết.  

Trong lần ra biển thử nghiệm mới đây của tàu sân bay Liêu Ninh, tiêm kích hạm J-15 553 đã thực hiện thành công cuộc cất hạ cánh trên boong tàu.
Trong lần ra biển thử nghiệm mới đây của tàu sân bay Liêu Ninh, tiêm kích hạm J-15 553 đã thực hiện thành công cuộc cất hạ cánh trên boong tàu.

Trong ảnh là chiếc tiêm kích J-15 đang tiếp cận mặt boong phóng tàu Liêu Ninh.
 Trong ảnh là chiếc tiêm kích J-15 đang tiếp cận mặt boong phóng tàu Liêu Ninh.

Bộ phận móc cáp trên J-15 đã móc thành công vào cáp hãm đà thứ 2 hoặc 3 của tàu Liêu Ninh và nhanh chóng dừng lại.
Bộ phận móc cáp trên J-15 đã móc thành công vào cáp hãm đà thứ 2 hoặc 3 của tàu Liêu Ninh và nhanh chóng dừng lại.

Kỹ thuật viên tàu Liêu Ninh kiểm tra chiếc J-15 chuẩn bị cho cuộc phóng máy bay.
Kỹ thuật viên tàu Liêu Ninh kiểm tra chiếc J-15 chuẩn bị cho cuộc phóng máy bay.

Tiêm kích hạm J-15 cất cánh thành công lần 2 trên tàu sân bay Liêu Ninh ngày 19/6.
Tiêm kích hạm J-15 cất cánh thành công lần 2 trên tàu sân bay Liêu Ninh ngày 19/6.

Trung Quốc xây nơi huấn luyện phi công tiêm kích hạm

(Kiến Thức) - Thay vì gửi phi công tới Ukraine đào tạo, Trung Quốc có thể sẽ xây dựng trung tâm huấn luyện phi công tiêm kích hạm cho tàu sân bay.

Trung Quốc xây nơi huấn luyện phi công tiêm kích hạm

“Cá mập bay” J-15 TQ mang được bao nhiêu vũ khí?

 “Nguyên mẫu” của J-15 là tiêm kích hạm Su-33 có thể mang 6 tấn vũ khí, vậy thực tế J-15 Trung Quốc có mang được tải trọng tương đương.

“Cá mập bay” J-15 TQ mang được bao nhiêu vũ khí?

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới