Cặp duối "không tuổi" thuộc sở hữu ông Đào Văn Sự (Hải Phòng), ông đã tạo tác cây duối trong nhiều năm để có thế độc đáo như hiện nay.
Được biết cây duối tên “Phúc ấm đại gia” có nguồn gốc từ Huế. Thoạt nhìn tác phẩm này không lớn nhưng có thể coi là một tuyệt tác duối nghệ thuật. Cây được những nghệ nhân xưa tạo tác, nuôi trồng trong chậu từ nhỏ và làm theo lối cây cổ nên cuốn hút người xem từ ngay lần dầu. Thân cây già cỗi nhìn như da voi, cây hai thân chung một gốc. Các tay cành, bông tán phân chia hợp lý từ gốc lên ngọn để tác phẩm khoe được thân (cốt). Đặc biệt, ngọn cây là hình “quả phúc” lớn hơn những bông tán khác với chủ ý về một gia đình hạnh phúc, con cháu sum vầy…
Bên cạnh đó trong vườn cây cảnh của ông Sự còn có tác phẩm duối “Mẫu cổ trường sinh”. Thoạt nhìn, cây như một đại thụ thu nhỏ. Để có được dáng thế như hiện tại chủ nhân cây cảnh đã phải mất gần 20 năm tạo tác. Cây “Mẫu cổ trường sinh" được làm theo lối cổ của các nghệ nhân xưa, tay cành ở dưới lớn.
Cây duối cổ “Phúc ấm đại gia” có tuổi đời trên 100 năm và được các nghệ nhân xưa ở Huế trồng, tạo tác trong chậu từ nhỏ. Thân cây già cỗi nhìn như da voi. Duối là dòng thân gỗ, nó có thể sống trường tồn hàng nghìn năm nên được gọi là cây “không tuổi”.
Theo đánh giá của những người chơi cây cảnh, đây là tác phẩm duối có tay cành rất đẹp và bông tán tròn đều, khó có một tác phẩm nào có bông tán đẹp hơn cây này.
Cây tuy lớn nhưng lại có dáng uốn lượn rất mềm mại. Các tay cành, bông tán bên trên như một người mẹ vươn ra che chở cho đàn con bên dưới. Mặc dù cây nhiều bông tán và tay cành nhưng người nghệ nhân đã khéo léo làm theo lối cây cổ nên nhìn tứ diện, mặt nào cây cũng khỏe được thân.
Trước đó, siêu cây cảnh "Long đàn Phượng vũ" thuộc sở hữu của ông Vũ Văn Mai (Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc). Nhiều người chơi cây cảnh phải trầm trồ, thán phục khi cây có thế độc – lạ. Được biết cây duối cổ này được ngã giá 2 tỷ nhưng chủ nhân vẫn chưa bán.