Vẻ đẹp đầy ma mị của phi cơ F-22 Raptor giữa đêm

Vẻ đẹp đầy ma mị của phi cơ F-22 Raptor giữa đêm

(Kiến Thức) - Xét riêng về mặt ngoại hình, khó có thể phủ nhận được vẻ đẹp hớp hồn của dàn chiến cơ Mỹ.

 Bay đêm là một kỹ năng không phải phi công nào cũng có thể làm được và đây cũng là một trong những kỹ năng bay khó nhất đối với các phi công. Nguồn ảnh: Aviation.
Bay đêm là một kỹ năng không phải phi công nào cũng có thể làm được và đây cũng là một trong những kỹ năng bay khó nhất đối với các phi công. Nguồn ảnh: Aviation.
Phần khó khăn nhất khi bay đêm chính là quá trình cất-hạ cánh. Mặc dù các phi cơ F-22 Raptor đều được trang bị hệ thống điện tử hỗ trợ rất tốt nhưng việc hạ cánh giữa đêm tối như mực, mất hoàn toàn các vật chuẩn và không quan sát được địa vật dưới mặt đất luôn là vấn đề khó khăn. Nguồn ảnh: Youtube.
Phần khó khăn nhất khi bay đêm chính là quá trình cất-hạ cánh. Mặc dù các phi cơ F-22 Raptor đều được trang bị hệ thống điện tử hỗ trợ rất tốt nhưng việc hạ cánh giữa đêm tối như mực, mất hoàn toàn các vật chuẩn và không quan sát được địa vật dưới mặt đất luôn là vấn đề khó khăn. Nguồn ảnh: Youtube.
Để có thể thực hiện các bài bay đêm dễ dàng hơn, các phi công F-22 Raptor nói riêng và hầu hết các phi công quân sự của Mỹ nói chung đều được trang bị kính nhìn đêm, đảm bảo họ có được tầm nhìn tốt khi bay trong điều kiện thiếu ánh sáng. Nguồn ảnh: Sploid.
Để có thể thực hiện các bài bay đêm dễ dàng hơn, các phi công F-22 Raptor nói riêng và hầu hết các phi công quân sự của Mỹ nói chung đều được trang bị kính nhìn đêm, đảm bảo họ có được tầm nhìn tốt khi bay trong điều kiện thiếu ánh sáng. Nguồn ảnh: Sploid.
Những chiếc F-22 Raptor đầu tiên được ra đời từ năm 1996. Kể từ đó tới nay, F-22 được coi là "xương sống" của lực lượng Không quân Mỹ dù rằng chiếc phi cơ này không chinh chiến nhiều mà chỉ được Mỹ mang ra để "dọa" là chính. Nguồn ảnh: Aircombat.
Những chiếc F-22 Raptor đầu tiên được ra đời từ năm 1996. Kể từ đó tới nay, F-22 được coi là "xương sống" của lực lượng Không quân Mỹ dù rằng chiếc phi cơ này không chinh chiến nhiều mà chỉ được Mỹ mang ra để "dọa" là chính. Nguồn ảnh: Aircombat.
Có giá lên tới 150 triệu USD mỗi chiếc và tổng chương trình nghiên cứu tốn tới 66,7 tỷ USD, hiện tại trong tay không quân Mỹ đang có 195 chiếc F-22 trong đó có 187 chiếc được sản xuất hàng loạt và 8 chiếc là hàng thử nghiệm. Nguồn ảnh: Aviation.
Có giá lên tới 150 triệu USD mỗi chiếc và tổng chương trình nghiên cứu tốn tới 66,7 tỷ USD, hiện tại trong tay không quân Mỹ đang có 195 chiếc F-22 trong đó có 187 chiếc được sản xuất hàng loạt và 8 chiếc là hàng thử nghiệm. Nguồn ảnh: Aviation.
F-22 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy F119-PW-100 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.410km/h. Đặc biệt nó có thể đạt tốc độ vượt âm 1.963km/h mà không cần đốt nhiên liệu lần 2. Nguồn ảnh: Pinterest.
F-22 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy F119-PW-100 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.410km/h. Đặc biệt nó có thể đạt tốc độ vượt âm 1.963km/h mà không cần đốt nhiên liệu lần 2. Nguồn ảnh: Pinterest.
F-22 thiết kế khoang vũ khí trong thân để đảm bảo tối ưu cho khả năng tàng hình. Với nhiệm vụ đối không, F-22 mang được 8 tên lửa không đối không tầm ngắn - tầm trung. Còn nhiệm vụ đối đất thì nó mang 2 tên lửa đối không và 8 bom có điều khiển 110kg. Nguồn ảnh: Youtube.
F-22 thiết kế khoang vũ khí trong thân để đảm bảo tối ưu cho khả năng tàng hình. Với nhiệm vụ đối không, F-22 mang được 8 tên lửa không đối không tầm ngắn - tầm trung. Còn nhiệm vụ đối đất thì nó mang 2 tên lửa đối không và 8 bom có điều khiển 110kg. Nguồn ảnh: Youtube.
Tuy được đánh giá là tiêm kích tối tân nhất thế giới, bất kỳ một phi công nào cũng mong ước được lái F-22. Nhưng có những thời điểm phi công Mỹ rất sợ phải lái F-22 do lỗi thiếu oxy trong khoang lái. Nguồn ảnh: Aviations.
Tuy được đánh giá là tiêm kích tối tân nhất thế giới, bất kỳ một phi công nào cũng mong ước được lái F-22. Nhưng có những thời điểm phi công Mỹ rất sợ phải lái F-22 do lỗi thiếu oxy trong khoang lái. Nguồn ảnh: Aviations.
Những vấn đề mà F-22 gặp phải như thiếu dưỡng khí khiến phi công chóng mặt, choáng váng đã được không quân Mỹ cố gắng khắc phục trong thời gian vừa qua. Dù vậy, vết nhơ về việc "không cho phi công vượt độ cao 7600 mét vì thiếu... dưỡng khí" sẽ mãi là nỗi ám ảnh với những chiếc F-22 Raptor này. Nguồn ảnh: Nellis.
Những vấn đề mà F-22 gặp phải như thiếu dưỡng khí khiến phi công chóng mặt, choáng váng đã được không quân Mỹ cố gắng khắc phục trong thời gian vừa qua. Dù vậy, vết nhơ về việc "không cho phi công vượt độ cao 7600 mét vì thiếu... dưỡng khí" sẽ mãi là nỗi ám ảnh với những chiếc F-22 Raptor này. Nguồn ảnh: Nellis.
Hình ảnh một chiếc F-22 Raptor của Không quân Mỹ phá bức tường âm thanh khi đạt tốc độ siêu âm. Nguồn ảnh: Iam.
Hình ảnh một chiếc F-22 Raptor của Không quân Mỹ phá bức tường âm thanh khi đạt tốc độ siêu âm. Nguồn ảnh: Iam.
Video: Cận cảnh phi cơ F-22 cất cánh giữa màn đêm.

GALLERY MỚI NHẤT