Về Côn Sơn, uống nước thiêng Giếng Ngọc hơn 700 năm

Nước Giếng Ngọc được dùng phục vụ các lễ tiết tại chùa Côn Sơn và khách hành hương về chiêm bái, xin nước để được gột rửa bụi trần, cầu mong sức khỏe, bình an.

Trong những ngày đầu xuân, hơn 12 vạn du khách đã đến tham quan Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Nhiều người trong số họ đã tìm đến Giếng Ngọc để uống nước thiêng.
Giếng Ngọc nằm ở chân núi Kỳ Lân, kế bên Lầu Quán Thế Âm, phía sau Côn Sơn cổ tự luôn là một trong những điểm đến của du khách khi đến Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc. Từ người lớn đến trẻ nhỏ khi đến Giếng Ngọc thường xin nước uống để mong cầu may mắn trong năm mới.
Ve Con Son, uong nuoc thieng Gieng Ngoc hon 700 nam
Du khách xin nước Giếng Ngọc, chùa Côn Sơn. 
Ông Đỗ Xuân Thăng, du khách đến từ TP Hải Dương cho biết, mỗi lần về Côn Sơn, ông đều lên Giếng Ngọc làm lễ và xin nước uống. “Uống nước Giếng Ngọc trong mát, ngọt lành tâm cảm thấy thanh thản hơn”, ông Thăng nói.
Đại diện Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cho biết, Giếng Ngọc là huyệt mạch có ý nghĩa quan trọng về tâm linh của khu di tích Côn Sơn. Đây là tụ mạch của nước nguồn từ núi Kỳ Lân.
Truyền thuyết kể rằng, từ thời hồng hoang, Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát đã chọn Côn Sơn là một trong những nơi để ngự dưới trần gian. Chúng sinh muôn loài ở đây thành tâm dựng thảo am thờ Phật Bà dưới chân núi Côn Sơn, sớm tối cung kính dâng hương hoa khiến Phật Bà cảm động mà nhỏ nước cam lồ tạo thành Giếng Ngọc để chúng sinh tẩy trần...
Ve Con Son, uong nuoc thieng Gieng Ngoc hon 700 nam-Hinh-2
 
Ve Con Son, uong nuoc thieng Gieng Ngoc hon 700 nam-Hinh-3
Nhiều người uống nước Giếng Ngọc. 
Ve Con Son, uong nuoc thieng Gieng Ngoc hon 700 nam-Hinh-4
Một số người dùng nước giếng để rửa tay mong cầu một năm nhiều may mắn. 
Thế kỷ XIII, trụ trì chùa Côn Sơn là Huyền Quang tôn giả, vị tổ thứ 3 của thiền phái Trúc Lâm thời Trần, sau khi xây dựng chùa Côn Sơn với nhiều công trình kiến trúc quy mô, hoành tráng và hàng trăm pho tượng Phật nguy nga lộng lẫy...nhưng vẫn trăn trở vì chùa còn thiếu nguồn nước thanh tịnh cho việc cúng lễ và mộc dục tượng pháp.
Chuyện kể rằng một đêm rằm tháng bẩy, sau khi đăng đàn Lễ Vu lan báo hiếu, Tổ Huyền Quang về trai phòng nghỉ thì mơ thấy một tiên ông râu tóc bạc phơ, tay trống gậy trúc, tự xưng là "Chủ thần long mạch núi Côn Sơn". Tiên ông nói với Tổ Huyền Quang: "Ta biết tâm nguyện của nhà sư muốn tìm nguồn nước quý để cúng Phật, tẩy trần...". Rồi Tiên ông dẫn Thánh tổ Huyền Quang về sau chùa, đến đầu núi Côn Sơn, Tiên ông chỉ cho viên ngọc sáng lấp lánh dưới lùm cây xanh.
Ve Con Son, uong nuoc thieng Gieng Ngoc hon 700 nam-Hinh-5
Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng rải tiền lẻ xuống giếng 
Tổ Huyền Quang vừa lúc với tay nhặt viên ngọc thì tiếng chuông chùa vang lên làm tổ tỉnh giấc. Trời sáng, Thánh tổ kể lại giấc mơ lạ cho các tăng ni nghe rồi cùng lên núi xem chỗ có viên ngọc. Khi phát quang bụi rậm thấy hiện ra mạch nước trong vắt, nếm thử thấy ngọt, mát, khoan khoái lạ thường. Tổ Huyền Quang về chùa làm lễ tạ sơn thần đã ban cho nguồn nước quý, rồi cho khơi sâu, mở rộng, dùng đá làm kè thành giếng và đặt tên là Giếng Ngọc.
Hơn 700 năm qua, nước Giếng Ngọc vẫn tràn đầy, xanh trong như mắt Kỳ Lân. Các nhà khoa học đánh giá đây là nguồn nước sạch nhất vùng Chí Linh, đạt tiêu chuẩn là nước khoáng thiên nhiên.
Nước Giếng Ngọc được dùng phục vụ các lễ tiết tại chùa Côn Sơn và phục vụ khách hành hương về chiêm bái, xin nước để được gột rửa bụi trần, cầu mong sức khỏe, bình an.

>>> Mời độc giả xem thêm video Những tượng đá gây tranh cãi trong di tích lịch sử quốc gia

00:0000:0000:00
00:00
 

Nguồn video: VTV24

Huyền bí chuyện cá thần ở giếng cổ màu ngọc bích

Không chỉ xanh trong màu ngọc bích vô cùng đẹp mắt, nước ở giếng còn mát lành, mang vị ngọt tự nhiên.

Không chỉ được biết đến với dân ca quan họ nổi tiếng khắp xứ Kinh Bắc, Bắc Ninh còn là nơi chứa đựng nhiều di tích, thắng cảnh lâu đời và mang màu sắc huyền bí.

Nằm dưới chân hai dãy núi Kim Lĩnh và Kim Sơn có một ngôi làng Việt cổ mang tên làng Diềm (thuộc xã Hòa Long, TP. Bắc Ninh).Tại đây có quần thể Đền Cùng - Giếng Ngọc vô cùng linh thiêng, địa điểm thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan và viếng lễ.

Những địa điểm thấm đẫm huyền thoại ở thành Cổ Loa

Mang nhiều yếu tố kỳ ảo, truyền thuyết về thành Cổ Loa đã in dấu trong tâm thức của người Việt suốt nhiều thế hệ. Ngày nay, dấu tích của truyền thuyết này vẫn còn hiện diện tại nhiều địa điểm khác nhau ở tòa thành huyền thoại.

Nhung dia diem tham dam huyen thoai o thanh Co Loa
 1. Bao quanh di tích Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), những đoạn tường thành bằng đất là dấu tích trực quan nhất về thành Cổ Loa xưa. Theo truyền thuyết, tòa thành này có 9 vòng xoáy trôn ốc, là một cấu trúc phòng thủ cực kỳ hiệu quả. Quân Triệu Đà đã nhiều lần vây hãm nhưng không thể chiếm thành. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới