Về ăn Tết thời dịch: Người xa quê nói gì về quy định tréo ngoe

Dù có nhu cầu rất lớn về quê ăn tết sau một năm khó khăn do dịch bệnh, nhiều người xa quê vẫn “vướng” bởi nhiều địa phương ban hành những quy định… tréo ngoe.

Băn khoăn chuyện ở hay về
Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang cận kề, với nhiều người xa quê hương, nhu cầu “về quê ăn tết” rất lớn. Tuy nhiên, không ít người băn khoăn chuyện ở hay về khi nhiều địa phương ban hành những quy định tréo ngoe, thậm chí vận động người xa quê hương tạm thời không về quê nếu không thật sự cần thiết hay yêu cầu người xa quê phải về trước tết 22 ngày.
Chị Thu Nga đang làm việc tại quận Thanh Xuân (Hà Nội) có quê ở TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cảm thấy buồn khi đọc thư ngỏ của Thành phố Thanh Hóa vận động người xa quê không trở về dịp Tết.
Ve an Tet thoi dich: Nguoi xa que noi gi ve quy dinh treo ngoe
 Ảnh minh họa.
Theo đó, thành phố Thanh Hóa có thư ngỏ kêu gọi người dân tích cực vận động và thông báo cho con em, người thân trong gia đình đang sinh sống, học tập, công tác xa quê biết được tình hình phức tạp của dịch bệnh và "tạm thời không trở về quê nếu không thực sự cần thiết, nhất là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2022".
“Dù lãnh đạo thành phố lên báo giải thích chỉ là vận động chứ không phải cấm người dân xa quê về quê ăn tết nhưng bản thân tôi cũng rất phân vân có nên về quê ăn tết hay không. Một năm xa quê hương và không trở về do dịch bệnh kéo dài, tôi cũng muốn về quê sum họp gia đình, ăn tết đoàn viên và coi đó là việc cần thiết. Tuy nhiên, theo khuyến cáo thì không rõ việc tôi về quê ăn tết có được xem là cần thiết hay không nên rất băn khoăn”, chị Nga nói.
Tương tự, anh Lê Thanh Nam quê ở Quảng Nam đang sinh sống tại Hà Nội cho biết, khi đọc chỉ thị do Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ban hành về việc tổ chức đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 cho biết, mỗi dịp tết đến, bản thân anh muốn đưa gia đình về quê, trong khi người thân ở nhà cũng mong đợi để cả gia đình đoàn viên. “Dù tỉnh vận động người sinh sống, làm việc ở nơi có dịch không trở về địa phương khi không cần thiết nhưng tôi cho rằng, tết sum họp cùng gia đình là cần thiết nhất nên vẫn sẽ về và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng chống dịch bệnh”, anh Nam cho biết.
Quanh năm tất bật với công việc nhiều khó khăn do dịch bệnh, dịp tết Nguyên Đán đến gần, anh Nguyễn Ngọc Sáu ở TP HCM lại nôn nao nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết và muốn về quê ăn tết cũng gia đình. Tuy nhiên, khi đọc văn bản hỏa tốc do UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành yêu cầu người chưa tiêm đủ vắc xin phải thực hiện cách ly y tế tại nhà 14 ngày, nếu không đủ điều kiện cách ly tại nhà phải cách ly tập trung và phải thực hiện xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên hoặc PT-PCR 3 lần, bản thân anh Sáu lại quyết định không về quê nữa.
“Dù rất muốn về quê nhưng với quy định phòng dịch trên, trong khi con cái mình còn nhỏ chưa được tiêm vắc xin khi về buộc phải cách ly rất mệt mỏi, phiền hà nên gia đình tôi lại quyết định không về quê ăn tết nữa”, anh Sáu nói.
Anh Văn Tú quê ở Quảng Trị hiện đang sinh sống ở vùng cam Hà Nội cho biết, nếu anh và gia đình về quê theo quy định dù đã tiêm đủ vắc xin phòng COVID-19 nhưng vẫn phải cách ly tại nhà tối thiểu 7 ngày. Tết theo quy định được nghỉ có từng đó ngày nếu về nhà phải cách ly không được đi thăm họ hàng thì mất đi nhiều ý nghĩa nên anh Tú cũng đang phân vân chuyện có nên về quê ăn tết hay không.
Một vấn đề khiến anh Tú lo ngại không chỉ từ quy định tréo ngoe mà còn từ tâm lý kỳ thị người xa quê ở vùng dịch phức tạp ở quê nhà còn khá nặng nề. “Giờ vẫn còn nhiều người có tâm lý ngại người từ vùng dịch về quê. Bởi vậy nếu có về cũng khó gần gũi với mọi người như trước”, anh Tú nói.
Một số người xa quê khác cho rằng, trước tình trạng nhiều địa phương ban hành các quy định tréo ngoe, thậm chí không đúng với tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ do đó, Chính phủ cần phải có văn bản chỉ đạo thống nhất tại các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho những người xa quê về ăn tết.
“Tết không chỉ là để vui chơi mà còn là dịp sum họp gia đình. Không thể mỗi địa phương ban hành quy định một kiểu. Nhiều địa phương yêu cầu người trở về quê phải cách ly, tự theo dõi, phải xét nghiệm trong khi các địa phương khác chỉ khuyến cáo người dân về quê đón Tết phải thực hiện đầy đủ 5K, không tụ tập đông người, không rượu bia để làm sao bảo đảm công tác phòng chống dịch ở địa phương”, anh Trần Văn Đạt, một người dân xa quê bày tỏ ý kiến.
Chuyên gia y tế: “Cần tránh mỗi nơi làm một kiểu”
Trao đổi với báo chí, PGS. TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, người dân và các địa phương phải thực hiện về quê ăn Tết “theo Nghị quyết 128”.
"Việc này cần thực hiện theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Y tế, tránh mỗi nơi làm một kiểu, chỉ xét nghiệm chỉ cần thiết với người có nguy cơ như tiếp xúc ca nhiễm, có triệu chứng sốt, ho, khó thở..., chứ không phải người từ Hà Nội là cần xét nghiệm; Bộ Y tế có hướng dẫn theo dõi sức khỏe và cách ly tại nhà rồi, chúng ta cứ theo đúng quy định của Bộ Y tế", PGS. TS Trần Đắc Phu cho biết.
Theo PGS. TS Trần Đắc Phu, nội dung hướng dẫn về việc đi lại cho người dân giữa các địa phương có cấp độ dịch khác nhau, NQ 128 quy định, chỉ người dân ở vùng dịch cấp 3 trở lên mới phải tuân thủ các điều kiện về tiêm chủng và xét nghiệm của Bộ Y tế, vùng dịch cấp 1, 2 đi lại bình thường, chỉ cần thực hiện 5K.
TS Nguyễn Huy Nga, chuyên gia dịch tễ, nguyên Cục Trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, việc xét nghiệm, bắt người về quê cách ly không có tác dụng phòng dịch trong bối cảnh hiện nay. Thậm chí việc xét nghiệm làm tăng chi phí phòng dịch, gây bất tiện cho người dân trong đi lại.
Theo ông Nga, ý thức người dân mới là quan trọng, việc ngăn sông, cấm chợ không còn phù hợp. Người dân cần tuân thủ các biện pháp phòng bệnh 5K, nâng cao ý thức giữ gìn bản thân và công đồng.
“Người dân có quyền đi lại, nhà nước không cấm, nhưng địa phương cấm là sai. Các địa phương hiện nay không nên cực đoan hay lợi dụng dịch bệnh để đưa ra các quy định gây phiền toái cho người dân. Những người đã tiêm 2 mũi vắc xin thì không nên có biện pháp ngăn cấm đi lại, cách ly. Do đó, địa phương đưa ra các quy định trái với Chính phủ, gây phiền toái cho người dân thì cần phải chấn chỉnh kịp thời, để tạo điều kiện cho người dân về quê ăn Tết”, ông Nguyễn Huy Nga trao đổi với báo chí.

>>> Mời độc giả xem thêm video WHO khuyến cáo về thuốc chữa sốt rét trong điều trị Covid-19 :

Nguồn: THĐT

Đưa “boss” về quê ăn Tết và 1001 biểu cảm không thể nhịn cười

(Kiến Thức) - Đủ loại phương tiện, vật dụng đã được mang ra làm hành trang giúp các "boss" chó mèo có một chuyến về quê ăn Tết thoải mái nhất.

Dua “boss” ve que an Tet va 1001 bieu cam khong the nhin cuoi
Tết thực sự đã đến rất gần và hành trang về quê của mỗi người lại khác nhau. Ngoài mua bánh kẹo, đặc sản về cho người thân thì có không ít người lại phải mang theo các "boss" chó mèo cùng đồng hành.  

“Về quê ăn Tết”, các bạn trẻ hết hồn với loạt ám ảnh

(Kiến Thức) - Về quê ăn Tết là điều mà bất cứ ai cũng muốn thực hiện, tuy nhiên đi kèm với có rất nhiều những nỗi khổ.

“Ve que an Tet”, cac ban tre het hon voi loat am anh
 Tết là dịp để người con xa quê đoàn tụ cùng gia đình sau cả năm bôn ba kiếm sống. Thế nhưng, nhiều người cũng phải chuẩn bị tâm lý cho hàng tá chuyện "nhức cả đầu" mà dường như năm nào cũng lặp đi lặp lại, không phải chuyện này thì là chuyện kia.

Trắng đêm chờ về quê ăn Tết, nỗi sợ của giới trẻ

(Kiến Thức) - Chờ đợi, ngủ vạ vật ở các ga tàu, bến xe là cảnh tượng năm nào cũng có của dòng người về quê ăn Tết.

Trang dem cho ve que an Tet, noi so cua gioi tre
 Cứ đến mỗi dịp cận Tết, nhiều người lại sống trong nỗi "nơm nớp lo sợ" về những tấm vé về quê ăn Tết.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.